Các nhân tố ảnh hƣớng tới công tác tuyển dụng nhân lực của Tổng công ty xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược tuyển dụng nguồn nhân lực của tổng công ty công trình giao thông 8, bộ giao thông (Trang 47 - 52)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Các nhân tố ảnh hƣớng tới công tác tuyển dụng nhân lực của Tổng công ty xây

xây dựng công trình giao thông 8

3.2.1 Môi trường kinh tế

Trong giai đoạn 2010 - 2015, Việt Nam đặt mục tiêu “Đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, đạt đƣợc bƣớc chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đƣa đất nƣớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”. Đồng thời, Việt Nam đặt mục tiêu cao hơn là phấn đấu về cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020. Tức là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng (gọi chung là công nghiệp) và thƣơng mại - dịch vụ (gọi chung là dịch vụ), đồng thời giảm dần tƣơng đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngƣ nghiệp (gọi chung là nông nghiệp). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ làm thay đổi cơ cấu lao động nƣớc ta theo xu hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi.

Nhƣ vậy, thời điểm 2020 là thời điểm có tính bƣớc ngoặt trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam và nền kinh tế đất nƣớc có sự thay đổi

về chất lƣợng trình độ phát triển. Để đạt mục tiêu đó, cần có tăng trƣởng kinh tế cao (có thể ít nhất phải đạt tốc độ tăng trƣởng GDP trung bình 9,0%/năm) để thoát khỏi tình trạng một nƣớc đang phát triển ở trình độ phát triển thấp. Sau hơn 30 năm đổi mới kinh tế, tốc độ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam đã đạt tỷ lệ trung bình 6-7%/năm. Riêng trong năm 2013, mặc dù gặp phải khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, tăng trƣởng kinh tế Việt Nam vẫn đạt con số 5,32% chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Có thể nói tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam đang dần phục hồi trở lại: năm 2014 là 6,5% và dự báo các năm sau đó tăng lên trên 7 % - 12%.

Với sự tăng trƣởng trở lại của nền kinh tế, nhu cầu nhân lực chuyên môn, kỹ thuật trong các ngành công nghiệp sẽ tăng lên nhanh chóng, từ đó đặt ra yêu cầu phải phát triển nguồn nhân lực kịp thời, đáp ứng cho Tổng công ty Cienco 8 trong điều kiện mới.

3.2.2 Môi trường chính trị, pháp luật.

Pháp luật về lao động tác động đến cơ chế và chính sách trả lƣơng của doanh nghiệp, dẫn đến sự thay đổi về mức độ thu hút nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Trong những năm qua, Nhà nƣớc đã xây dựng chiến lƣợc nguồn nhân lực gắn với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, hội nhập kinh tế quốc tế; xác định thật rõ xây dựng nguồn nhân lực là trách nhiệm của các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài của nguồn nhân lực, trong đó có vấn đề khai thác, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, tạo một chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong việc khai thác, đào tạo, sử dụng từ nguồn nhân lực trong công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ … đang dần đƣợc giải quyết.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu nhân lực chuyên môn, kỹ thuật, nhân tài cho doanh nghiệp vẫn rất nghiêm trọng và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, ngành nghề vẫn đang đƣợc Chính phủ và các ngành, doanh nghiệp hết sức quan tâm.

3.2.3 Khoa học – kỹ thuật

Khoa học công nghệ phát triển làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, đòi hỏi ngƣời lao động phải đƣợc trang bị những kiến thức và kỹ năng mới.

Có thể nói, trong những năm gần đây nhờ có chính sách đầu tƣ lớn của Nhà nƣớc vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, chính sách mở cửa thu hút các nguồn vốn, đặc biệt các nguồn vốn ODA chúng ta có điều kiện tiếp cận với các công nghệ mới thông qua xây dựng hàng loạt công trình mới, có quy mô, kỹ thuật hiện đại. Với nền tảng, tiềm lực kỹ thuật chúng ta đã có đƣợc qua việc tổ chức nghiên cứu các chƣơng trình, đề tài khoa học liên quan đến các công nghệ mới, nên việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ thực tế xây dựng các công trình lớn do chuyên gia nƣớc ngoài phụ trách thực hiện rất thuận lợi, chúng ta nhanh chóng làm chủ đƣợc công nghệ nên chỉ sau khi thực hiện một công trình là chúng ta có thể tự mình triển khai vào công trình mới khác.

Nhìn chung, đến nay phần lớn các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và hiện đại của thế giới trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông đã đến Việt nam. Các kỹ sƣ, công nhân Việt Nam đã tiếp cận và nhiều công nghệ đã làm chủ, có thể tự áp dụng vào xây dựng công trình giao thông phức tạp, có mức độ cao nhƣ xây dựng đƣờng sắt cao tốc. Đƣờng sắt trên cao và tầu điện ngầm, cầu hầm có kết cấu phức tạp; cảng biển, sân bay có qui mô lớn chúng ta vẫn chƣa tiếp cận, làm chủ.

Tuy nhiên vẫn có những khó khăn tồn tại ảnh hƣởng đến sự phát triển khoa học công nghệ xây dựng công trình giao thông:

Với cơ chế, chính sách đãi ngộ, sử dụng và đào tạo nhƣ hiện nay, chúng ta ngày càng thiếu cán bộ kỹ thuật có trình độ cao và đội ngũ công nhân lành nghề cũng đã ngày một mai một, điều này ảnh hƣởng đến việc tổ chức triển khai nghiên cứu đón đầu các kỹ thuật, công nghệ mới, đồng thời hạn chế và giảm hiệu quả quá trình thực hiện chuyển giao tiếp nhận công nghệ từ phía nƣớc ngoài.

Việc đầu tƣ kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công trình giao thông còn rất hạn chế, đến nay vẫn chƣa có chƣơng trình trọng điểm dành cho ngành giao thông để tổ chức nghiên cứu những vấn đề khoa học công nghệ đang đặt ra cần giải quyết để kịp thời phục vụ sản xuất. Các kết quả nghiên cứu khoa học vẫn khó có kinh phí để thực nghiệm và chế thử sản phẩm nhằm giúp hoàn thiện và làm chủ công nghệ. Việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ qua các dự án có kỹ thuật, công nghệ hiện đại là con đƣờng nhanh nhất để tiếp thu và làm chủ,

nhƣng hiện nay vẫn chƣa có cơ chế cụ thể bố trí kinh phí trong các dự án đầu tƣ có ứng dụng công nghệ tiên tiến để thực hiện công tác chuyển giao công nghệ, nên nhiều công nghệ, kỹ thuật hiện đại chúng ta đã bỏi lỡ thời cơ tiếp nhận.

Cơ chế, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tƣ nâng cấp thiết bị hiện tại vẫn chƣa cụ thể, nên trình độ của các doanh nghiệp là rất thấp, việc tiếp thu triển khai các công nghệ, kỹ thuật mới, gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

3.2.4 Hệ thống giáo dục và đào tạo

Trong thời gian qua giáo dục Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực: - Hệ thống giáo dục quốc dân đƣợc hoàn thiện hơn với các cấp, bậc học, trình độ đào tạo, các loại hình và phƣơng thức giáo dục. Quy mô giáo dục tăng nhanh, nhất là ở bậc đại học và đào tạo nghề.

- Các loại hình nhà trƣờng ngày càng đƣợc đa dạng hóa, thu hút đƣợc nhiều ngƣời học; các trƣờng công lập đã giữ đƣợc vai trò nòng cốt trong phổ cập giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, quy mô giáo dục ngoài công lập phát triển.

- Giáo dục đại học, cao đẳng cũng ngày càng đƣợc mở rộng về quy mô đào tạo, cơ sở vật chất ngày càng đƣợc nâng cấp, chƣơng trình đào tạo dần dần đƣợc đổi mới. Nền giáo dục đại học Việt Nam mặc dù còn nhiều bất cập và chất lƣợng còn thấp so với các quốc gia tiên tiến nhƣng một mặt đã đáp ứng xu hƣớng thế giới là tiến tới phổ cập giáo dục đại học và đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Đầu tƣ cho giáo dục tại Việt Nam tăng hàng năm. Ngân sách dành cho giáo

dục chiếm một phần lớn trong tổng đầu tƣ quốc gia, tăng hơn 20% mỗi năm, nhanh hơn tốc độ tăng trƣởng của GDP 2.5 lần. Theo Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Tài chính trong năm 2014 ngân sách chi cho giáo dục hơn 4,856 tỷ đồng, tăng 10.5% so với năm 2013 (hơn 4,394 tỷ đồng). Điều đáng chú ý là ngân sách nhà nƣớc dành cho phát triển hệ thống trƣờng đào tạo nghề tăng lên rõ rệt. Điều này chứng tỏ Việt Nam đã coi đào tạo nghề là bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực và lực lƣợng lao động xã hội. Điều này cũng phản ánh qua chiến lƣợc công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phải đẩy mạnh giáo dục đào tạo, trong đó có đào tạo kỹ thuật và dạy nghề.

Mặc dù có sự nâng cao chất lƣợng đáng kể trong những năm gần đây, vấn đề cải cách nền giáo dục và nâng cao chất lƣợng giáo dục vẫn là những chuyện để bàn cãi tranh luận đƣợc quan tâm nhiều tại Quốc hội và cả xã hội. Điều này chứng tỏ ngành giáo dục đào tạo đã không đáp ứng đƣợc nhu cầu đòi hỏi của xã hội, đặc biệt trong thời gian tới. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện chất lƣợng chƣa cao và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập và nhu cầu tuyển dụng lao động chất lƣợng của doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nƣớc cần phải tiếp tục xây dựng chiến lƣợc phát triển đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong giai đoạn phát triển mới.

3.2.5 Thị trường lao động

Theo đánh giá, mặc dù trong những năm gần đây, tỷ lệ lao động trong ngành giao thông đã tăng đáng kể, tuy nhiên nguồn nhân lực ngành giao thông còn nhiều hạn chế cả về số lƣợng và chất lƣợng, chƣa tƣơng xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Đặc biệt là đội ngũ công nhân, những ngƣời lao động trực tiếp trên các công trình rất thiếu về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng. Toàn ngành có 204,000 công nhân lao động, chỉ gấp 2.25 lần số lƣợng cán bộ, viên chức trong ngành, xảy ra tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Hơn nữa tỷ lệ công nhân trong biên chế hoặc có hợp đồng dài hạn cũng chỉ chiếm 37.8%, 20% là hợp đồng ngắn hạn, còn lại phổ biến là sử dụng lao động tự do, lao động nông nhàn. Bên cạnh đó tính chuyên nghiệp của đội ngũ công nhân lao động cũng chƣa cao, số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề chỉ chiếm 11.8%, số thợ bậc cao chỉ có 7%... Các ý kiến đều cho rằng cơ chế chính sách để phát triển, duy trì nguồn nhân lực còn chƣa thỏa đáng, chất lƣợng đào tạo chƣa đạt yêu cầu, tình trạng chảy máu chất xám đang là vấn đề báo động...

Trong những năm vừa qua, do Việt Nam đẩy mạnh cải cách hành chính, làn sóng đầu tƣ trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài ngày càng tăng. Các doanh nghiệp trong nƣớc đƣợc thành lập mới ngày càng nhiều, đã tạo ra một lƣợng cầu nhân lực chất lƣợng cao ngày càng lớn. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng thƣờng ƣu tiên tuyển lao động chất lƣợng cao ngay tại Việt Nam vì lao động Việt Nam là ngƣời am hiểu thị trƣờng, phong tục tập quán, có nhiều mối quan hệ, và có mức lƣơng thấp

hơn so với thuê lao động từ nƣớc khác. Các doanh nghiệp nƣớc ngoài còn sẵn sàng trả mức lƣơng cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp Việt Nam nhằm thu hút nhân tài. Do đó, sự cạnh tranh nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngày càng gay gắt.

3.2.6 Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Hiện nay, Tổng công ty có những đối thủ cạnh tranh lớn, tiêu biểu nhƣ Cienco 1, Cienco 4, Cienco 5,Cienco 6, Tổng công ty xây dựng Thăng Long, Tổng công ty xây dựng công trình đƣờng thủy, Sông Đà, Vinaconex…

Trong nền kinh tế thị trƣờng, nhà quản trị không phải chỉ cạnh tranh về sản phẩm mà còn cạnh tranh về nhân sự. Nhân sự là cốt lõi của hoạt động quản trị. Để tồn tại và phát triển không có con đƣờng nào bằng con đƣờng quản trị nhân sự một cách có hiệu quả. Nhân sự là tài nguyên quý giá nhất vì vậy doanh nghiệp phải lo giữ gìn, duy trì và phát triển. Để thực hiện đƣợc điều này các doanh nghiệp phải có chính sách nhân sự hợp lý, phải biết lãnh đạo, động viên, khen thƣởng hợp lý tạo ra một bầu không khí gắn bó trong doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải có một chiến lƣợc tuyển dụng những nhân sự giỏi và bổ sung những nhân sự thiếu tại các bộ phận nhằm giữ vững sự ổn định về số lƣợng và chất lƣợng nhân sự.

3.2.7 Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.

Tổng công ty cũng có đối thủ tiềm tàng là các tập đoàn xây dựng nƣớc ngoài đã và sẽ tham gia trên thị trƣờng xây dựng giao thông Việt Nam rất mạnh mẽ, có khả năng tài chính cũng nhƣ công nghệ.

Việc thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài nhằm mục tiêu tăng nguồn vốn, tranh thủ công nghệ tiên tiến, thâm nhập thị trƣờng và kỹ năng quản lý. Việc này một mặt tạo ra sức phát triển mới cho các doanh nghiệp trong nƣớc, mặt khác làm cho mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng thêm quyết liệt, phần yếu thế trƣớc mắt thƣờng nghiêng về các doanh nghiệp trong nƣớc, làm giảm cơ hội trúng thầu và giảm mức lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược tuyển dụng nguồn nhân lực của tổng công ty công trình giao thông 8, bộ giao thông (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)