CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3 Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu
-Địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại Hà Nội, nơi đặt trụ sở của
Công ty TNHH Microsoft Việt Nam, cùng với đó là sự có mặt của hầu hết các nhà phân phối, đại lý cấp một, các bên đối tác của Microsoft tại Việt Nam.
-Thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu là giai đoạn 2018.
2.4 Các bƣớc thực hiện và thu thập số liệu
Tác giả thực hiện Luận văn theo tuần tự các bước nghiên cứu như sau: -Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu; đề tài khoa học, các bài viết, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tham khảo trên thư viện luận văn…để có cơ sở lý luận về vấn đề chuỗi cung ứng nói chung và chuỗi cung ứng của Tập đoàn Microsoft tại Việt Nam nói riêng.
-Thực hiện thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích chuỗi cung ứng của Microsoft.
-Sau khi phân tích chuỗi cung ứng của Microsoft, những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện mạng lưới cung ứng và giúp nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Việt trong chuỗi cung ứng của Microsoft.
CHƢƠNG 3: PHÂN THÍCH SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG CHUỖI CUNG ỨNG PHẦN MỀM CỦA MICROSOFT
3.1 Giới thiệu chung về Microsoft.
3.1.1 Tập đoàn Microsoft
3.1.1.1 Lịch sử hình thành
Microsoft được thành lập vào năm 1975 bởi Bill Gate và Paul Allen tại thành phố Seatle, Hoa Kỳ. Ban đầu, công ty nhỏ này có tên gọi là Micro-soft với sản phẩm ban đầu là BASIC, ngôn ngữ lập trình đầu tiên dành cho máy tính cá nhân. Tên gọi Microsoft lần đầu tiên xuất hiện vào tháng 10/1975 trong lá thư Bill Gate gửi cho Paul Allen. Một năm sau đó, Microsoft chính thức đăng ký tên thương hiệu như ngày nay. Một số khách hàng tiêu biểu đầu tiên của Microsoft phải kể đến hãng sản xuất máy tính Apple, nhà sản xuất máy tính PET Commodore và Tandy Corporation. Năm 1977, Microsoft cho ra mắt sản phẩm ngôn ngữ thứ hai là Microsoft Fortran. Cũng trong năm này, Bill Gates chính thức trở thành chủ tịch của Microsoft Corp, còn Paul Allen là phó chủ tịch. Những năm sau đó, Microsoft liên tục đạt được nhiều thành tựu to lớn và dần trở thành tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới.
Từ một công ty nhỏ với hai người sáng lập đều là sinh viên, trong đó một người bỏ dở chương trình học tại Trường đại học danh giá nhất thế giới. Tới nay, Microsoft đã trở thành tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực phần mềm, dịch vụ và giải pháp công nghệ thông tin. Sản phẩm phần mềm chính của hăng là hệ điều hành cho máy tính, thiết bị thông minh, các ứng dụng phần mềm trên hệ điều hành cho máy tính,…
3.1.1.2 Thị trường và những thành tựu tiêu biểu đạt được
Microsoft là một tập đoàn phần mềm mà các sản phẩm của nó được hơn 90% máy tính cá nhân trên thế giới sử dụng. Tập đoàn cũng là một trong những công ty tiên phong trong cuộc cách mạng máy tính cá nhân. Chính cuộc cách mạng này đã mở ra cánh cổng cho sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đồng thời đưa Microsoft lên vị trí hàng đầu như ngày nay. Hiện Microsoft đã có mặt trên toàn thế giới. Microsoft đặt chi nhánh ở hơn 90 quốc gia và được phân loại thành 6 khu vực: Bắc Mỹ; Châu Mỹ Latinh; Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi; Nhật Bản; Châu Á Thái Bình Dương và Trung Hoa Lục Địa. Tập đoàn phần mềm còn có các trung tâm điều hành tại Dublin, Ireland; Humacao, Puerto Rico; Reno, Nevada, Hoa Kỳ và Singapore. Những trung tâm này có nhiệm vụ cấp giấy phép bản quyền, sản xuất, cũng như là quản lý và công tác hậu cần.
-Những thành tích đạt được:
Microsoft là nhà cung cấp những phần mềm và dịch vụ giúp cho con người có thể giao tiếp với nhau, thực hiện công việc, giải trí và kiểm soát cuộc sống. Trải qua 4 thập kỷ, cuộc cách mạng công nghệ đã làm con người thay đổi cách tiếp cận và chia sẻ thông tin, thay đổi cách làm việc cũng như cách quản lý công việc. Cuối cùng là nó làm cho thế giới thu hẹp lại và con người có thể tiếp cận với nhau hay tiếp cận với thông tin ở bất cứ nơi nào họ muốn.
Doanh thu của Microsoft trong năm 2018 đã vượt ngưỡng 100 tỉ USD với con số ấn tượng là 110,4 tỉ USD. Thông qua những hoạt động kinh doanh và những hoạt động hỗ trợ cộng đồng, Microsoft đang dần cải thiện hình ảnh của mình trong cộng đồng và xã hội.
3.1.2 Công ty TNHH Microsoft Việt Nam
-Tên gọi: Công ty TNHH Microsoft Việt Nam
-Địa chỉ: Tầng 16, Capital Tower, 109 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, Việt Nam; -Website: https://www.microsoft.com/vi-vn/
-Tổng giám đốc: Ông Phạm Thế Trường, bổ nhiệm từ Tháng 1/2018.
3.1.2.1 Lịch sử hình thành:
Được biết đến là công ty phần mềm và giải pháp hàng đầu thế giới, Microsoft có tầm ảnh hưởng quan trọng, đóng góp hỗ trợ nền kinh tế tại nhiều quốc gia. Microsoft có mặt tại Việt Nam từ năm 1996 với tư cách là văn phòng đại diện. Sau đó 10 năm, Tập đoàn hàng phần mềm hàng đầu thế giới mới thành lập công ty với tên gọi là Công ty TNHH Microsoft Việt Nam. Công ty hoạt động như một công ty con thuộc Tập đoàn Microsoft cho tới nay.
3.1.2.2 Sứ mệnh:
Mục tiêu hàng đầu của công ty là hỗ trợ thúc đẩy phát triển ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam thông qua các khoản đầu tư lớn vào các đổi mới và giáo dục. Suốt 23 năm qua, Microsoft bằng những nỗ lực của mình, phối hợp cùng Chính phủ Việt Nam đã xây dựng nên một ngành công nghệ thông tin lành mạnh, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế xã hội. Nhiệm vụ đầu tiên của Microsoft Việt Nam chính là hỗ trợ thúc đẩy hoạt động kinh doanh bản quyền phần mềm Microsoft tại Việt Nam, Lào, Campuchia. Microsoft cùng với hơn 500 đối tác tại Việt Nam đã trở thành một phần không nhỏ trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, góp phần mở ra nhiều cơ hội cho cộng đồng. Bên cạnh đó, bằng việc tạo nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh, Microsoft cũng là một trong những doanh nghiệp quốc tế có
những hoạt động nhằm hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Trong đó, tập đoàn đặc biệt lưu ý tới những ưu tiên phát triển kinh tế trong phát triển nhân lực với mục tiêu xây dựng, đẩy mạnh năng lực phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thúc đẩy triển khai các dịch vụ điện tử.
Ngoài ra, Microsoft còn cam kết thực hiện các hoạt động vì cộng đồng nhằm tạo ra những cơ hội phát triển kinh tế xã hội thông qua vai trò lãnh đạo về những vấn đề thuộc các chính sách về công nghệ và xã hội. Mong muốn của Tập đoàn là được đem kinh nghiệm và kỹ năng của mình hợp tác với Việt Nam, để hai bên tiếp tục đạt được những bước tiến về kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ năng trở thành một nền kinh tế tri thức.
3.1.2.3 Các sản phẩm, dịch vụ chính
Các sản phẩm dịch vụ của Microsoft hiện đang phân phối tại Việt Nam được chia thành 3 nhóm chính phần mềm cho máy tính cá nhân, phần mềm cho máy chủ doanh nghiệp và dịch vụ tích hợp điện toán đám mây.
-Phần mềm cho máy tính cá nhân là các phần mềm cung cấp dịch vụ dành cho người dùng cá nhân. Các phần mềm tiêu biểu thường được sử dụng đó là hệ điều hành Windows (Windows 7, Windows 8.1, Windows 10…), bộ ứng dụng văn phòng Office (Word, Excel, Powerpoint, Outlook…). Ngoài ra, trên thị trường, mỗi phần mềm Windows và Office đều có các phiên bản khác nhau phục vụ các nhu cầu, mục đích sử dụng khác nhau của người dùng. Ví dụ, hệ điều hành Windows có các phiên bản như Windows Home dành cho khách hàng cá nhân dùng tại hộ gia đình, Windows Pro dành cho khách hàng cá nhân sử dụng trong doanh nghiệp. Tương tự với Windows, bộ ứng dụng Office cũng có rất nhiều gói sử dụng khác nhau như Office Home and Student dành cho người dùng cá nhân và sinh viên, Office Standard dành cho người dùng doanh nghiệp tiêu chuẩn, Office Professional Plus dành cho người dùng
doanh nghiệp nâng cao… Đặc biệt, sản phẩm mới nhất trong dòng sản phẩm ứng dụng văn phòng của Microsoft là Office365. Bộ sản phẩm mang trong mình nhiều cải tiến hơn so với các gói sản phẩm trước của Microsoft, bao gồm toàn bộ các ứng dụng trong bộ Office và các sản phẩm cộng tác, truyền thông hợp nhất như Exchange Online, Sharepoint Online, Teams, OneDrive for Business, mạng xã hội doanh nghiệp Yammer. Office365 được xem như một giải pháp ứng dụng văn phòng hoàn hảo dành cho doanh nghiệp hay cá nhân muốn tối đa hóa năng suất làm việc.
-Phần mềm cho máy chủ là các phần mềm đặc biệt dành riêng cho cấp doanh nghiệp. Các phần mềm này cung cấp dịch vụ và được cài đặt đặt trên máy chủ (server). Chúng có nhiệm vụ xử lý những vấn đề phức tạp hơn nhiều so với máy tính cá nhân. Các sản phẩm tiêu biểu trong nhóm này là Windows Server (Windows Server 2008, Windows Server 2008R2, Windows Server 2012, Windows Server 2012R2 và Windows Server 2016), SQL Server (SQL Server 2012, SQL Server 2014, SQL Server 2016, SQL Server 2017). Về chức năng, Windows Server có chức năng gần tương tự với Windows, đó là hệ điều hành giúp vận hành máy tính. Tuy nhiên, Windows Server có nhiều tính năng đặc thù dành cho doanh nghiệp như tính bảo mật cao, khả năng mã hóa,… Sản phẩm SQL Server là hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ của Microsoft với chức năng cơ bản là lưu trữ dữ liệu do nhu cầu sử dụng các phần mềm khác trên máy chủ.
-Dịch vụ tích hợp điện toán đám mây là các sản phẩm được xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây. Trong đó tiêu biểu là sản phẩm dịch vụ mới mang tên Azure và sản phẩm Office365 phiên bản hỗ trợ giải pháp đám mây. Dịch vụ Azure là một bộ sưu tập các dịch vụ điện toán đám mây do Microsoft cung cấp. Trong đó, sản phẩm cung cấp hơn 500 các dịch vụ khác nhau, cho
phép doanh nghiệp xây dựng, triển khai và quản lý cho hầu như mọi giải pháp công nghệ thông tin.
Trên đây là các dòng sản phẩm chính mà Microsoft hiện đang cung cấp tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, không giống như các hàng hóa thông thường, các sản phẩm của Microsoft không bị giới hạn bởi tính hiện hữu vật lý. Chính vì vậy, các sản phẩm của hãng rất đa dạng về hình thức, bao gồm cả sản phẩm hữu hình và vô hình. Microsoft chia các sản phẩm của mình thành 4 hình thức chính: OEM, FPP, OLP và CSP.
-OEM (Original Equipment Manufacturer) theo định nghĩa của Microsoft là các sản phẩm phần mềm được tích hợp sẵn, bán kèm bộ cài khi khách hàng mua các thiết bị máy tính. Người dùng thường nhận biết loại sản phẩm này qua các tem bản quyền đã được dán trên thiết bị. Mỗi bản quyền phần mềm chỉ được sử dụng cho chính thiết bị đó, không thể chuyển đổi giữa các thiết bị với nhau. Ví dụ như Windows Personal/Windows SL thường được đi kèm khi bán với các máy tính xách tay tầm trung của hãng Asus.
-FPP (Full Package Production) là các sản phẩm phần mềm được đóng gói, bên trong thường bao gồm bản quyền phần mềm, hướng dẫn sử dụng và đĩa cài đặt (nếu có). Các sản phẩm này thường được bày bán tại các chuỗi cửa hàng máy tính, siêu thị điện máy với hình thức bán lẻ tới tay ngýời dùng cá nhân. Týõng tự nhý loại OEM, các phần mềm bán theo dạng FPP không thể chuyển đổi giữa các thiết bị với nhau. Sản phẩm tiêu biểu của hình thức này là Office Home and Business, Office Home and Student, Windows 10 Pro (Dạng đĩa cài)…
-OLP (Open License Production) là hình thức được ưa chuộng nhất của Microsoft, thường được gọi là bản quyền mở. Loại hình cung cấp này thường
phù hợp với các doanh nghiệp vừa và lớn. Các sản phẩm theo hình thức này hoàn toàn không có hiện hữu vật lý, người dùng sẽ không nhận được hộp đựng hoặc đĩa cài giống như hai hình thức trên. Bản quyền phần mềm và bộ cài đều được quản lý trên hệ thống Volume Licensing Service Center (VLSC) mà Microsoft sẽ cung cấp khi bàn giao cho người dùng thông qua kênh email. Người dùng phải tải bộ cài về thiết bị, cài đặt và sử dụng key bản quyền có trên hệ thống để kích hoạt và sử dụng. Ngoài ra, khác với hai hình thức trên, bản quyền phần mềm dạng OLP có thể chuyển đổi giữa các thiết bị với nhau để tiếp tục sử dụng. Sản phẩm tiêu biểu được bán theo hình thức OLP là các sản phẩm Windows, Office dành cho doanh nghiệp như Windows Pro, Office Standard, Office Professional Plus…
-CSP (Cloud Solution Production) là hình thức mới được Microsoft đưa ra trong 2 năm gần đây, ứng dụng công nghệ điện toán đám mây. Đây là hình thức tương tự như OLP ở cách cung cấp bản quyền, sản phẩm không có hiện hữu vật lý, bộ cài, key bản quyền đều được quản lý trên một hệ thống riêng biệt của Microsoft. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở công nghệ điện toán đám mây chính là việc người dùng không bắt buộc phải tải phần mềm, cài đặt tại thiết bị của mình mà thay vào đó họ có thể sử dụng trực tiếp trên trang dịch vụ của hãng. Sản phẩm tiêu biểu trong hình thức này chính là dịch vụ Azure và gói sản phẩm Office365.
3.1.2.4 Các đối tượng khách hàng chính
Tại thị trường Việt Nam, đối tượng khách hàng chính mà Microsoft hướng tới chính là các doanh nghiệp bao gồm tư nhân và nhà nước. Trong đó, Tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới này chia tập khách hàng của mình thành 4 nhóm chính: CA, SMB, GOV và EDU.
-CA (Corporate Agreement) là khối khách hàng doanh nghiệp lớn, thường là các tập đoàn đa quốc gia hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có quy mô lớn theo định nghĩa của Microsoft. Một số khách hàng tiêu biểu trong khối này như Samsung, LG, Panasonic, Canon, Hòa Phát, Hà Đô...
-SMB (Small and Medium Business) là khối khách hàng doanh nghiệp
vừa và nhỏ theo định nghĩa của Microsoft. Các khách hàng trong khối này thường là doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam với quy mô vừa và nhỏ. Đây là tập khách hàng chính của hãng tại thị trường. Một số khách hàng tiêu biểu trong khối như Công ty TNHH Matsuo Việt Nam, Công ty TNHH Valqua Việt Nam, Công ty TNHH VINACAD…;
-GOV (Government) là khối khách hàng Nhà nước bao gồm các cơ
quan, Bộ, Sở, các Ban ngành.
-EDU (Education) là khối khách hàng thuộc mảng giáo dục, thường là
các trường Đại học hoặc các cơ sở giáo dục đạt đủ các tiêu chí mà Microsoft đưa ra. Một số khách hàng tiêu biểu của khối Giáo dục như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, …
Trên đây là những thông tin chung nhất về Tập đoàn Microsoft, Microsoft Việt Nam. Với những thông tin đã nêu, tác giả hy vọng giúp người đọc hiểu được những nét cơ bản nhất về lịch sử hình thành, quá trình phát triển, đặc biệt là các sản phẩm, nhóm khách hàng chính trong chuỗi cung ứng của Microsoft.
Ngoài ra, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả sẽ tập trung đi sâu vào phân tích chuỗi cung ứng của Microsoft đối với các sản phẩm bản quyền điện tử hình thức OLP và CSP. Bởi không giống như hàng hóa thông thường, các
sản phẩm này không có hiện hữu vật lý mà hoàn toàn vô hình. Chính vì vậy, chuỗi cung ứng cho loại hình sản phẩm này cũng rất khác, có nhiều điểm mới so với hàng hóa hữu hình.
3.2 Chuỗi cung ứng phần mềm của Microsoft và sự tham gia của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng
3.2.1 Tổng quan chuỗi cung ứng toàn cầu của Microsoft
Microsoft là một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới, chính vì vậy, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp cùng với đó cũng rất lớn.