Hiệu quả kinh tế của mô hình giống cải xanh số 6

Một phần của tài liệu 2 NGUYEN CAM LONG _ NOI DUNG (Trang 157 - 189)

Đồng Trạch Đức Ninh

Mô hình Mô hình Mô hình Mô hình

CXM số 6 đối chứng CXM số 6 sử đối chứng

Các chỉ tiêu sử dụng cải xanh mỡ dụng phân cải xanh mỡ

phân đạm Trang Nông Wehg Trang Nông

(1000 đồng) (1000 đồng) (1000 đồng) (1000 đồng) Tổng thu 74.000 67.880 81.240 68.920 Tổng chi 30.725 31.407 31.214 29.532 Giống 2000 3000 2000 3000 Phân đạm 1365 1680 797 1680 Phân Wehg - - 490 -

Công phun phân Wehg - - 600 -

Phân lân 1239 420 1239 420 Phân kali 802 240 802 240 Phân chuồng 3000 2000 3000 2000 Vôi 600 - 600 - Công làm đất + bón lót 7000 7000 7500 7500 Công c ấy 4200 5000 5500 5800

Công tưới + tiền điện 6500 6800 4500 4900

Công chăm sóc + phun

thuốc BVTV 1719 2267 1886 1225

Thuốc BVTV 1500 2000 1500 1767

Công thu ho ạch 800 1000 800 1000

Lợi nhuận 43.275 36.473 50.026 39.388

Tóm l ại: Mô hình thực nghiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật đã nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu về sinh trưởng là chiều cao, số lá/cây, đường kính đều cao hơn so với mô hình đối chứng của dân. Năng suất kinh tế mô hình cải xanh mỡ số 6 đạt 18,5 - 20,31 tấn/ha, cao hơn mô hình đối chứng từ 1,53 - 3,08 tấn/ha. Lợi nhuận cao hơn mô hình đối chứng từ 6.802.000 đồng - 10.638.000 đồng/ha. Hàm lượng nitrat và dư lượng nitrat đáp ứng được tiêu chuẩn của sản xuất rau an

3.3.2. Đề xuất quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAPtrên giống cải xanh mỡ số 6 trên giống cải xanh mỡ số 6

Từ kết quả nghiên cứu của các thí nghiệm chúng tôi đề xuất quy trình kỹ thuật sản xuất cải xanh an toàn theo hướng VietGAP tại tỉnh Quảng Bình như sau:

- Chuẩn bị đất:

Chọn đất thịt nhẹ, thịt pha cát, phù sa ven sông, đất giữ được độ ẩm, thoát nước tốt, không bị nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen. Phải xa khu vực chất thải công nghiệp và bệnh viện 2 km, xa vùng ch ất thải của thành phố 200 m. Đất dùng tr ồng cải xanh cần phải bừa kỹ cho đất nhỏ tơi xốp, sau đó lên luống rộng 1,0 - 1,2 m. Chiều cao luống vào vụ Đông Xuân 25 - 30 cm, vào vụ Xuân Hè nên lên lu ống thấp hơn. Đất cần phơi ải và xử lý 300 kg vôi trước khi lên luống 7 - 10 ngày.

- Thời vụ:

Cải xanh có th ể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất nên trồng:

- Vụ Đông Xuân gieo từ tháng 9 đến tháng 1, thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 3 sang năm. Vụ Xuân Hè gieo từ tháng 2 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 7.

-Giống:

Giống cải xanh mỡ số 6 có kh ả năng sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh tốt với điều kiện bất lợi. Ít nhiễm bệnh thối nhũn và vàng lá. Lá to, răng cưa đều, màu xanh vàng, ít cay, ăn sống hay nấu chín. Cho thu hoạch 20 - 25 ngày sau cấy hay 35 - 40 ngày sau gieo. Năng suất 25 - 30 tấn/ha

-Kỹ thuật làm vườn ươm:

Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1 m, cao 25 - 30 cm. Bón lót b ằng phân chuồng hoai mục 2 - 3 kg/m2.

Lượng giống gieo: 1 m2 gieo 1 - 1,2 gam hạt giống

Tuổi cây con có thể trồng được là 16 - 18 ngày hoặc khi cây có kho ảng 3 - 4 lá thật

-Mật độ trồng:

Trồng khoảng cách 15 x 15 cm, trồng 1 cây/hốc để ruộng thông thoáng hạn chế sâu bệnh hại.

-Bón phân:

- Lượng phân bón (tính cho 1ha):

15 tấn phân chuồng hoai + 60 kg N + 60 kg P205 + 40 kg K20. - Lượng phân bón khi sử dụng thêm phân bón Wehg:

15 tấn phân chuồng hoai + 35 kg N + 3,5 lít phân bón Wehg + 60 kg P205

+ 40 kg K20

- Cách bón: Nếu sử dụng phân đạm

+ Bón lót toàn b ộ số phân chuồng + 100% lân + 50% kali + 30% đạm + Bón thúc: L ần 1: Sau trồng 5 ngày: 40% đạm + 30% kali

Lần 2: Kết thúc trước thu hoạch 12 ngày: 30% đạm + 20% kali - Nếu sử dụng phân bón Wehg:

+ Bón lót toàn b ộ số phân chuồng + 100% lân + 50% kali + 30% đạm + Bón thúc: Lần 1: Sau trồng 5 ngày: 70% đạm + 50% kali

Lần 2: Sau trồng 10 ngày phun 3,5 lít phân bón Wehg. -Phòng tr ừ sâu bệnh:

* Sử dụng thuốc thảo mộc hỗn hợp tỏi, ớt, gừng để phòng tr ừ sâu ở mật độ thấp (sâu tơ dưới 20 con/m2, sâu xanh bướm trắng dưới 6 con/m2, bọ nhảy dưới 20 con/m2, rệp dưới 10 con/lá).

* Khi sâu ở mật độ cao thì sử dụng Rholamsuper 50 WSG và Dylan 2.5 EC để phòng tr ừ (sâu tơ ≥ 20 con/m2, sâu xanh bướm trắng ≥ 6 con/m2, bọ nhảy ≥ 20 con/m2, rệp ≥ 10 con/lá).

-Tưới nước:

- Sử dụng nguồn nước tưới sạch, không bị ô nhiễm kim loại nặng và nitrat, thuốc bảo vệ thực vật. Mỗi lần tưới đủ ẩm, đảm bảo độ ẩm đất 70 - 80%. Số lần tưới tùy theo v ụ. Vụ Đông Xuân ngày tưới 1 lần hoặc 2 ngày tưới 1 lần. Vụ Xuân Hè tưới ngày 1 lần, nếu thời tiết nắng to có thể tưới 2 - 3 lần/ngày.

-Thu hoạch:

- Khi thấy cây sắp có ngồng (đòng) thì thu ngay, không được để cải ra hoa. Khi thu hoạch cần loại bỏ các lá gốc, lá già, lá b ị sâu bệnh, chú ý rửa sạch, không để dập nát cho vào bao bì sạch để sử dụng.

KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

1.1. Diện tích sản xuất rau của các nông hộ ở tỉnh Quảng Bình chủ yếu ở quy mô 250 - 500 m2. Cải xanh là đối tượng được trồng nhiều nhất chiếm 20% diện tích. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất rau vẫn còn t ồn tại nhiều hạn chế:

- Mật độ trồng dày so với quy trình; lượng phân đạm bón ở mức cao, trong khi đó lân, kali ít được đầu tư. Số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong một chu kỳ sản xuất còn cao , nhất là ở các loại rau ăn quả; tỷ lệ hộ có thời gian cách ly khi sử dụng phân đạm và thuốc bảo vệ thực vật tuân theo quy trình sản xuất

rau an toàn còn th ấp.

- Hàm lượng N03- trong rau cải xanh cao hơn các rau hành lá, xà lách, mướp đắng, dưa chuột. Có 7/20 mẫu cải xanh có dư lượng nitrat vượt ngưỡng giới hạn cho phép, chiếm 35% . Số mẫu rau bị nhiễm thuốc trừ sâu trên cải xanh cũng đạt cao nhất trong các loại rau, có 5/15 mẫu, chiếm 33,3%.

1.2. Xác định được giống cải xanh mỡ số 6 có nhi ều ưu điểm nổi trội, thích hợp cho sản xuất rau an toàn VietGap trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Giống cải xanh mỡ số 6 có thời gian sinh trưởng dao động từ 40 - 43 ngày, chiều cao trung bình từ 28,50 - 30,58 cm, đường kính từ 31,38 - 35,83 cm, số lá bình quân đạt 9,20 - 10,20 lá/cây. Khả năng chống chịu với sâu bệnh khá, đặc biệt khả năng kháng rệp tốt nhất trong các giống thí nghiệm. Năng suất kinh tế cao nhất trong các giống được khảo nghiệm, đạt trung bình 15,39 - 17,11 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và 20,53 - 23,70 tấn/ha trong vụ Xuân Hè. Hàm lượng nitrat thấp dưới ngưỡng cho phép, cải ăn dòn, không có vị đắng.

1.3. Trồng cải xanh mỡ số 6 với mật độ 44 cây/m2 (tương đương khoảng cách 15 x 15 cm) cho khả năng sinh trưởng tốt, mật độ sâu bệnh gây hại thấp; năng suất, phẩm chất và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở cả hai vụ Đông Xuân và

Xuân Hè.

1.4. Bón 60 kg N trên nền bón 300 kg vôi + 15 tấn phân chuồng hoai + 60 kg P205 + 40 kg K20/ha và thời gian cách ly sau khi bón 12 ngày hạn chế được tỷ lệ sâu bệnh, không làm cho dư lượng nitrat trong rau cải xanh mỡ số 6 vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép nhưng đảm bảo được khả năng sinh trưởng, năng suất

thực thu tương đương với lượng bón 90 kg N và 120 kg N/ha ở cả hai vùng đất cát pha và th ịt nhẹ tại Quảng Bình trong vụ Đông Xuân và Xuân Hè.

1.5. Thay thế 50% lượng phân đạm (70 kg N) bằng phân bón Wehg (3,5 lít/ha) cho năng suất thực thu, hiệu quả kinh tế tương đương với công thức sử dụng 100% lượng đạm (70 N/ha) ở mức có ý nghĩa (P < 0,05). Mặt khác hạn chế được sâu bệnh gây hại và không làm cho dư lượng nitrat trong rau cải xanh mỡ số 6 vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép.

1.6. Thuốc thảo mộc từ tỏi, ớt, gừng có hiệu lực trừ sâu xanh bướm trắng cao tương đương với thuốc trừ sâu sinh học và thuốc trừ sâu hóa học. Hiệu lực trung bình với sâu tơ và hiệu lực thấp đối với rệp muội và bọ nhảy. Sử dụng hỗn hợp thảo mộc ớt, tỏi, gừng có hiệu lực trừ sâu cao hơn so với sử dụng thuốc thảo mộc đơn lẽ. Thuốc trừ sâu sinh học Rholamsuper 50WSG và Dylan 2.5EC có hiệu lực trừ sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, bọ nhảy sọc, rệp muội tương đương với thuốc hóa học Rigell 800WG, tuy nhiên hiệu lực trừ sâu của thuốc sinh học kéo dài hơn so với thuốc trừ sâu hóa học và thảo mộc.

1.7. Mô hình thực nghiệm áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài trên giống cải xanh mỡ số 6 có năng suất cao hơn mô hình sử dụng quy trình kỹ thuật của dân từ 1,53 - 3,08 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn mô hình đối chứng từ 6.802.000 đồng - 10.638.000 đồng/ha. Các tiêu chuẩn về dư lượng nitrat và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật đều đáp ứng được tiêu chuẩn sản xuất rau VietGAP.

2. ĐỀ NGHỊ

2.1. Bố trí giống cải xanh mỡ số 6 vào cơ cấu giống rau của địa phương trong cả hai vụ Đông Xuân và Xuân Hè.

2.2. Áp d ụng kỹ thuật: mật độ 44 cây/m2 (tương đương khoảng cách 15 x 15 cm); thuốc trừ sâu thảo mộc tỏi, ớt, gừng, thuốc trừ sâu sinh học Rholamsuper 50WSG và Dylan 2.5EC; lượng phân bón + 300kg vôi + 15 t ấn phân chuồng hoai + 60 kg N + 60 kg P205 + 40 kg K20/ha hoặc 300kg vôi + 15 tấn phân chuồng hoai + 35 kg N + 3,5 lít phân bón Wehg + 60 kg P205 + 40 kg K20/ha để hoàn thiện sản xuất cải xanh an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại Quảng Bình.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO a. Tài li ệu trong nước

1. Võ V ăn Á, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguy ễn Mạnh Chinh (1998). Tìm hiểu về quản lý tổng hợp dịch hại cây trồng IPM. Nhà xuất bản nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, trang 53.

2. Ngô H ồng Bình, Tô Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Liên Hương, Đặng Hiệp Hòa (2011). Báo cáo khoa h ọc: Kết quả nghiên cứu và ch ọn tạo giống cải làn 8RA02 phục vụ ăn tươi. Viện nghiên cứu rau quả, 18 trang

3.Bộ Khoa học và công ngh ệ (2011). Báo cáo t ổng kết dự án xây dựng mô hình thực hành nông nghi ệp tốt (VIETGAP) để sản xuất rau an toàn t ại Nghệ An. Nghệ An tháng 5/2011. Trang 4.

4. Bộ nông nghiệp và PTNT (2006). Bảo vệ thực vật – Phương pháp điều tra phát hi ện sinh vật hại rau họ hoa thập tự. Tiêu chuẩn ngành, 10TCN923:2006.

5. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008). Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 về việc ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn. Hà Nội

6. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008). Quyết định số 379/2008/QĐ-BNN - KHCN ngày 28/01/2008 về việc ban hành quy trình thực hành s ản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn. Hà Nội

7. Lê Thanh Bồn (2012). Dinh dưỡng khoáng của cây trồng. Giáo trình dùng cho nghiên cứu sinh ngành trồng trọt, Trường Đại học Nông Lâm Huế, trang 6. 8. Võ V ăn Chi (1998). Cây rau làm thu ốc. Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Tháp,

268 trang.

9. Nguyễn Mạnh Chinh (2011). Sổ tay trồng rau an toàn . Nhà xuất bản nông nghiệp. T.P. Hồ Chí Minh 2011, 155 trang.

10. Nguyễn Minh Chung (2012). Nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh. Luận án tiến sĩ, Trường Đại Học Thái Nguyên, 103 trang.

11. Phạm Văn Chương, Gordon Rogers, Phạm Hùng Cương (2008). Mối liên lết giữa nghiên cứu, sản xuất và tiêu th ụ sản phẩm đảm bảo sản phẩm rau quả an toàn ch ất lượng cao cho người tiêu dùng . Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ, Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

12.Cục thống kê Quảng Bình (2010). Niên giám th ống kê tỉnh Quảng Bình 2010 13.Tạ Thu Cúc (2005). Giáo trình kỹ thuật trồng rau. Nhà xuất bản Hà Nội -

2005, 305 trang.

14.Phạm Minh Cương và cộng sự (2005). Nghiên cứu một số biện pháp canh tác hợp lý cho vùng chuyên canh s ản xuất rau an toàn. Tạp chí NN&PTNT, (3/2005)

15.Nguyễn Đình Dũng (2009). Nghiên cứu tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn thực hành nông nghi ệp tốt (VIETGAP) ở huyện An Dương - Hải Phòng . Luận án thạc sĩ kinh tế nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trang 5.

16.Phạm Văn Dư, Nguyễn Mạnh Chinh (2011). Hỏi đáp thực hành nông nghi ệp tốt GAP. Nhà xuất bản nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh-2011.

17.Vũ Thị Đào (1999). Đánh giá tồn dư Nitrat và một số kim loại nặng trong rau vùng Hà N ội và bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của bùn th ải đến sự tích lũy của chúng. Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, trường Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội, 97 trang.

18.Nguyễn Xuân Giao (2010). Kỹ thuật sản xuất rau sạch, rau an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công ngh ệ, trang 23 - 58.

19. Nguyễn Như Hà (2006). Giáo trình phân bón cho cây tr ồng. Nhà xuất bản Nông nghi ệp, Hà Nội, 129 trang.

20.Hoàng Hà (2009). Thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong một số loại rau trên địa bàn Hà N ội và đề xuất một số giải pháp quản lý thuốc bảo vệ thực vật. Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

21.Tô Th ị Thu Hà, Hubert de Bon (2002). Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau của nông dân vùng ven đô: Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ về rau hoa quả giai đoạn 2000 - 2002. Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 281 - 286.

22. Phan Thị Thu Hằng (2008). Nghiên cứu hàm lượng nitrat và kim lo ại nặng trong đất, nước, rau và m ột số biện pháp nhằm hạn chế sự tích lũy của chúng trong rau tại Thái Nguyên. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Thái nguyên, 146 trang.

23. Nguyễn Thị Hai (2011). Thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và gi ải pháp để phát triển bền vững cho sản xuất rau ở Việt Nam. Kỷ yếu hội nghị khoa học Môi trường và Công ngh ệ sinh học năm 2011. Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, Khoa môi trường và công ngh ệ sinh học.

24. Nguyễn Thanh Hải (2009). Tính thích ứng của một số loại rau ở vùng B ắc Trung Bộ. Tạp chí Thông tin và khoa h ọc công nghệ Nghệ An, số 3/2009 25. Nguyễn Văn Hiền, Trần Văn Dinh (1996), Báo cáo k ết quả phân tích hàm

lượng độc tố trong đất và s ản phẩm rau xanh, Viện nghiên cứu rau quả.

26. Nguyễn Thị Hoa (2002). “Tìm hiểu quy luật phát sinh gây hại của sâu bệnh hại chính trên rau vụ Xuân - Hè trên các gi ống dưa leo và xây dựng quy trình phòng tr ừ tổng hợp”. Báo cáo khoa h ọc, chi cục BVTV thành phố Hà Nội. 27. Trần Đăng Hòa, Hu ỳnh Thị Tâm Thúy, Lê Khắc Phúc, Lê Tiến Dũng,

Nguyễn Cẩm Long (2010). Đặc điểm sinh học của rệp bông Aphis Gossypll (Homoptera: Aphididae) trên một số giống khoai môn sọ. Tạp chí Nông nghiệp

Một phần của tài liệu 2 NGUYEN CAM LONG _ NOI DUNG (Trang 157 - 189)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w