1. Tính cấp thiết của đề tài:
1.2 Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng:
1.2.5 Mục tiêu của chuỗi cung ứng:
Chuỗi cung ứng được xây dựng nên nhằm giải quyết hai mục tiêu. Mục tiêu thứ nhất là nhằm loại bỏ toàn bộ những lãng phí ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể đưa tới người dùng cuối sản phẩm với chất lượng, giá thành tốt nhất. Qua đó tạo nên sự khác biệt trong mắt khách hàng cho doanh nghiệp và các thành viên trong chuỗi với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Mục tiêu thứ hai cũng là mục tiêu tối quan trọng. Đó là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn bộ mạng lưới cung ứng. Giá trị mà chuỗi cung ứng tạo ra là sự chênh lệch giữa giá trị của sản phẩm cuối trong mắt khách hàng và giá trị mà chuỗi bỏ ra để làm hài lòng nhu cầu của họ. Có thể nói, lợi nhuận mà chuỗi cung ứng mang lại chính là tổng lợi nhuận mà các thành phần trong toàn mạng lưới tạo nên. Chuỗi cung ứng càng được coi là hiệu quả nếu lợi nhuận tổng mà nó mang lại cho doanh nghiệp càng cao. Do đó, nhà quản trị chuỗi cung ứng cần lưu ý không chỉ giảm thiểu tối đa chi phí mà doanh
nghiệp phải bỏ ra mà còn phải đưa ra được giải pháp tiếp cận để tối đa hóa giá trị mà chuỗi cung ứng tạo ra cho khách hàng.
Nếu nhà quản lý vận dụng được điều trên, chuỗi cung ứng sẽ đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích cả về mặt tài chính (gia tăng giá trị sản phẩm tới tay người tiêu dùng) cũng như về lợi thế cạnh tranh (tạo nên sự khác biệt trong mắt khách hàng) trên thị trường mà họ tham gia.