1. Tính cấp thiết của đề tài:
1.2 Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng:
1.2.8 Các xu hướng trong quản trị chuỗi cung ứng:
-Mở rộng chuỗi cung ứng: Theo xu hướng toàn cầu hóa, các doanh
nghiệp ngày càng quan tâm đến việc mở rộng chuỗi cung ứng của mình ra thế giới. Làm được điều này, họ có thể tận dụng được các lợi thế từ các quốc gia có chí phí thấp, nguồn nhân lực giá rẻ để công ty tập trung nguồn lực vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
-Công nghệ: trong nhiều năm trở lại đây, các doanh nghiệp luôn chú
trọng cập nhật, áp dụng công nghệ mới vào chuỗi cung ứng của mình. Nhờ đó, hiệu quả chuỗi cung ứng đạt được nhiều thành tựu, giúp thông tin lưu chuyển trong chuỗi được nhanh chóng và chính xác.
-Thuê ngoài: Thuê ngoài cũng là một xu hướng được nhiều doanh
nghiệp lựa chọn để tối ưu hóa chi phí trong chuỗi. Mỗi doanh nghiệp đều có thế mạnh riêng của mình. Do đó, việc lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, tin cậy sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí lớn so với tự triển khai. Tuy nhiên, các nhà quản lý cần hết sức lưu ý khi lựa chọn đối tác để tránh những rủi ro không đáng có.
-Chuỗi cung ứng xanh: Thân thiện với môi trường hiện đang là xu
hướng toàn cầu không chỉ với chuỗi cung ứng mà còn với nhiều lĩnh vực khác nhau. Thực hiện chuỗi cung ứng xanh nghĩa là các khâu trong chuỗi cung ứng đều phải đáp ứng tiêu chuẩn thân thiện với môi trường. Doanh nghiệp đi theo xu hướng này thường lựa chọn các đối tác sản xuất, công nghệ, đóng gói, vận tải… đạt tiêu chuẩn xanh sạch, bảo vệ môi trường đồng thời giảm tiêu hao năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính CO2.