CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu 2 NGUYEN CAM LONG _ NOI DUNG (Trang 30 - 33)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Diện tích trồng rau ở tỉnh Quảng Bình những năm gần đây có biến động không l ớn, năng suất rau khoảng 95 đến 100 tạ/ha. Rau được sản xuất trên địa bàn bao gồm các nhóm là rau ăn lá, rau ăn củ và rau gia vị, trong đó diện tích trồng các loại rau ăn lá chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 60% (Phan Thanh Nghiệm,

2013 [48]).

Qua Bảng 1.3 ta thấy diện tích trồng rau chủ yếu tập trung ở các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, Lệ Thủy, Quảng Ninh. Năm 2009 diện tích trồng rau các loại của tỉnh Quảng Bình đạt 5.772 ha, sản lượng là 81.060,5 tạ và năng suất 14,04 tạ/ha. Trong các huyện, thành phố của tỉnh thì Bố Trạch là huyện có di ện tích trồng rau lớn nhất (1728 ha), nhưng sản lượng và năng suất của huyện Lệ Thủy đạt cao nhất, trung bình 74,7 tạ/ha. Nhìn chung, năng suất rau của tỉnh Quảng Bình còn thấp so với năng suất bình quân chung của cả nước.

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng rau ở tỉnh Quảng Bình năm 2009

Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích quy hoạch

Vùng rau an toàn (ha) (tạ /ha) (tạ) (ha) Toàn tỉnh 5772 140,4 81060,5 192,5 Đồng Hới 251 61,8 1550,1 30 Minh Hóa 249 73,7 1836,1 40 Tuyên Hóa 356 64,3 2288,3 16 Quảng Trạch 1445 59,1 8534 25 Bố Trạch 1728 107 18609 31,5 Quảng Ninh 503 74,7 37550 25 Lệ Thủy 1240 86,2 10693 25

Các loại rau ăn lá phổ biến ở các vùng tr ồng rau ở tỉnh Quảng Bình chủ yếu là: cải xanh, xà lách, rau mu ống, rau cần, rau dền…tập trung ở các vùng canh tác truyền thống. Đặc biệt, đối với rau cải xanh, với ưu điểm dễ làm, thời gian sinh trưởng ngắn, quay vòng nhanh, sinh kh ối lớn nên được người trồng rau chú trọng đầu tư thâm canh, nhằm tăng năng suất, tăng sản lượng để thu lại lợi nhuận cao tuy nhiên chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức.

Bảng 1.4. Kết quả kiểm tra chất lượng rau trên địa bàn Qu ảng Bình

Lượt chỉ tiêu Chỉ tiêu phát hi ện (lượt)

phát hi ện Số hiện phép phép

Tổng Trong Vượt

Năm lượng số giới giới

(mẫu) mẫu hạn hạn

phát cho cho

2009 18 15 11 4 8 3 3 1

2010 17 13 9 4 3 3 3 3 1

2011 27 13 13 0 2 3 8

Ghi chú: ký hi ệu * là vượt quá ngưỡng cho phép. Nguồn: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản [48].

Qua Bảng 1.4 cho thấy khi phân tích các mẫu rau trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, năm 2009 trong số 15/18 mẫu phát hiện dư lượng thì có 4 mẫu vượt giới hạn cho phép về thuốc bảo vệ thực vật, năm 2010 trong số 13/17 mẫu phát hiện dư lượng thì có 3 mẫu vượt dư lượng nitrat.

Theo khảo sát của Phan Thanh Nghiệm (2013) [48], nông dân Qu ảng Bình thường phun thuốc bảo vệ thực vật trên các lo ại rau cải, hành lá, mướp đắng, dưa hấu, dưa chuột, đậu cô ve, rau cần, su hào. Trong đó, cải là loại rau được phun thuốc BVTV nhiều nhất, thậm chí cả trước khi thu hoạch.

Qua kết quả phân tích Bảng 1.5 cho thấy rau cải có số mẫu bị nhiễm thuốc BVTV cao nhất. Trong thời điểm chính vụ có 24/25 mẫu cải bị nhiễm hóa chất BVTV chiếm 96%, vào thời điểm trái vụ có 8/25 mẫu bị nhiễm chiếm 32%. Nồng độ dư lượng thuốc BVTV ở hành lá và c ải trong chính vụ đạt khá cao so

với các loại rau còn lại. Hành lá đạt 33,0 µ g/kg, rau cải đạt 23,9 µ g/kg.

Như vậy, ô nhiễm hóa chất trên rau xanh là th ực trạng đang diễn ra ở các vùng tr ồng rau trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, mặc dù ở những mức độ khác nhau nhưng đã gây lo ng ại cho nhiều người tiêu dùng. Đây cũng chính là trở ngại lớn nhất trong việc nâng cao chất lượng cũng như nâng cao giá trị gia tăng cho cây rau.

Bảng 1.5. Đánh giá tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên một số loại rau ở tỉnh Quảng Bình

Loại Thời gian Tổng số Số mẫu Kết quả

sản phẩm lấy mẫu nhiễm (µ g/kg)

Cà Chua Chính vụ 9 7 13,9 Trái vụ 25 8 8,1 Hành Lá Chính vụ 12 5 33,0 Trái vụ 26 8 11,4 Mướp Đắng Chính vụ 11 8 9,0 Trái vụ 23 9 6,0 Cải Chính vụ 25 24 23,9 Trái vụ 25 8 4,4

Nguồn: Báo cáo kết quả nghiên cứu và đánh giá dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm rau, củ quả trên địa bàn Qu ảng Bình [48].

Để giải quyết bài toán rau s ạch, hiện nay nhiều địa phương trong tỉnh đã tiến hành quy hoạch sản xuất rau an toàn đặc biệt kể từ khi Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ra Quyết định số 557/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau quả an toàn trên địa bàn Quảng Bình giai đoạn 2009 - 2015. Theo đó quy hoạch diện tích sản xuất rau an toàn tỉnh có 192,5 ha, từ 20 - 25 ha đối với các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch và từ 10 - 15 ha đối với các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa và thành phố Đồng Hới. Mục tiêu đến năm 2015, có 100% diện tích rau, quả tại các vùng được quy hoạch đáp ứng được yêu cầu sản xuất an toàn theo VietGAP; 100% tổng sản phẩm rau, quả sản xuất trong vùng quy ho ạch được chứng nhận và công bố sản xuất và chế biến theo quy trình sản xuất an toàn theo VietGAP (Ủy Ban

nhân dân t ỉnh Quảng Bình, 2009 [66]). Tuy nhiên, những hạn chế về quy trình kỹ thuật, tập quán canh tác, hiệu quả kinh tế…đã hạn chế không nhỏ đến việc phát triển và mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn theo VietGAP trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu 2 NGUYEN CAM LONG _ NOI DUNG (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w