Loại rau Đạm urê Supe lân Kaliclorua Phân chu ồng
(kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (tấn/ha)
Cải xanh 162 120 20 10
Hành 150 120 30 10
Xà lách 100 100 0 9
Mướp đắng 120 140 40 6
Dưa chuột 155 180 60 7
Nguồn: Điều tra hộ, 2010
Kết quả ở Bảng 3.4 cho thấy cải xanh là các đối tượng được đầu tư phân đạm nhiều hơn so với các loại rau còn l ại, trung bình 162 kg urê/ha tương đương với 75 kg N/ha. Trong khi phân đạm được nhiều hộ trồng rau sử dụng thì lân và kali ít được đầu tư hơn, nhất là với các loại rau ăn lá. Tuy nhiên lượng phân chuồng đầu tư cho rau ăn lá khá cao trung bình 9 - 10 tấn/ha, trong khi đó lượng phân chuồng bón cho rau ăn quả chỉ có trung bình 5 - 7 tấn/ha. Việc đầu tư nhiều phân chuồng sẽ giúp người trồng rau giảm được lượng phân bón vô cơ, mặt khác trong điều kiện đất đai chủ yếu có thành phần cơ giới nhẹ như ở tỉnh Quảng Bình thì bón nhiều phân chuồng sẽ góp phần cải thiện kết cấu, tăng khả năng giữ nước, giữ phân cho đất.
Loại rau
T ỷ lệ %
Hình 3.2. Thời gian cách ly sau khi bón đạm lần cuối
Nguồn: Điều tra hộ, 2010
Bên cạnh liều lượng bón, thời gian bón đạm lần cuối đến lúc thu hoạch có ý nghĩa quyết định đến chất lượng rau, đặc biệt nó liên quan đến dư lượng nitrat, một trong những tiêu chuẩn được quy định trong sản xuất rau an toàn VietGAP. Thời gian bón đạm lần cuối phụ thuộc vào loại rau và thói quen c ủa người sản xuất.
Kết quả điều tra cho thấy rau ăn lá có thời gian từ bón thúc lần cuối đến thu hoạch ngắn hơn so với rau ăn quả. Đối với rau cải xanh có thời gian cách ly 4 - 5 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất: 37,4%. Hành lá và xà lách có th ời gian cách ly 6 - 7 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất tương ứng với: 33,8% và 36,5%. Mướp đắng và dưa chuột có thời gian cách ly trên 10 ngày chi ếm tỷ lệ cao nhất: 47,9% và 39,2% (Hình 3.2).
Kết quả phân tích dư lượng nitrat của các mẫu cải xanh, hành lá, xà lách, mướp đắng, dưa chuột được thể hiện ở Bảng 3.5. Các loại rau ăn lá có hàm lượng nitrat cao hơn các loại rau ăn quả. Trong đó, rau cải xanh có có hàm lượng nitrat trung bình đạt 619,9 mg/kg, cao nhất trong số các loại rau được phân tích. Trong số 20 mẫu rau cải được phân tích có 7 mẫu vượt quá giới hạn cho phép, chiếm
35% tổng số mẫu phân tích. Tiếp đến là rau xà lách có hàm lượng nitrat trung bình đạt 548,8 mg/kg, trong đó có 4 mẫu vượt giới hạn quy định cho phép, chiếm 26,6% tổng số mẫu phân tích. Dưa chuột có hàm lượng nitrat trung bình đạt 132,4 mg/kg, trong đó có 3 mẫu vượt giới hạn quy định cho phép, chiếm 20% tổng số mẫu phân tích. Hành lá ch ỉ có 2 mẫu vượt quá giới hạn quy định, chiếm 13,3% tổng số mẫu phân tích. Riêng mướp đắng hiện nay chưa có quy định về dư lượng nitrat tối đa cho phép.