CHƢƠNG 5 : HIỆU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP
5.4. Một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN tại độ
5.4.6. Nâng cao hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở
tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế
Ngoài việc thực hiện đúng các bước trình tự theo quy trình, cán bộ kiểm tra thuế cần phải hiểu rõ bản chất, các giai đoạn cần thiết phải thực hiện khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Các giai đoạn cần thiết của một cuộc kiểm tra như sau:
- Chuẩn bị kiểm tra:
Cán bộ kiểm tra thuế phải đảm bảo nắm được sơ bộ về đối tượng nộp thuế trong kế hoạch kiểm tra như quy mô, ngành nghề, quy trình sản xuất… và chính sách pháp luật có tác động đến đối tượng nộp thuế đó.
- Tập hợp thông tin:
Bằng hình thức phỏng vấn và tham quan cơ sở kinh doanh, cán bộ kiểm tra thuế thu thập thông tin mới và cập nhật những dữ liệu đã có về hoạt động và hệ thống kế toán của đối tượng nộp thuế.
- Đánh giá hệ thống kế toán của đơn vị về độ tin cậy trong việc tuân thủ pháp luật thuế:
Cán bộ kiểm tra thuế cần phân tích kỹ lưỡng hệ thống kế toán của đơn vị: những thế mạnh và những điểm yếu.
- Kiểm tra:
Dựa vào thông tin thu thập được trong 3 bước đầu, cán bộ kiểm tra thuế sẽ đua ra những hình thức kiểm tra để xác định mức tuân thủ. Sau khi phân tích kết quả, cán bộ kiểm tra thuế có thể tiếp tục mở rộng hình thức kiểm tra đó hoặc thực hiện các hình thức kiểm tra khác.
- Hoàn thành kiểm tra:
Khi quyết định kết thúc kiểm tra, cán bộ kiểm tra thuế phỏng vấn đối tượng nộp thuế lần sau cùng, sau đó hoàn thành và gửi những báo cáo cần thiết cho các đơn vị trong cơ quan thuế.
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN là một vấn đề được sự quan tâm của nhiều cơ quan chức năng và các nhà nghiên cứu. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh những thành tựu của công tác quản lý thuế như: số thuế TNDN đóng góp vào NSNN ngày càng tăng; cải cách thủ tục hành chính thuế được thực hiện sâu rộng;… nhưng cũng tồn tại nhiều vấn đề trong quản lý thuế TNDN như: doanh nghiệp trốn thuế, gian lận thuế; năng lực làm việc và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhỏ cán bộ ngành thuế còn hạn chế… Để khắc phục tình trạng này, cần tìm ra một hệ thống các giải pháp nhằm phát huy những thành tựu đồng thời khắc phục những hạn chế yếu kém trong công tác quản lý thuế TNDN.
Trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015, trong công tác quản lý thuế TNDN đội kiểm tra thuế 3 cũng như Chi Cục Thuế quận Bình Thạnh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể: công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT được nâng cao với nhiều hình thức phong phú, nội dung phù hợp, thiết thực; công tác quản lý nợ thuế TNDN chính xác, linh hoạt; công tác kiểm tra được thực hiện kịp thời, nhanh chóng, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm của DN… Có được những thành tựu trên là do: sự chỉ đạo sát sao của cơ quan thuế cấp trên, sự nhiệt tình, sáng tạo trong công việc của đội ngũ cán bộ thuế; sự hợp tác và chấp hành pháp luật thuế của DN.
Tuy nhiên, trong công tác quản lý thuế TNDN vẫn còn tồn tại những hạn chế như: số nợ thuế TNDN còn cao so với tổng thuế TNDN phải thu; vẫn còn tình trạng trốn thuế, gian lận thuế của các DN; chưa thanh tra, kiểm tra được hết các DN trên địa bàn, nội dung kiểm tra còn hạn chế, chưa bao quát được toàn bộ hoạt động của DN,…Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: luật quản lý thuế và luật thuế TNDN còn nhiều điểm chưa phù hợp, chưa rõ ràng, cụ thể; năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhỏ cán bộ còn nhiều hạn chế; trình độ dân trí và ý thức chấp hành pháp luật thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng của đại bộ phận nhân dân và DN chưa cao.
Xuất phát từ thực trạng quản lý thuế TNDN tại đội kiểm tra 3- Chi Cục Thuế quận Bình Thạnh, TP.HCM đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN. Trước hết, đội kiểm tra thuế số 3 nói riêng, Chi Cục thuế nói chung cần nâng cao
chất lượng hoạt động của tất cả các đội thuế theo hướng hiện đại, chính xác và hiệu quả; có các biện pháp nâng cao năng lực làm việc và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ thuế. Đồng thời ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tin học vào công tác kiểm tra. Có như vậy, công tác quản lý thuế TNDN mới khắc phục đươc những hạn chế hiện tại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội, Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12
2. Quốc hội, Luật số 32/2013/QH13: sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN
3. Quốc hội, Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11
4. Quốc hội, Luật số 21/201/QH13: sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế
5. Bộ Tài Chính, Thông tƣ 166/2013/TT-BTC quy định về xử phạt vi phạm hành chính thuế
6. Lê Quang Cường (2013). Thuế 1. NXB Lao động xã hội, TP.HCM 7. Nhiều tác giả (2014). Thuế 1 (Lưu hành nội bộ tại HUTECH
8. Nguyễn Anh Tuấn (2015). “Hoạt động quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”. 123doc.org. 07/07
9. Trầm Thiện Ân (2004). “ Giải pháp hoàn thiện thuế TNDN ở Việt Nam đến năm 2020”. luanvan365.com. 22/04