Tình hình công tác hoàn thuế của đội kiểm tra thuế 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN tại đội kiểm tra thuế 3 chi cục thuế quận bình thạnh TP HCM​ (Trang 34 - 38)

Đơn vị: đồng

Năm Số hồ sơ đã giải

quyết Số thuế đã hoàn Số thuế loại trừ không đƣợc hoàn

2013 35 68.283.750.000 1.273.250.000 2014 32 65.603.211.660 557.987.959 2015 37 67.023.534.000 1.453.868.000 (Nguồn: Đội KKT3-Chi Cục Thuế quận Bình Thạnh) Giai đoạn năm 2013-2015, Chi Cục Thuế quận Bình Thạnh đã huy động lực lượng tăng cường cho công tác kiểm tra DN; qua công tác quản lý, giám sát hồ sơ kê khai thuế, trên cơ sở nguồn dữ liệu kê khai của DN và bảng thang điểm rủi ro của Cục thuế từ đó đã đưa công tác kiểm tra của đội vào nề nếp, ổn định và đạt tiến độ theo chương trình công tác kiểm tra thuế.

Các lĩnh vực tập trung kiểm tra chủ yếu bao gồm: các DN vận tải, xây dựng và dịch vụ, bất động sản… các DN kê khai lỗ, DN có số thuế GTGT âm liên tục và DN có hoàn thuế nhiều kỳ chưa được kiểm tra sau hoàn.

Các hành vi phát hiện qua kiểm tra chủ yếu là kê khai doanh thu, chi phí không đúng niên độ phải điều chỉnh, hạch toán giá vốn hàng bán không đúng, các chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp bị xuất toán do không liên quan đến sản xuất kinh doanh của DN; kê khai thiếu doanh thu đã thu tiền theo tiến độ nhưng không lập hóa đơn kịp thời hoặc kê khai thiếu thuế nhà thầu…

Trong quá trình kiểm tra hoàn thuế, đội cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc sau:

- Việc phân tích đánh giá, so sánh kết quả hoạt động kinh doanh giữa các DN gặp nhiều khó khăn vì DN đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề nhưng hệ thống không xác định được hoạt động chính của DN.

- Do quy định của pháp luật thuế và quy trình kiểm tra không được kiểm tra đột xuất nên việc kiểm tra bán hàng không xuất hóa đơn đối với một số ngành nghề chưa đạt hiệu quả cao.

- Do nhân sự thiếu, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn không đồng đều, nhiều hồ sơ DN phải kiểm tra nhiều niên độ; Đồng thời công chức kiểm tra phải thực hiện nhiều công tác: quản lý kê khai, thực hiện dự toán thu, đốc thu nợ đọng, cung cấp hồ sơ cho cơ quan chức năng theo yêu cầu, tuyên truyền vận động kê khai qua mạng, hướng dẫn DN sử dụng hóa đơn in, xác minh hóa đơn…do đó không có nhiều thời gian cho công tác kiểm tra, gây ảnh hưởng đến hiệu quả chất lượng kiểm tra.

4.4. Công tác quản lý thu nợ

Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục gồm 9 cán bộ nhưng phải quản lý một số lượng DN lớn nợ thuế TNDN và các khoản nợ thường xuyên thay đổi nên công tác quản lý nợ thuế tại đội gặp nhiều khó khăn. Hàng tháng đội phải thống kê, rà soát, đối chiếu số nợ thuế của từng DN, phân loại thành các nhóm nợ: nợ khó thu, nợ chờ xử lý, nợ chờ điều chỉnh, nợ có khả năng thu. Sau đó, phân công các khoản nợ cho từng cán bộ thuế quản lý, đặt ra chỉ tiêu cụ thể để các cán bộ thực hiện. Đội phải ra thông báo nợ gửi các DN, đồng thời mời đại diện DN tới làm việc tại cơ quan thuế hoặc trực tiếp tới làm việc tại trụ sở DN. Do đó, các đội kiểm tra đã cùng kết hợp với đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế để đôn đốc thu nợ thuế DN.

Bảng 4.5: Tình hình nợ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn quản lý đội kiểm tra thuế 3 giai đoạn 2013-2015

Đơn vị: triệu đồng Năm Tổng nợ Tổng nợ thuế TNDN Nợ thuế TNDN khó thu Nợ thuế TNDN chờ xử lý Nợ thuế TNDN chờ điều chỉnh Nợ thuế TNDN có khả năng thu 2013 203.723 34.632,91 3.173,73 1.820,36 84,83 29.553,99 2014 245.781 46.698,39 5.744,41 3.509,65 234,,94 37.209,39 2015 256.717 47.492,65 18.204,74 3.277,28 72,52 25.938,11 (Nguồn: Báo cáo công tác quản lý nợ) Từ bảng số liệu trên ta thấy, số nợ thuế TNDN chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số nợ thuế tại đội nhưng ngày càng có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Số nợ thuế TNDN khó thu còn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số nợ thuế TNDN: năm 2013 chiếm 9,16%, năm 2014 chiếm 16,59%, năm 2015 chiếu 38,33% cho thấy số lượng DN ngừng hoạt động, giải thể, phá sản khá nhiều. Số nợ khó thu này là khoản thất thu cho NSNN. Vì vậy, việc quản lý nợ thuế TNDN trở thành một nhiệm vụ quan trọng và khó khăn đối với Chi cục.

 Trong thời gian qua, Ban lãnh đạo Chi Cục Thuế quận Bình Thạnh đã triển khai thu thuế nợ đọng với các biện pháp cụ thể như sau:

- Lãnh đạo phụ trách từng đội mời DN có thuế nợ đọng để làm việc và đôn đốc nợ thuế.

- Hàng tuần các đội báo cáo tiến độ đôn đốc thu thuế nợ, trên cơ sở đó để lãnh đạo xem xét và có chỉ đạo thu nợ kịp thời.

- Riêng đối với những NNT cố tình không nộp tiền thuế nợ đúng quy định, Chi Cục Thuế quận Bình Thạnh cũng có những biện pháp mạnh như: cưỡng chế trích tiền gửi từ tài khoản ngân hàng, biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng…

 Nguyên nhân, hạn chế trong công tác quản lý nợ như sau:

- Về sản xuất kinh doanh của NNT: kinh tế trong nước còn có nhiều diễn biến phức tạp, DN còn khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thị trường bất động sản chưa được phục hồi, công nợ của các DN khó thu được, giá trị hàng tồn kho lớn… ảnh

hưởng đến việc nộp ngân sách và trả nợ thuế dẫn đến kéo dài nợ thuế của DN. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều NNT cố tình trì hoãn nộp thuế.

- Về cơ chế chính sách:

 Công tác cưỡng chế nợ thuế chỉ được thực hiện cưỡng chế đối với những khoản nợ trên 90 ngày, mặc dù DN đang cưỡng chế có những khoản nợ dưới 90 ngày. Một số DN đối phó với cơ quan thuế để khỏi bị cưỡng chế ngân hàng bằng cách nộp những khoản thuế nợ trên 90 ngày và hoãn nộp nợ dưới 90 ngày.

 Đa số các ngân hàng chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc cung cấp tài khoản của DN.

 Các công ty bị phong tỏa tài khoản thì lập tức mở tài khoản khác để giao dịch.

 Các công ty có nợ tiền thuế hoặc bị truy thu số tiền thuế lớn không có khả năng thanh toán thì bỏ địa điểm kinh doanh sau đó lập một công ty khác. Hiện nay luật DN hay luật quản lý thuế chưa có quy định nào đối với chủ thể nợ tiền thuế thì không được phép thành lập công ty mới dù chỉ là thành viên góp vốn trong công ty mới thành lập.

- Về quản lý cơ quan thuế:

 Đội quản lý nợ cũng đã phối hợp với đội kê khai kế toán thuế tin học, đội kiểm tra thuế, đội kiểm tra thuế liên phường cùng đôn đốc thu nợ cũng như công tác đối chiếu số liệu nợ. Tuy nhiên, do áp lực công việc ngày càng nhiều nên việc trao đổi và phối hợp giữa các đội chưa được nhịp nhàng dẫn đến tình trạng số liệu nợ thuế ảo chưa được chỉnh sửa kịp thời.

 Ứng dụng quản lý thuế nói chung và ứng dụng quản lý nợ nói riêng chưa được ổn định để việc sử dụng được thuận lợi. Bên cạnh đó, ứng dụng TMS chưa thực sự hoàn chỉnh để đáp ứng đầy đủ theo quy trình quản lý nợ dẫn đến sai sot nhiều, làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý nợ.

4.5. Xử lý vi phạm về pháp luật thuế TNDN

Vi phạm pháp luật thuế về thuế TNDN của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của đội kiểm tra 3 tập trung ở các hành vi sau: cố tình khai tăng chi phí thực tế nhằm làm giảm thu nhập tính thuế TNDN, từ đó giảm số thuế TNDN phải nộp bằng cách: mua bán hóa đơn đầu vào, khai tăng chi phí nhân công, khai tăng chi phí quảng cáo, tiếp thị, ghi

giá bán hàng trên hóa đơn thấp hơn giá bán thực tế, không xuất hóa đơn bán hàng… Đối với hành vi này, cơ quan thuế phải truy thu số thuế TNDN nộp thiếu và xử phạt hành vi vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN tại đội kiểm tra thuế 3 chi cục thuế quận bình thạnh TP HCM​ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)