CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Đối với chính phủ Việt Nam
Hình thành chuỗi cung ứng toàn cầu của Việt Nam
Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã và đang hình thành và thực hiện chuỗi cung ứng toàn cầu rất hiệu quả trên nhiều thị trường.
Một ví dụ điển hình đó là thị trường viễn thông với sự phát triển nhanh chóng của Tập đoàn Viettel. Mặc dù được coi là ―lính mới‖ khi so với Tập đoàn Bưu chính viễn thông (VNPT) nhưng bằng những chiến lược phát triển của mình, Viettel đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể cả về doanh số, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, vượt qua VNPT. Bên cạnh đó, với 26 triệu khách hàng tính đến 2016, Viettel được đánh giá nằm trong số 30 tập đoàn viễn thông có lượng khách hàng lớn nhất (theo GSMA Intelligence).
Tháng 8/2018, tập đoàn Viettel chính thức bước sang giai đoạn thứ 4, sau 3 giai đoạn phát triển thần tốc kéo dài gần 30 năm (giai đoạn 1: 1989 – 1999, giai đoạn 2: 2000 – 2010, giai đoạn 3: 2010 – 2018). Chiến lược của Viettel khi bước sang giai đoạn 4 (2018 – 2030) là duy trì tốc độ tăng trưởng 10 – 15% trở thành tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu, là doanh nghiệp Viễn thông và Công nghiệp công nghệ cao hàng đầu Việt Nam. Mục tiêu tới 2030, Viettel lọt vào top 150 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, trong đó top 10 về Viễn thống và Công nghệ thông tin, top 20 về công nghệ điện tử viễn thông, top 50 về công nghiệp an toàn, an ninh mạng…
Từ điển hình trên, có thể thấy nhiều tập đoàn kinh tế có đủ năng lực để hình thành nên chuỗi cung ứng toàn cầu về nhiều loại hàng hoá của Việt Nam
có lợi thế trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Vấn đề là nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ để kết nối các tập đoàn này với Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, trở thành phần chính trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp phần mềm quốc tế, trong đó có Microsoft. Để làm được điều này, cần có sự đồng lòng hợp tác giữa cả hai bên, các tập đoàn lớn làm đầu tàu dẫn đường còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ động với tinh thần hợp tác tin cậy cùng phát triển.
Nhà nước với việc hình thành chuỗi cung ứng
Những năm gần đây, để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, liên kết theo chuỗi, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ như thành lập các quỹ hỗ trợ về khoa học và công nghệ, phát triển kinh doanh và giảm thuế cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức các trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ, vườn ươm công nghệ. Nhờ đó, số lượng doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh và theo đó là đóng góp của khối tư nhân vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua.
Hiện nay, điều mà nhà nước cần làm là hoàn thiện chính sách để đảm bảo tính hệ thống và khả thi, đồng thời thực thi các chính sách tốt hơn thay vì ban hành thêm chính sách mới, nhằm đem lại lợi ích nhiều hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm ra phương án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu hiệu quả hơn. Trong đó có đề tài nghiên cứu ―Enhancement of Vietnam Supporting Industries‖ do Viện nghiên cứu Mitsubishi hợp tác với Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương. Nội dung của đề tài là kiến nghị ứng dụng mô hình của Nhật vào các doanh nghiệp nội địa. Mỗi tỉnh, thành phố có hai trung tâm hỗ trợ doanh
nghiệp là Trung tâm khuyến công thuộc Sở Công thương và Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tuy nhiên, theo đề tài nghiên cứu này, hai trung tâm này hoạt động đều kém hiệu quả. Nguyên nhân là do không có đủ nguồn lực và tài chính, máy móc, thiết bị, chuyên gia tư vấn và doanh nghiệp chưa có điều kiện để tiếp cận tới các trung tâm này.
Chính vì lẽ đó, đề tài nghiên cứu đã đưa ra kiến nghị sát nhập các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp để mở ra Trung tâm công nghệ công cộng địa phương (Local Public Technology Center – LPTC) với đủ chuyên gia giỏi, công nghệ, tài chính. Các trung tâm này được tự chủ về tài chính, được hỗ trợ ngân sách từ địa phương và có thể huy động vốn từ các nguồn tài trợ trong và ngoài nước. Trung tâm này được lập ra với chức năng tiến hành Nghiên cứu và phát triển để phục vụ cho tiến trình công nghiệp hoá, hỗ trợ công nghệ, tài chính cho doanh nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp, khai khoáng. Hiện Nhật Bản đang thực hiện rất thành công mô hình này. Đây là mô hình đáng để nghiên cứu để ứng dụng vào Việt Nam.
Dựa trên điều kiện thực tế tại Việt Nam, phương án trên nên thử nghiệm tổ chức LPTC tại hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vì ở đó tập trung hơn 60% doanh nghiệp tư nhân, có nền tảng cơ sở vật chất ổn định, tiềm lực về kinh tế, tài chính, công nghệ... Sau đó, nếu mô hình này thành công thì có thể nhân rộng và áp dụng tới các tỉnh thành khác.
Bên cạnh đó, để góp phần, tạo điều kiện đưa các doanh nghiệp nội địa tham gia được chuỗi cung ứng toàn cầu của các công ty về công nghệ như Microsoft, Nhà nước cũng cần có những chính sách khuyến khích phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, trình độ người lao động từ đó thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp trên, khuyến khích họ đặt nền tảng của mình tại
Việt Nam. Như đã nêu ở mục 3, Microsoft tạo ra bản quyền điện tử tại các Trung tâm dữ liệu của mình. Các Trung tâm dữ liệu này được Microsoft đặt rải rác tại nhiều nơi trên thế giới. Chính vì thế, Việt Nam hoàn toàn có khả năng thu hút sự quan tâm của Microsoft để đặt một trong các Trung tâm dữ liệu của mình tại đây. Bên cạnh đó, nếu Việt Nam khẳng định được vị thế trung tâm của mình cùng với cơ sở hạ tầng công nghệ, pháp lý, kinh tế phù hợp, Microsoft Việt Nam có thể được nâng lên mức quản lý vùng. Nếu Việt Nam có thể thực hiện được những điều trên, đây sẽ là một điều kiện tốt để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Microsoft nói riêng và nhiều doanh nghiệp phần mềm nói chung.
4.2 Đối với doanh nghiệp trong nƣớc
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang quan tâm nhiều hơn tới chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu, từng bước gia nhập vào các chuỗi cung ứng này.
Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình sản xuất kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Bên cạnh đó, quản trị chuỗi cung ứng luôn được coi là một công cụ cạnh tranh hàng đầu của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ứng dụng tốt công cụ này sẽ giúp cho doanh nghiệp bước được những bước vững chắc trên công cuộc chiếm lĩnh thị trường, xây dựng niềm tin với khách hàng, tăng lợi nhuận và tăng kết nối với các đối tác toàn cầu.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong nước nên có xu hướng tìm kiếm và tham gia vào các chuỗi cung ứng để nắm lấy cơ hội gia tăng lợi nhuận và phát triển bền vững. Việc tham gia và các chuỗi cung ứng uy tín sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội nắm bắt thị trường, xây dựng
niềm tin khách hàng và tạo nên giá trị cho doanh nghiệp, mở đường phát triển trong tương lai.
Chặng đường để tham gia, cho đến việc tạo chuỗi cung ứng thực sự quá khó khăn đối với các doanh nghiệp nhỏ, bởi thiếu thốn mọi yếu tố về năng lực cạnh tranh, vốn, trình độ quản lý… Việt Nam vẫn chưa xây dựng được các chuỗi cung ứng, sản xuất đủ mạnh và quy mô để tạo nền tảng cho các doanh nghiệp tham gia.
Với trên 95% là Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ như hiện tại, đây là bài toán rất khó đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập. Để giải được bài toán này, các doanh nghiệp cần có sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan nhà nước bằng những hành động thiết thực như giảm thủ tục hành chính, có chính sách cơ chế ưu đãi phù hợp để khuyến khích, thúc đẩy các khu vực kinh tế tham gia vào chuỗi sản xuất… Đồng thời cần xây dựng cơ chế riêng về tín dụng hoặc các quỹ bảo lãnh để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi có điều kiện tiếp cận và chủ động nguồn vốn trong triển khai kinh doanh, cũng như xây dựng cơ chế liên kết bền vững trong chuỗi cung ứng.
Để giải quyết những điểm yếu thì rất cần sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị cũng như toàn xã hội. Từ việc xây dựng chính sách cụ thể thiết thực dễ áp dụng vào đời sống, đến việc giảm tối đa các thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy các thành phần kinh tế tích cực tham gia chuỗi, đồng thời khi các đơn vị tham gia chuỗi một cách nghiêm túc thì đều được hưởng các cơ chế chính sách.
4.3 Đối với doanh nghiệp TNCs nƣớc ngoài
Để thực hiện được mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) không những cần có định hướng, chính sách mới đối với FDI, mà còn phải
cập nhật sự biến động về dòng vốn quốc tế chảy vào nước ta có liên quan đến sự thay đổi hình thức và phương thức đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) trong thời đại kinh tế số.
Mua bán - sáp nhập (M&A) trở thành phương thức ngày càng quan trọng trong thu hút FDI.
Nếu như dự án FDI mới phải mất khá nhiều thời gian, thì dự án FDI theo M&A sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí vì đối tác nước ngoài chỉ cần thu thập đầy đủ thông tin về doanh nghiệp trong nước, tiếp xúc và đàm phán theo phương án được bên chào bán đưa ra thông qua tư vấn và môi giới để hai bên đạt được thỏa thuận ―cùng có lợi‖, thì vốn nước ngoài được chuyển vào nước ta mua cổ phần của doanh nghiệp. Khi đã đạt được một tỷ lệ cần thiết thì tham gia quản trị doanh nghiệp.
M&A giao thoa giữa đầu tư trực tiếp với đầu tư gián tiếp. Trường hợp M&A chỉ nằm trong khung khổ thị trường chứng khoán thì thuộc đầu tư gián tiếp, nhưng khi đã tham gia quản trị doanh nghiệp sẽ được coi là đầu tư trực tiếp.
Từ năm 1988 đến 2010, M&A chủ yếu là giữa doanh nghiệp Việt Nam với nhau. Từ năm 2011 đến nay, M&A trở thành phương thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển và chiếm tỷ trọng cao trong vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện.
Từ năm 2011 đến 2013, các tập đoàn của Nhật Bản tham gia thị trường M&A Việt Nam 2,5 tỷ USD vào ngành hàng tiêu dùng và tài chính - ngân hàng.
Năm 2014, Việt Nam có 313 thương vụ M&A với 4,2 tỷ USD. Năm 2015 có 341 thương vụ với 5,2 tỷ USD. Năm 2016 có 611 thương vụ với 5,8
hệ thống siêu thị Metro Việt Nam với giá 879 triệu USD; Tập đoàn Central Group mua Big C Việt Nam với giá 1,14 tỷ USD và thông qua công ty con Power Buy mua 49% cổ phần Công ty NKT để sở hữu Siêu thị Nguyễn Kim.
M&A bất động sản khá sôi động khi Asset cùng AON, BGN mua Keangnam Landmark với giá 723,82 triệu USD; Mapletree Investments mua lại Dự án Kumho Asiana Plaza từ liên doanh Kumho Industrial và Asiana Airlines với giá 215 triệu USD; New Life RE mua lại Khách sạn Duxton Hotel từ Low Keng Huat với giá 49,2 triệu USD.
Năm 2018 (tính đến ngày 20/11), đã có 582 thương vụ M&A của nước ngoài với 7,6 tỷ USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ 2017, chiếm 24,7% vốn đăng ký mới, vốn tăng thêm và mua cổ phần; chiếm 46% vốn thực hiện. Đây là tỷ lệ khá ấn tượng.
Hoạt động M&A đã trở nên sôi động hơn do đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước và do nhiều doanh nghiệp trong nước có đủ tiềm lực, sức hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Đây là xu thế đang tiếp diễn để Việt Nam trở thành thị trường M&A lớn trong khu vực.
Đầu tư thông qua biên giới không góp vốn là phương thức FDI mới đã được thực hiện ở Việt Nam, sẽ nhanh chóng trở thành phương thức quan trọng đối với thu hút FDI.
Chiến lược thương mại và đầu tư của TNCs được thực hiện bằng nhiều phương thức như trực tiếp hoặc thông qua chi nhánh tại một số quốc gia để thực hiện những dự án mới, thông qua M&A để nắm giữ cổ phần đến mức có thể tham gia quản trị doanh nghiệp theo một trong ba hình thức đầu tư chủ yếu: liên doanh, 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh.
tin với big data đã tạo ra cuộc cách mạng về quản trị doanh nghiệp, do đó, các hình thức đầu tư truyền thống có xu hướng giảm dần, một số hình thức, phương thức đầu tư mới đã xuất hiện và đang trở thành phổ biến nhằm tiếp cận thị trường đầu tư có hiệu quả hơn. Sản xuất theo hợp đồng, thuê ngoài dịch vụ, nhượng quyền kinh doanh, cấp phép và quản lý là phương thức đầu tư mới.
Trong thời đại kỹ thuật số, thông qua FDI, TNCs hướng đến mục đích lợi nhuận cận biên thông qua tìm kiếm thị trường tiềm năng, mà không cần góp vốn, được gọi là Phương thức đầu tư nước ngoài không sử dụng vốn chủ sở hữu (NEM) hoặc Hình thức đầu tư mới (NFI), đã được thực hiện ở nhiều nước khi dịch chuyển từ chuỗi cung ứng sản phẩm có giá trị gia tăng thấp sang chuỗi cung ứng sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.
Lý do là, NEM cho phép các TNCs điều phối hoạt động chuỗi cung ứng sản phẩm, tạo cơ hội cho các nhà sản xuất và cung ứng trong nước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu; khoản ―đầu tư‖ của nhà đầu tư nước ngoài thường bao gồm việc cung cấp thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kinh doanh... Một số điển hình được Ngân hàng Thế giới (WB) viện dẫn là Apple (Mỹ) thuê Inventec (Đài Loan) sản xuất một số loại linh kiện thông qua hợp đồng gia công; thương hiệu và hệ thống quản lý Hyatt điều hành khách sạn thuộc sở hữu của doanh nghiệp Nepal; Intel (Mỹ) ký hợp đồng thuê ngoài với Wipro (Ấn Độ) để phát triển phần mềm.
Mặc dù NEM mới được một số nước thực hiện, nên chưa có số liệu thống kê toàn cầu, nhưng Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) ước tính, doanh số hàng năm có thể cao hơn 2.000 tỷ USD.
Do vậy, FDI có hai loại: thông qua góp vốn đầu tư và không góp vốn. Phương thức FDI góp vốn và NEM không loại trừ nhau, mà bổ sung cho
nhau. Một số nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục thực hiện ba hình thức cổ truyền khi thực hiện dự án FDI ở nước khác, trong khi ngày càng nhiều TNCs chuyển sang áp dụng NEM, sau một thời gian nhận thấy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, cần mở rộng kinh doanh, thì TNCs góp vốn bằng cách mua cổ phần hoặc tăng thêm vốn đầu tư.
Các khoản đầu tư theo NEM đang có xu hướng gia tăng vì đưa lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp nước tiếp nhận FDI.
Chiến lược FDI thế hệ mới do WB, Công ty Tài chính quốc tế (IFC) và Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) hợp tác xây dựng đã lưu ý việc Việt Nam cần quan tâm đến NEM khi nhận định: ―Tầm quan trọng của phương thức này đang ngày càng được công nhận rộng rãi. Khi Việt Nam dịch chuyển theo hướng tăng giá trị gia tăng và tăng hội nhập với các chuỗi giá trị toàn cầu, NEM đóng vai trò nòng cốt bằng cách cho phép các tập đoàn đa quốc gia điều phối các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu, trong khi hỗ