Đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuỗi cung ứng toàn cầu của tập đoàn microsoft nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 69)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trong

trong chuỗi cung ứng

3.3.1 Ưu điểm

Trong chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp Việt Nam với vai trò là nhà phân phối và đại lý luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, tìm kiếm và chốt đơn hàng với khách hàng. Bên cạnh đó, các nhà phân phối và đại lý luôn biết cách hợp tác, duy trì mối quan hệ, cùng với sự hỗ trợ từ Microsoft Việt Nam để chuỗi cung ứng hoạt động được hiệu quả.

3.3.2 Nhược điểm

Xuyên suốt chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với một số vấn đề còn tồn tại như sau:

3.3.2.1 Độ trễ trong khâu đặt hàng:

Mặc dù các bước trong chuỗi cung ứng của Microsoft đều được ứng dụng các phần mềm hệ thống hỗ trợ tiên tiến. Nhưng các doanh nghiệp đại lý và phân phối đôi lúc vẫn thường gặp phải tình trạng đặt hàng chậm. Quá trình nhập thông tin đặt hàng bắt buộc phải do con người thực hiện. Bởi vậy, quá trình nhập liệu không thể tránh được các sai sót dẫn đến tình trạng sót đơn hoặc sai thông tin khiến đơn hàng không được chuyển tới bước tiếp theo. Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp cần chấn chỉnh, đào tạo các kỹ năng cho nhân viên của mình trở nên chuyên nghiệp hơn, khắc phục những vấn đề còn tồn tại.

3.3.2.2 Hỗ trợ kỹ thuật sau bán hàng chưa hiệu quả:

Một trong những vấn đề mà khách hàng của Microsoft thường gặp phải đó là tình trạng không được hỗ trợ xử lý kỹ thuật một cách triệt để. Nguyên nhân là nhân viên kỹ thuật chưa cập nhật được toàn bộ các kỹ năng, kiến thức cần thiết cho sản phẩm mới. Để khắc phục tình trạng này, Microsoft Việt

Nam thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo kỹ năng, kiến thức cho tất cả các đối tác của mình từ nhà phân phối cho tới đại lý. Các hoạt động này sẽ góp phần bổ sung kiến thức cần thiết về sản phẩm mới để có đại lý và phân phối có thể hỗ trợ được các vấn đề của khách hàng.

3.3.2.3 Thông tin đến với người tiêu dùng không đầy đủ:

Một vấn đề thường gặp trong chuỗi cung ứng của Microsoft tại Việt Nam đó là tình trạng người tiêu dùng không được tiếp cận thông tin đầy đủ. Đây chính là lý do khiến cho nhiều khách hàng trở nên khó khăn trong việc quyết định thay thế các phần mềm lậu sang phần mềm bản quyền. Bởi họ chưa được tiếp cận đến những kiến thức cần thiết, lợi ích mà quyết định này có thể mang lại hoặc thậm chí là chưa nắm được hậu quả pháp lý của việc sử dụng phần mềm không bản quyền. Ngoài ra, khách hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các kiến thức, công nghệ được cập nhật trong sản phẩm mới. Chính vì vậy, để giải quyết các vấn đề này, Microsoft thường xuyên phối hợp với các đối tác của mình tổ chức nên các sự kiện, hội thảo để đưa tới những cập nhật mới cho khách hàng của mình.

3.3.3 Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Mặc dù cạnh tranh thị trường bản quyền phần mềm Microsoft còn nhiều căng thẳng tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có cơ hội đặt chân vào chuỗi cung ứng cũng như lĩnh vực hết sức năng động này. Bởi, Microsoft luôn có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia trở thành đối tác chính thức của mình. Để trở thành một đối tác của Microsoft, doanh nghiệp cần đạt được một số yêu cầu như: kinh doanh tối thiểu 75% giải pháp IT cho đối tác thứ ba độc lập, hoạt động kinh doanh ít nhất 5 năm, vượt qua một số bài kiểm tra chứng chỉ trong một số lĩnh vực nhất định. Chỉ cần đạt được các tiêu chí trên, một doanh nghiệp có thể trở thành

đối tác chính thức của Microsoft và hưởng những chính sách ưu đãi dành cho đối tác chính thức.

3.4. So sánh chuỗi cung ứng của Microsoft tại thị trƣờng Singapore với thị trƣờng Việt Nam

Tại Đông Nam Á, Singapore và Việt Nam đều là những thị trường tiềm năng của Microsoft. Khoa học công nghệ phát triển cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và ngành phần mềm máy tính đã tác động rất lớn đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt là đối với một quốc gia phát triển, hiện đại mà không nhờ tài nguyên khoáng sản như Singapore. Đảo quốc sư tử được Ngân hàng Thế giới (World Bank) xếp hạng là điểm đến kinh doanh thuận lợi hàng đầu trong 10 năm liên tục (2005 – 2015). Chính nhờ vào lợi thế về tốc độ phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp phần mềm mà Singapore được Microsoft lựa chọn để đặt Cơ quan phụ trách khu vực tại thị trường Đông Nam Á. Chuỗi cung ứng của Microsoft tại Singapore được thể hiện như sau:

Có thể thấy, về cơ bản, Microsoft áp dụng một mô hình chuỗi cung ứng ở cả thị trường Singapore và Việt Nam. Đây là mô hình cung ứng mà Microsoft áp dụng trên toàn cầu. Tuy nhiên, điểm khác biệt duy nhất đó là Microsoft Singapore đảm nhiệm cả 2 nhiệm vụ Tiếp nhận đơn đặt hàng từ phân phối và Chăm sóc, hỗ trợ khách hàng, hỗ trợ đào tạo nhà phân phối và các đại lý đồng thời thúc đẩy kinh doanh hàng hóa tại thị trường.

Tóm lại, tại thị trường Singapore nói riêng và hầu hết các thị trường trên toàn cầu nói chung, đối với các sản phẩm Bản quyền điện tử, Microsoft áp dụng một mô hình cung ứng chung để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Làm được điều đó là nhờ Microsoft đã tận dụng tối đa được những ưu điểm của hàng hoá cũng như sự tiên tiến trong công nghệ.

CHƢƠNG 4: HÀM Ý CHÍNH SÁCH GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA MICROSOFT

4.1 Đối với chính phủ Việt Nam.

Hình thành chuỗi cung ứng toàn cầu của Việt Nam

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã và đang hình thành và thực hiện chuỗi cung ứng toàn cầu rất hiệu quả trên nhiều thị trường.

Một ví dụ điển hình đó là thị trường viễn thông với sự phát triển nhanh chóng của Tập đoàn Viettel. Mặc dù được coi là ―lính mới‖ khi so với Tập đoàn Bưu chính viễn thông (VNPT) nhưng bằng những chiến lược phát triển của mình, Viettel đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể cả về doanh số, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, vượt qua VNPT. Bên cạnh đó, với 26 triệu khách hàng tính đến 2016, Viettel được đánh giá nằm trong số 30 tập đoàn viễn thông có lượng khách hàng lớn nhất (theo GSMA Intelligence).

Tháng 8/2018, tập đoàn Viettel chính thức bước sang giai đoạn thứ 4, sau 3 giai đoạn phát triển thần tốc kéo dài gần 30 năm (giai đoạn 1: 1989 – 1999, giai đoạn 2: 2000 – 2010, giai đoạn 3: 2010 – 2018). Chiến lược của Viettel khi bước sang giai đoạn 4 (2018 – 2030) là duy trì tốc độ tăng trưởng 10 – 15% trở thành tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu, là doanh nghiệp Viễn thông và Công nghiệp công nghệ cao hàng đầu Việt Nam. Mục tiêu tới 2030, Viettel lọt vào top 150 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, trong đó top 10 về Viễn thống và Công nghệ thông tin, top 20 về công nghệ điện tử viễn thông, top 50 về công nghiệp an toàn, an ninh mạng…

Từ điển hình trên, có thể thấy nhiều tập đoàn kinh tế có đủ năng lực để hình thành nên chuỗi cung ứng toàn cầu về nhiều loại hàng hoá của Việt Nam

có lợi thế trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Vấn đề là nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ để kết nối các tập đoàn này với Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, trở thành phần chính trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp phần mềm quốc tế, trong đó có Microsoft. Để làm được điều này, cần có sự đồng lòng hợp tác giữa cả hai bên, các tập đoàn lớn làm đầu tàu dẫn đường còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ động với tinh thần hợp tác tin cậy cùng phát triển.

Nhà nước với việc hình thành chuỗi cung ứng

Những năm gần đây, để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, liên kết theo chuỗi, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ như thành lập các quỹ hỗ trợ về khoa học và công nghệ, phát triển kinh doanh và giảm thuế cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức các trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ, vườn ươm công nghệ. Nhờ đó, số lượng doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh và theo đó là đóng góp của khối tư nhân vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua.

Hiện nay, điều mà nhà nước cần làm là hoàn thiện chính sách để đảm bảo tính hệ thống và khả thi, đồng thời thực thi các chính sách tốt hơn thay vì ban hành thêm chính sách mới, nhằm đem lại lợi ích nhiều hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm ra phương án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu hiệu quả hơn. Trong đó có đề tài nghiên cứu ―Enhancement of Vietnam Supporting Industries‖ do Viện nghiên cứu Mitsubishi hợp tác với Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương. Nội dung của đề tài là kiến nghị ứng dụng mô hình của Nhật vào các doanh nghiệp nội địa. Mỗi tỉnh, thành phố có hai trung tâm hỗ trợ doanh

nghiệp là Trung tâm khuyến công thuộc Sở Công thương và Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tuy nhiên, theo đề tài nghiên cứu này, hai trung tâm này hoạt động đều kém hiệu quả. Nguyên nhân là do không có đủ nguồn lực và tài chính, máy móc, thiết bị, chuyên gia tư vấn và doanh nghiệp chưa có điều kiện để tiếp cận tới các trung tâm này.

Chính vì lẽ đó, đề tài nghiên cứu đã đưa ra kiến nghị sát nhập các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp để mở ra Trung tâm công nghệ công cộng địa phương (Local Public Technology Center – LPTC) với đủ chuyên gia giỏi, công nghệ, tài chính. Các trung tâm này được tự chủ về tài chính, được hỗ trợ ngân sách từ địa phương và có thể huy động vốn từ các nguồn tài trợ trong và ngoài nước. Trung tâm này được lập ra với chức năng tiến hành Nghiên cứu và phát triển để phục vụ cho tiến trình công nghiệp hoá, hỗ trợ công nghệ, tài chính cho doanh nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp, khai khoáng. Hiện Nhật Bản đang thực hiện rất thành công mô hình này. Đây là mô hình đáng để nghiên cứu để ứng dụng vào Việt Nam.

Dựa trên điều kiện thực tế tại Việt Nam, phương án trên nên thử nghiệm tổ chức LPTC tại hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vì ở đó tập trung hơn 60% doanh nghiệp tư nhân, có nền tảng cơ sở vật chất ổn định, tiềm lực về kinh tế, tài chính, công nghệ... Sau đó, nếu mô hình này thành công thì có thể nhân rộng và áp dụng tới các tỉnh thành khác.

Bên cạnh đó, để góp phần, tạo điều kiện đưa các doanh nghiệp nội địa tham gia được chuỗi cung ứng toàn cầu của các công ty về công nghệ như Microsoft, Nhà nước cũng cần có những chính sách khuyến khích phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, trình độ người lao động từ đó thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp trên, khuyến khích họ đặt nền tảng của mình tại

Việt Nam. Như đã nêu ở mục 3, Microsoft tạo ra bản quyền điện tử tại các Trung tâm dữ liệu của mình. Các Trung tâm dữ liệu này được Microsoft đặt rải rác tại nhiều nơi trên thế giới. Chính vì thế, Việt Nam hoàn toàn có khả năng thu hút sự quan tâm của Microsoft để đặt một trong các Trung tâm dữ liệu của mình tại đây. Bên cạnh đó, nếu Việt Nam khẳng định được vị thế trung tâm của mình cùng với cơ sở hạ tầng công nghệ, pháp lý, kinh tế phù hợp, Microsoft Việt Nam có thể được nâng lên mức quản lý vùng. Nếu Việt Nam có thể thực hiện được những điều trên, đây sẽ là một điều kiện tốt để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Microsoft nói riêng và nhiều doanh nghiệp phần mềm nói chung.

4.2 Đối với doanh nghiệp trong nƣớc

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang quan tâm nhiều hơn tới chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu, từng bước gia nhập vào các chuỗi cung ứng này.

Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình sản xuất kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Bên cạnh đó, quản trị chuỗi cung ứng luôn được coi là một công cụ cạnh tranh hàng đầu của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ứng dụng tốt công cụ này sẽ giúp cho doanh nghiệp bước được những bước vững chắc trên công cuộc chiếm lĩnh thị trường, xây dựng niềm tin với khách hàng, tăng lợi nhuận và tăng kết nối với các đối tác toàn cầu.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong nước nên có xu hướng tìm kiếm và tham gia vào các chuỗi cung ứng để nắm lấy cơ hội gia tăng lợi nhuận và phát triển bền vững. Việc tham gia và các chuỗi cung ứng uy tín sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội nắm bắt thị trường, xây dựng

niềm tin khách hàng và tạo nên giá trị cho doanh nghiệp, mở đường phát triển trong tương lai.

Chặng đường để tham gia, cho đến việc tạo chuỗi cung ứng thực sự quá khó khăn đối với các doanh nghiệp nhỏ, bởi thiếu thốn mọi yếu tố về năng lực cạnh tranh, vốn, trình độ quản lý… Việt Nam vẫn chưa xây dựng được các chuỗi cung ứng, sản xuất đủ mạnh và quy mô để tạo nền tảng cho các doanh nghiệp tham gia.

Với trên 95% là Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ như hiện tại, đây là bài toán rất khó đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập. Để giải được bài toán này, các doanh nghiệp cần có sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan nhà nước bằng những hành động thiết thực như giảm thủ tục hành chính, có chính sách cơ chế ưu đãi phù hợp để khuyến khích, thúc đẩy các khu vực kinh tế tham gia vào chuỗi sản xuất… Đồng thời cần xây dựng cơ chế riêng về tín dụng hoặc các quỹ bảo lãnh để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi có điều kiện tiếp cận và chủ động nguồn vốn trong triển khai kinh doanh, cũng như xây dựng cơ chế liên kết bền vững trong chuỗi cung ứng.

Để giải quyết những điểm yếu thì rất cần sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị cũng như toàn xã hội. Từ việc xây dựng chính sách cụ thể thiết thực dễ áp dụng vào đời sống, đến việc giảm tối đa các thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy các thành phần kinh tế tích cực tham gia chuỗi, đồng thời khi các đơn vị tham gia chuỗi một cách nghiêm túc thì đều được hưởng các cơ chế chính sách.

4.3 Đối với doanh nghiệp TNCs nƣớc ngoài

Để thực hiện được mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) không những cần có định hướng, chính sách mới đối với FDI, mà còn phải

cập nhật sự biến động về dòng vốn quốc tế chảy vào nước ta có liên quan đến sự thay đổi hình thức và phương thức đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) trong thời đại kinh tế số.

Mua bán - sáp nhập (M&A) trở thành phương thức ngày càng quan trọng trong thu hút FDI.

Nếu như dự án FDI mới phải mất khá nhiều thời gian, thì dự án FDI theo M&A sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí vì đối tác nước ngoài chỉ cần thu thập đầy đủ thông tin về doanh nghiệp trong nước, tiếp xúc và đàm phán theo phương án được bên chào bán đưa ra thông qua tư vấn và môi giới để hai bên đạt được thỏa thuận ―cùng có lợi‖, thì vốn nước ngoài được chuyển vào nước ta mua cổ phần của doanh nghiệp. Khi đã đạt được một tỷ lệ cần thiết thì tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuỗi cung ứng toàn cầu của tập đoàn microsoft nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)