Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược tuyển dụng nguồn nhân lực của tổng công ty công trình giao thông 8, bộ giao thông (Trang 38 - 40)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Từ kết quả của các cuộc phỏng vấn sâu và các báo cáo, tài liệu tác giả tạo các bản ghi, và lƣu giữ thông tin. Sau đó các dữ liệu đƣợc lọc và sắp xếp lại để tiến hành phân tích.

Đối với các dữ liệu từ các báo cáo sản xuất kinh doanh và các báo cáo liên quan đến nguồn nhân lực của Tổng công ty đang triển khai hoặc đã đƣa vào hoạt động, tác giả tiến hành lựa chọn và lọc các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác phân tích. Sau khi lọc và sắp xếp dữ liệu, tác giả áp dụng các phƣơng pháp để phân tích thực trạng của công tác chuẩn bị nguồn nhân lực trong kế hoạch kinh doanh và các nhân tố ảnh hƣởng.

Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp phân tích và xử lý dữ liệu, cụ thể nhƣ: phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp đối chiếu, so sánh, phƣơng pháp diễn dịch, phƣơng pháp quy nạp… Các phƣơng pháp phân tích chính đƣợc tác giả sử dụng bao gồm:

- Phƣơng pháp thống kê: Sử dụng thống kê số liệu về công tác tuyển dụng và đào tạo của Tổng công ty thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu.

- Phƣơng pháp so sánh: Tác giả so sánh, đánh giá công tác chuẩn bị nguồn nhân lực theo các tiêu chí đánh giá với các Tổng công ty khác về tiến độ, chất lƣợng và tính hiệu quả.

- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Đề tài thực hiện tổng hợp, phân tích và đánh giá trên cơ sở tài liệu, thông tin thu thập đƣợc để đƣa ra quan điểm về chuẩn bị nguồn nhân lực cho Tổng công ty. Từ đó đề xuất các giải pháp cho công tác chuẩn bị nguồn nhân lực cho Tổng công ty. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp bao gồm: phƣơng pháp diễn dịch, phƣơng pháp quy nạp.

- Phương pháp diễn dịch

Phƣơng pháp diễn dịch đi từ tổng quát đến cái cụ thể. Từ một lý thuyết, ngƣời nghiên cứu có thể suy ra đƣợc một cách logic những sự kiện đang diễn ra xung quanh. Phƣơng pháp diễn dịch là một hình thức tranh luận mà mục đích của nó là đi đến kết luận, kết luận nhất thiết phải là hệ quả của các lý do cho trƣớc, các lý do này dẫn đến kết luận và thể hiện qua minh chứng cụ thể.

- Phương pháp quy nạp:

Phƣơng pháp quy nạp hoàn toàn khác với diễn dịch. Trong quy nạp, không có mối quan hệ chặt chẽ giữa các lý do và kết quả. Một kết luận đƣợc rút ra từ một hoặc nhiều minh chứng cụ thể. Các kết luận này giải thích thực tế và thực tế ủng hộ các kết luận này.

Khi quan sát một số trƣờng hợp cụ thể, ta có thể đƣa ra một nhận định tổng quát về toàn bộ các trƣờng hợp đó. Cách thức đi từ trƣờng hợp cụ thể đến lý thuyết tổng quát chính là chiều hƣớng của logic quy nạp. Nhiều lý thuyết đƣợc phát triển thông qua phép quy nạp. Các sự kiện đƣợc quan sát nhiều lần có thể đƣợc ghi nhận nhƣ một mô hình, lý thuyết sẽ mô tả và cố gắng giải thích những mô hình đó.

CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CIENCO 8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược tuyển dụng nguồn nhân lực của tổng công ty công trình giao thông 8, bộ giao thông (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)