Nội dung quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh thủy (Trang 32)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2. LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THU THUẾ THU NHẬP

1.2.4. Nội dung quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

1.2.4.1. Lập dự toán thu thuế

Lập dự toán thu thuế là khâu đầu tiên của chu trình ngân sách nhằm đảm bảo khả năng huy động nguồn thu ngân sách của địa phƣơng trong một năm, phục vụ nhu cầu chi tiêu, điều tiết cho phát triển kinh tế xã hội tại địa phƣơng. Lập dự toán thu thuế là việc dựa trên các cơ sở dữ liệu hiện có về công tác thu thuế qua các thời kỳ kết hợp với việc phân tích nguồn lực và tình hình kinh tế xã hội hiện tại để đƣa ra dự báo tình hình kinh tế, xã hội hiện tƣơng lai từ đó xây dựng kế hoạch thu thuế cho tƣơng lai.

Quá trình lập dự toán thu thuế nói chung và thuế TNDN gồn có 04 bƣớc cụ thể nhƣ sau: lập kế hoạch thu thuế, thực hiện kế hoạch, lãnh đạo quá trình thực hiện và cuối cùng là giám sát và đánh giá chất lƣợng thực hiện.

Nhằm mục tiêu chất lƣợng quá trình lập dự toán thu thuế TNDN thì CCT cần phải đảm bảo chất lƣợng việc thống kê thuế, kế toán thuế và phân tích dự báo tình hình nền kinh tế trong giai đoạn thực hiện thu thuế. Đặc biệt việc phân tích và dự báo sự phát triển của nền kinh tế có vai trò rất quan trọng vì những thông tin này cho thấy đƣợc khả năng của các DN từ đó thấy đƣợc quy mô khoản thu thuế TNDN và khả năng tuân thủ pháp luật thuế của các DN để từ đó thực hiện lập dự toán sao cho phù hợp và hợp lý hơn.

Lập dự toán thu thuế TNDN là một phần trong dự toán thu thuế, lập dự toán thuế cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Bám sát dự báo về xu hƣớng biến động của nền kinh tế và sự phát triển của các DN, xác định chính xác và kịp thời các khoản thu ngân sách theo các chính sách, chế độ hiện hành và những chính sách mới có hiệu lực thi hành trong năm dự toán; số thuế phải nộp trong năm dự toán, số thuế TNDN phát sinh.

- Dự toán thu thuế phải xây dựng tích cực, vững chắc, có tính khả thi cao với mức động viên trên GDP đạt yêu cầu Nhà nƣớc đề ra. Dự toán thu nội địa (không kể thu từ dầu thô, thu tiền sử dụng đất) đạt mức tăng bình quân tối thiểu so với đánh giá ƣớc thực hiện năm trƣớc tùy theo điều kiện, đặc điểm của từng địa phƣơng. Mức tăng bình quân tối thiểu thực hiện theo hƣớng dẫn của cấp có thẩm quyền.

- Đề ra các biện pháp và lộ trình cụ thể để xử lý các khoản nợ đọng thuế, chống thất thu, trốn thuế, gian lận thƣơng mại; tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trƣờng hợp vi phạm nhằm đảm bảo dự toán thu thuế đƣợc triển khai có tính khả thi cao

1.2.4.2. Tổ chức công tác thu thuế

Công tác thu thuế thu nhập DN bao gồm các nội dụng nhƣ sau:

a) Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT là một trong những biện pháp để tăng cƣờng tính thực thi của pháp luật Thuế nói riêng và quy đinh pháp luật của Nhà nƣớc nói chung. Vì vậy, nó cũng là nội dung cơ bản của hoạt động quản lý thu thuế TNDN.

Tuyên truyền hỗ trợ NNT là khâu đầu tiên của công tác quản lý thu thuế theo chức năng. Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT có tác dụng đối với NNT, giúp NNT hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, nhằm ngăn ngừa giảm dần các sai phạm; công tác này còn thuận lợi cho cả cơ quan thuế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý thu thuế.

Tuyên truyền hỗ trợ cho NNT sẽ tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa cơ quan thuế và NNT. Cơ quan thuế thực hiện tốt nội dung này, NNT sẽ nhận đƣợc những thông tin, kiến thức về thuế, tiết kiệm thời gian và chi phí của mình cho quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Từ đó, cơ quan quản lý thuế sẽ tăng đƣợc số thu do từ

sự tự giác chấp hành pháp luật của NNT. Nếu làm tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT thì số thuế phải thu do NNT chủ động nộp vào NSNN tăng lên mà chƣa phải cần đến tổ chức thanh tra, kiểm tra. Để làm tốt công tác hỗ trợ NNT, cơ quan thuế luôn coi NNT là khách hàng của mình.

b) Quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và ấn định thuế

- Quản lý đăng ký thuế:

Đăng ký thuế là việc NNT kê khai những thông tin của NNT theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho CQQLT để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ thuế với NN theo các quy định của pháp luật.

Cơ quan thuế có nhiệm vụ hƣớng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ đăng ký thuế, tiếp nhận hồ sơ đăng ký. Trƣờng hợp cần bổ sung hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho NNT biết.

Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thuế TNDN cùng với việc đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng. Các tổng công ty, công ty khi đăng ký phải khai rõ các đơn vị trực thuộc hạch toán báo sổ. Các đơn vị hạch toán độc lập thuộc tổng công ty, công ty phải kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế, còn các đơn vị hạch toán báo sổ thì tổng công ty, công ty phải kê khai nộp thuế, quyết toán thuế.

- Kê khai thuế:

Khai thuế là việc NNT tự xác định số thuế phải nộp phát sinh trong kỳ kê khai thuế theo quy định của từng Luật thuế, Pháp lệnh thuế. NNT sử dụng hồ sơ khai thuế của từng loại thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để kê khai số thuế phải nộp với cơ quan thuế và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu trong hồ sơ khai thuế.

Xác định đúng thời gian tính thuế TNDN là vấn đề vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và thực thi luật thuế vì việc xác định đúng thời gian tính thuế sẽ đảm bảo giá trị đồng tiền nộp thuế trƣớc tình trạng lạm phát, tránh sự lợi dụng chiếm dụng tiền thuế và thực hiện chi tiêu của NN.

Cơ quan thuế có trách nhiệm hỗ trợ các DN thực hiện việc hoàn thiện HSKT theo quy định; tiếp nhận HSKT; kiểm tra, xem xét. Trƣờng hợp hồ sơ khai thuế

chƣa đầy đủ theo quy định thì cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho NNT biết để hoàn chỉnh hồ sơ. Nếu nhƣ CCT thực hiện thanh tra, kiểm tra và thấy đƣợc những sai sót và gian lận trong HSKT của các DN trong địa phƣơng thực hiện quản lý thì CCT sẽ phải dựa trên tỷ lệ thuế TNDN trung bình của năm trƣớc liền kề của các DN cùng lĩnh vực kinh doanh và quy mô hoặc dựa trên doanh thu tính thuế TNDN của những DN cũng lĩnh vực và quy mô để thực hiện ấn định số thuế TNDN mà DN đó phải nộp vào NSNN trong kỳ có thể là năm hoặc quý và gửi thông báo tới cho DN để hoàn thiện nghĩa vụ. CCT khi điều chỉnh số thuế trong năm của các DN phải có nghĩ vụ gửi văn bản tới cho các DN để thông báo cũng nhƣ công khai và minh bạch những thông tin về thuế TNDN hoặc nhũng nguyên nhân khi từ chối đề nghị của các DN.

Các DN hoặc các chinh nhánh, cơ sở kinh doanh phụ thƣợc có trách nhiệm phải thực hiện kê khai thông tin thuế TNDN với hoạt động kinh doanh của mình. Với các DN hoạt động độc lập và thực hiện kế toán riêng biệt thì phải hoàn thiện kê khai riêng. Khi có những thay đổi trong quá trình kinh doanh dẫn tới thay đổi thông tin về số thuế TNDN tạm nộp trong quý hoặc trong năm thì cần có văn bản thông báo tới CCT quản lý. Những DN mà không có hoạt động kinh doanh, đang bị lỗ không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc đang đƣợc ƣu đãi hoặc giảm thuế thì vẫn cần phải nộp HSKT tới CCT chuyên trách theo đúng quy định trừ khi đã ngừng kinh doanh hoạt động đó.

Ngƣời nộp thuế có trách nhiệm khai chính xác, đúng hạn, đầy đủ các thông tin trong HSKT theo yêu cầu của pháp luật.

- Nộp thuế

CCT có nhiệm vụ gửi các thông báo nộp thuế cho cơ sở kinh doanh đúng thời gian; tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin gia hạn.

Các DN phải nộp tờ khai và nộp thuế TNDN tạm tính theo quý hoặc các DN thuộc diện ấn định thế phải hoàn thiện nghĩa vụ nộp thuế vào NSSN theo đúng quy định chậm nhất vào ngày cuối của kỳ đó.

Một số trƣờng hợp DN phải nộp thuế theo diện ấn định thuế TNDN phải nộp nhƣ sau:

+ Không tuân thủ việc đăng ký MST, khai thuế hoặc nộp bổ sung các giấy tờ và thủ tục liên quan theo yêu cầu của CCT, các DN có hành vi gian lận trong việc nộp HSKT hoặc không đủ cở sở tính thuế TNDN.

+ Các DN không hoàn thiện nghĩa vụ nộp HSKT đúng quy định hoặc sau 10 ngày kể từ hạn cuối nộp hồ sơ. Thông tin trong HSKT không đủ các chứng từ gốc nhƣ hóa đơn hoặc bộ sổ sách kế toán không đầy đủ dẫn tới không đủ cơ sở để tính toán và kê khai số thuế TNDN phải nộp.

+ Quá trình giao thƣơng hàng hóa và dịch vụ với giá trị chênh lệch quá lớn với giá thực tế trên thị trƣờng tại thời điểm đó; Những thông tin, số liệu trong các tài liệu kế toán bị sai lệch làm ảnh hƣởng tới việc tính thuế TNDN phải nộp.

Một số căn cứ ấn định thuế bao gồm:

+ Những kế quả kiểm tra thuế trƣớc đó mà còn hiệu lực.

+ Số thuế TNDN phải nộp của các DN cùng lĩnh vực kinh doanh và quy mô tại thời điểm đó

+ Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế

c) Quản lý miễn thuế, giảm thuế

Trên cơ sở tự kê khai và tự nộp thuế nên các DN thuộc diện ƣu đãi hoặc miễn thuế suất cần phải tự nắm bắt những thông tin nhƣ là điều kiện đƣợc ƣu đãi, mức thuế suất , thời gian áp dụng chính sách ƣu đãi hoặc miễn để hoàn thiện HSKT và thực hiện nộp thuế.

Khi CCT kiểm tra đối với các DN phải kiểm tra theo đúng các điều kiện đƣợc hƣởng nhƣ: ƣu đãi thuế, số thuế đƣợc miễn thuế, giảm thuế, số lỗ đƣợc trừ vào thu nhập chịu thuế mà DN, cơ sở kinh doanh nêu có đúng và phù hợp với tình hình thực tế hay không. Trƣờng hợp DN, cơ sở kinh doanh không đảm bảo các điều kiện để áp dụng thuế suất ƣu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ đƣợc trừ vào thu nhập thì cơ quan thuế xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định.

d) Quản lý thông tin về người nộp thuế

Để có thể có đƣợc cơ sở dữ liệu thì CCT phải đảm nhiệm việc thu thập và lƣu trữ dựa trên những máy móc thiết bị cũng nhƣ các phần mềm quản lý thuế. Các bộ phận chịu trách nhiệm quản lý thông tin cần đảm bảo việc các thông tin này đƣợc cập nhật liên tục, đảm bảo tính chín xác, bảo mật. Ngoài ra, hệ thống thông tin cần đƣợc tổ chức khoa học để có thể sử dụng trong quá trình quản lý và tìm kiếm thông tin phục vụ quản lý tốt nhất.

Quá trình thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu về DN nộp thuế cần đƣợc thực hiện với sự hỗ trợ của các biện pháp nghiệp vụ để xử lý và phân loại.

Những cơ sở dữ liệu thông tin về các DN nộp thuế có thể đƣợc liên kết các cơ quan quản lý khác nhằm trao đổi thông tin.

1.2.4.3. Thanh tra, giám sát thuế và xử lý vi phạm pháp luật về thuế a) Thanh tra, giám sát thuế

Hoạt động thanh tra, kiểm tra là công việc theo dõi của CCT đối với các nghiệp vụ mà có phát sinh nghĩa vụ thuế, thực trựng tuân thủ các quy định về việc nộp HSKT cũng nhƣ nộp thuế vào NSNN để có thể duy trì vai trò và sức mạnh của luật thuế trong các DN một cách đúng đắn nhất.

Thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những hoạt động quan trọng của quản lý thu thuế dựa trên mô hình chức năng. Để có thể đảm bảo tính chính xác và trung thực của quá trình tự khai và nộp thuế thì CCT cẩn thực hiện việc theo dõi sát sao các DN tránh việc trốn lậu thuế và cũng tăng tinh thần tự giác của các DN trong việc hoàn thành nghĩa vụ thuế. Hoạt động này cần đƣợc thực hiện theo một hệ thống nhất định nhằm kịp thời thời tìm ra và ngăn chặn các hành vi gian lận của các DN và xử lý.

Ngoài ra, công tác thanh tra cũng tìm ra đƣợc những điều khoản chƣa thực sự hợp lý trong hệ thống các văn bản pháp luật khi áp dụng trong thực tiễn với các DN và những ngƣời nộp thuế khác. Một số những vấn đề có thể đƣợc tìm ra khi thực viên việc thanh tra nhƣ việc tổ chức bộ máy quản lý thuế, các quy trình quản lý thu thuế… để có thể nhanh chóng sửa đổi và hoàn thiện

Mục đích của hệ thống quản lý thuế của một quốc gia là khiến cho các chủ thể nộp thuế thực hiện đúng và đủ những quy định của luật thuế với NSNN. Hay là đƣa việc hoàn thành nghĩa vụ thuế với NSNN trở thành một nghĩa vụ hiển nhiên mà các chủ thể nộp thuế cần phải hoàn thành.

Trong nền kinh tế thị trƣờng, đối tƣợng gian lận thuế sẽ sử dụng nhiều thủ đoạn, kỹ năng tinh xảo với công nghệ cao để thực hiện hành vi trốn thuế. Do vậy, việc xử lý các vi phạm pháp luật của NNT là hết sức cần thiết, nó không chỉ có ý nghĩa kinh tế, mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Một số những vi phạm phổ biến về luật thuế nhƣ là: không tuân thủ quy trình kê khai và nộp thuế; gian lận trong việc kê khai thuế để giảm số thuế phải nộp hoặc tăng tổng số thuế đƣợc hoàn; trốn lậu thuế; những sai phạm của các cán bộ quản lý thuế; những sai phạm khác từ các ngân hàng hoặc tổ chức chức tín dụng, kho bạc nhà nƣớc hoặc một số những chủ thể có liên khác theo quy định trong luật thuế; sai phạm trong quy trình thực hiện thu hồi và cƣỡng chế nợ thuế,…Nhằm mục tiêu đảm bảo sức mạnh của luật pháp thì những cấp quản lý cần phải xử lý những sai phạm về thuế này.

Những sai phạm và gian lận về thuế thì những chủ thể là các DN phải nhận một số các hình phạt nhƣ là cảnh bảo, phạt hành chính,… dựa trên quy mô và mức độ nghiêm trọng của những sai phạm và gian lận này. Ngoài ra, một số trƣờng hợp DN còn phải chịu một số các hình phạt khác nhƣ là thu giữ tang vật, những công cụ và dụng cụ có liên quan với những sai phạm và gian lận đó.

Ngoài ra, một số DN khi có các sai phạm và gian lận còn phải chịu một số những giải pháp để khắc phục hậu quả nhƣ là: hoàn thành nghĩa vụ với NSNN số thuế còn nợ, thiếu hoặc là trốn, gian lận. Những hóa đơn, bộ sổ kế toán và các chứng từ có liên quan mà không phù hợp với quy định của luật không kể tới các hóa đơn, chứng từ và sổ sách đƣợc sử dụng làm bằng chứng.

b) Xử lý vi phạm pháp luật về thuế

* Xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế. - Các hành vi vi phạm thủ tục thuế bao gồm:

HSKT sau 90 ngày tính từ ngày cuối cùng của hạn nhận HSKT theo quy định hoặc ngày cuối cùng của thời gian gia hạn nộp HSKT theo quy định.

+ Nộp HSKT sau thời điểm tính từ sau ngày cuối cùng của hạn nộp hồ sơ hải quan đến trƣớc khi những hàng hóa vô chủ đƣợc xử lý theo quy định pháp luật có

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh thủy (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)