Vai trò của quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh thủy (Trang 30 - 32)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2. LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THU THUẾ THU NHẬP

1.2.3. Vai trò của quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Quản lý thu thuế nói chung và quản thu lý thuế TNDN nói riêng luôn là một yêu cầu bức thiết đƣợc đặt ra cho mỗi quốc gia. Vai trò của quản lý thu thuế TNDN đƣợc thể hiện nhƣ sau:

a) Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước

Ở hầu hết các quốc gia, thuế đóng vai trò hết sức quan trọng vì là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nƣớc. Vì vậy làm tốt công tác quản lý thu thuế sẽ có tác dụng lớn trong việc tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho ngân sách quốc gia. Mặt khác, thuế có tác động đến toàn bộ quá trình phát triến kinh tế mà đây chính là cơ sở tạo ra nguồn thu thuế trong tƣơng lai. Cho nên, để tăng trƣởng và ổn định số thu của ngân sách nhà nƣớc trong tƣơng lai, công tác quản lý thu thuế cũng cần chú ý duy trì và phát triển các cơ sở tạo ra nguồn thu thuế.

Thuế TNDN là nguồn thu chính cho NSNN. Điều này thể hiện ở phạm vi áp dụng rộng rãi trên tất cả các thành phần kinh doanh mà tạo ra thu nhập. Mặt khác, cùng với sự tăng trƣởng ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế, quy mô của các hoạt động kinh doanh cũng ngày càng mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày sẽ ngày càng cao tạo ra nguồn thu về thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN.

b) Điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội

Thuế TNDN là công cụ quan trọng để Nhà nƣớc thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.

Thuế không chỉ đem lại nguồn thu ngân sách phục vụ nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc mà còn là công cụ để Nhà nƣớc điều tiết các hoạt động kinh tế và phân phối lại thu nhập. Vì vậy, thuế có vai trò to lớn trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Vai trò của thuế trong nền kinh tế đƣợc phát huy tốt nhất chính là nhờ vào việc hoạch định chính sách thuế hợp lý và tổ chức quản lý thu thuế có hiệu quả.

Ngƣợc lại, sự yếu kém trong công tác quản lý thu thuế sẽ làm cho thuế không thể hiện đƣợc vai trò, chức năng tích cực vốn có của nó. Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta, mọi các thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trên cơ sở pháp luật. Các DN với tiềm lực tài chính mạnh thì sẽ có ƣu thế, dành đƣợc thị phần và đem lại thu nhập cao; ngƣợc lại các DN với khả năng tài chính và nguồn lực bị hạn chế sẽ khó khăn hơn trong việc phát triển thị trƣờng, tối đa hóa lơi nhuận. Ðể giải quyết vấn đề này, Nhà nƣớc sử dụng thuế TNDN làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể kinh doanh, giúp đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào NSNN đƣợc công bằng, hợp lý.

Thuế TNDN đƣợc tính trên số thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi tất cả những khoản chi phí hợp lý và cộng thêm phần thu nhập khác với thuế suất theo quy định cho nên những DN có thu nhập cao phải nộp thuế nhiều. Ngƣợc lại, những DN có thu nhập thấp thì số thuế phải nộp cho NSNN sẽ ít hơn, DN không có thu nhập thì không phải nộp thuế. Điều này giúp tạo ra sự bình đẳng trong khả năng đóng góp cho NSNN giữa các DN.

c) Kiểm tra, kiểm soát các hành vi vi phạm pháp luật thuế của DN

Trong nền kinh tế thị trƣờng, Nhà nƣớc thông qua các công cụ pháp luật để quản lý nền kinh tế. Trong khi đó ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức kinh tế và dân cƣ có ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động điều tiết kinh tế của nhà nƣớc. Vì vậy, qua công tác tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế sẽ làm cho ý thức chấp hành pháp luật thuế đƣợc nâng cao, từ đó tạo thói quen Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật trong mọi tầng lớp dân cƣ. Quản lý thu thuế thu nhập DN là để chống mọi hành vi trốn thuế, lậu thuế và gian lận về thuế TNDN.

d) Thuế thu nhập DN là công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô

Thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng là một trong những công cụ của chính sách tài khóa. Đây là là những công cụ quan trọng của Nhà nƣớc trong việc điều tiết vĩ mô cho nền kinh tế. Khi sử dụng công cụ này một cách hiệu quả thì sẽ

tạo động lực rất lớn để cho nền kinh tế tăng trƣởng và phát triển, các DN sẽ có cơ hội để mở rộng kinh doanh và phát triển hơn nữa. Ngoài ra, một số những chính sách miễn, giảm cũng nhƣ ƣu đãi về thuế đặc biệt là thuế TNDN cũng là một trong những phƣơng pháp để có thể định hƣớng sự phát triển của nền kinh tế theo những kế hoạch và chủ trƣơng đề ra của Nhà nƣớc. Thuế TNDN phần nào đã tạo ra chức năng khuyến khích đầu tƣ, SXKD phát triển phù hợp với định hƣớng của Nhà nƣớc để ra nhằm đảm bảo một cơ cấu kinh tế hợp lý.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh thủy (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)