Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.9. Cơ sở khoa học của biện pháp làm giảm nitrat và hóa chất bảo vệ thực vật
-Cơ sở khoa học của biện pháp làm gi ảm nitrat
Đạm (N) là yếu tố đóng vai trò ch ủ đạo trong sản xuất rau, được người trồng ưu tiên sử dụng hơn lân (P) và kali (K). Khi bón đạm (N) vào đất chúng bị nitrat hóa thành amoniac (NH 3). NH3 là nguồn nguyên liệu được cây sử dụng để tổng hợp các hợp chất quan trọng như: axit amin, protein và các v ật chất có đạm khác....Vì vậy, có thể nói không có đạm thì không có s ự sống. Phương trình tổng hợp khái quát quá trình khử nitrat như sau:
NO -Mo NO -Cu, Fe, Mg N O 2 Cu,Fe,MnNH OH Mg,Mn NH 3
3 2 2 2
Quá trình khử nitrat (NO3 -) được thực hiện chủ yếu tại hệ rễ thực vật. Do nhiều nguyên nhân d ẫn đến làm cho quá trình này không th ực hiện được một cách triệt để làm cho nitrat và s ản phẩm của nó (NO2) tồn tại ở môi trường xung quanh: đất, nước, khí quyển và thực vật (Tạ Thu Cúc, 2005 [13)].
Theo các nhà khoa h ọc có tới 20 yếu tố dẫn đến dư lượng nitrat tăng cao trong cây rau và môi trường xung quanh (Tạ Thu Cúc, 2005 [13], Trần Khắc Thi và cs, 2007 [61], 2009 [62]).
Tamme và cs (2006) cho rằng hàm lượng nitrat trong rau phụ thuộc vào đặc tính sinh học cây trồng, cường độ ánh sáng, loại đất, nhiệt độ, độ ẩm, mật độ gieo trồng, sự trưởng thành thực vật, giai đoạn sinh trưởng, thời điểm thu hoạch, kích thước của các bộ phận trên cây , thời gian lưu trữ, và nguồn nitơ (dẫn theo
Hmelak Gorenjak [92]).
Để giảm dư lượng nitrat trong rau, theo Tạ Thị Cúc (2005) [13], những yếu tố gây trở ngại cho quá trình nitrat hóa có th ể điều chỉnh thông qua nhiều biện pháp:
+ Phân bón: là nguyên nhân ch ủ yếu dẫn đến dư lượng NO3- tăng cao trong sản phẩm. Chủng loại phân bón (phân hữu cơ và phân vô cơ), liều lượng dùng, bón phân không cân đối giữa các nguyên tố N, P, K; phương pháp bón. Đặc biệt quá lạm dụng phân đạm vô cơ trong sản xuất rau, bón dạng đạm gốc NO3- sẽ làm cho dư lượng NO3- tăng lên rõ r ệt.
Phương pháp bón phân: bón rãi đều ở độ sâu 15 - 20 cm, trộn đều đất với phân bón, tưới phân thúc làm nhiều lần (4 - 5 lần) sẽ thuận lợi cho quá trình
nitrat hóa.
+ Điều kiện thời tiết khí hậu cũng ảnh hưởng đến quá trình nitrat hóa: nhiệt độ dao động quá lớn, thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn, ánh sáng yếu sẽ làm tăng NO3- trong cây.
+ Độ ẩm thừa hoặc thiếu đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình nitrat hóa. + Đất đai: gieo trồng trên đất nhẹ, tơi xốp (đất cát pha, đất thịt nhẹ) thì sẽ làm giảm dư lượng nitrat trong cây.
+ Giống: chủng loại khác nhau thì sự tích tụ dư lượng NO3- trong cây cũng khác nhau. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính của giống. Ví dụ:
những cây rau trong họ thập tự, họ hòa th ảo, họ cà, họ rau dền, rau bi na và thân lá quả họ bầu bí thường tích lũy nhiều NO3-. Vì vậy, khi đưa ra giống mới cần phải đánh giá dư lượng NO3-.
+ Diện tích dinh dưỡng: khi tăng khoảng cách hàng, khoảng cách cây và diện tích dinh dưỡng cho mỗi cá thể và giảm mật độ gieo trồng trên đơn vị diện tích sẽ hạn chế sự tích tụ dư lượng NO3- trong cây.
+ Phương pháp thu hoạch: muối độc hại thường tích tụ nhiều ở gốc cây, khi thu hoạch phải cắt cao, cắt xa gốc thì dư lượng NO3- sẽ ít hơn.
+ Phương pháp bảo quản và chế biến: bảo quản và chế biến ở nhiệt độ 0oC đến 1oC, dư lượng NO3- giảm đi từ 30 - 67% so với thời gian đầu mới bảo quản.
+ Vệ sinh thực phẩm và kỹ thuật nấu nướng: rau rửa sạch trước khi chế biến, thức ăn nấu nướng bằng áp suất cao thì dư lượng nitrat giảm 3 lần.
- Cơ sở khoa học của biện pháp làm giảm dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật
Sau khi phun rãi thuốc BVTV một thời gian, lượng hoạt chất bám lên cây và tồn tại bên trong cây s ẽ giảm dần do tác động của nhiều yếu tố: do thời tiết (nắng, mưa), do hoạt động phân hủy thuốc của các men thực vật, do sự tăng trưởng của cây. Và lúc này lượng thuốc (hoạt chất) vẫn còn l ưu tồn bên ngoài và bên trong các b ộ phận của cây được gọi là dư lượng thuốc BVTV trên thân, lá, c ủ của cây trồng, càng xa ngày phun rãi thu ốc thì dư lượng của thuốc bên ngoài và bên trong càng giảm thấp (Nguyễn Xuân Giao, 2010 [18]).
Nguyên nhân làm cho dư lượng thuốc BVTV trên rau cao chủ yếu do: - Sử dụng các loại thuốc có độ độc cao và chậm phân hủy, kể cả một số thuốc đã bị cấm sử dụng.
- Phun thuốc nhiều lần không cần thiết và phun với nồng độ cao quá mức quy định.
- Phun thuốc quá gần ngày thu hoạch, thuốc chưa đủ thời gian để phân hủy hết (Nguyễn Mạnh Chinh, 2011 [9]).
Vì vậy, để hạn chế dư lượng thuốc BVTV trong sản xuất rau an toàn theo hướng GAP cần phải tuân thủ các biện pháp sau:
- Không phun, rãi các lo ại thuốc ngoài danh mục các loại thuốc được phép sử dụng ở Việt Nam. Đặc biệt đối với rau an toàn không được sử dụng thuốc nhóm độc I do các loại thuốc này có độ độc cấp tính cao, thời gian lưu tồn lâu, một số thuốc gây độc mãn tính rất nguy hiểm cho sức khỏe người và môi trường.
- Hạn chế sử dụng thuốc nhóm độc II, là những loại thuốc có độ độc cấp tính tương đối cao và cũng chậm phân hủy trong môi trường.
- Nên dùng các lo ại thuốc nhóm độc III, thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, đặc biệt ưu tiên sử dụng các thuốc có nguồn gốc sinh học như thuốc vi sinh, thuốc thảo mộc. Trong đó các thuốc nguồn gốc sinh học là thích hợp nhất đối với rau an toàn do rất ít độc hại với người, mau phân hủy, ít hại thiên địch.
- Cần đảm bảo sử dụng thuốc cho rau an toàn theo nguyên tắc 4 đúng, đó là đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ, liều lượng và đúng cách. Đặc biệt chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
dịch hại nhằm hạn chế hoặc ngăn ngừa sự phát triển của dịch hại.
- Sử dụng các biện pháp cơ giới như làm đất, thời vụ, mật độ, luân canh, xen canh, bón phân, nước tưới, để tạo điều kiện sinh thái thuận lợi cho sinh trưởng và phát tri ển của cây trồng cũng như thiên địch tự nhiên của dịch hại và không thu ận lợi cho sự phát sinh, phát triển, tích lũy và lây lan c ủa dịch hại (Phạm Văn Lầm, 2009 [40]).