PHẦN I : MỞ ĐẦU
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tân Sơn
- Bài học về công tác xây dựng dự toán
Trong công tác xây dựng dự toán cần phải nhận thức rõ công tác xây
dựng dự toán ngân sách không chỉ đơn thuần là phân chia ngân sách, mà mục tiêu quan trọng hơn là nó tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn. Từ đó, cần đầu tƣ hơn nữa cho khâu lập dự toán để tăng khả năng thực hiện thành công dự toán ngân sách.
- Bài học về khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu
Các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Tân Sơn cần xác định thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN và thuế có ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nƣớc của huyện, trong quá trình triển khai công tác lập dự toán thu NSNN phải tham mƣu kịp thời cho cấp ủy, chính quyền cần có biện pháp đồng bộ, thích hợp để nuôi dƣỡng nguồn thu, tăng thu, chống thất thu nhƣng không lạm thu. Thực hiện nghiêm túc và triển khai có hiệu quả các chính sách miễn, giảm, giãn thuế theo đúng đối tƣợng nộp thuế, chú trọng khai thác các nguồn thu chƣa đƣợc quản lý, đảm bảo nguồn thu NSNN trên địa bàn phải mang tính bền vững và ngày càng phát triển.
- Bài học về đa dạng hóa các nguồn thu ngân sách nhà nước
Bài học rút ra cho huyện Tân Sơn đó là, đối với một huyện còn nhiều khó khăn nhất là nợ đọng xây dựng cơ bản còn lớn, nguồn thu hạn hẹp. Do đó, cần đa dạng hóa nguồn thu tạo nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản. Nguồn thu từ đấu giá, giá trị quyền sử dụng đất để tạo nguồn vốn đầu tƣ, trả nợ đọng xây dựng cơ bản là vô cùng quan trọng. Để có nguồn thu hiệu quả từ lĩnh vực này huyện Tân Sơn cần tập trung chỉ đạo làm tốt công tác quy hoạch, công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ hệ thống điện, hệ thống cấp, thoát nƣớc khu đấu giá giá trị quyền sử dụng đất. Tuyên truyền rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để tổ chức phiên đấu giá, giá quyền sử
dụng đất công khai, dân chủ, bình đẳng thành công và hiệu quả. - Bài học về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Qua tìm hiểu kinh nghiệm của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện đó là: Quản lý phân bổ nguồn vốn chi cho các công trình, dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản phải trên nguyên tắc tập trung, không dàn trải, bố trí vốn bảo đảm hiệu quả đầu tƣ. Ƣu tiên bố trí vốn cho các công trình đã hoàn thành nhƣng còn đang nợ đọng vốn; các dự án quan trọng, cấp bách, hạn chế đầu tƣ công trình mới khi chƣa có nguồn vốn. Bố trí vốn đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng, hợp lý giữa việc phát triển các vùng trong huyện, nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ của ngân sách. Ngoài ra tạo điều kiện thu hút tối đa các nguồn vốn khác cho đầu tƣ phát triển.
Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động cho các đơn vị sử dụng NSNN. Thực hiện tốt cơ chế tự chủ về tài chính, tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng NSNN khai thác nguồn thu, tăng thu, tiết kiệm chi thƣờng xuyên, sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí đƣợc giao, tạo nguồn tăng thu nhập, từng bƣớc giải quyết đƣợc nhu cầu tiền lƣơng tăng thêm cho cán bộ, công chức và viên chức, tạo động lực rất quan trọng cho cán bộ, công chức và viên chức tăng cƣờng trách nhiệm, nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn trong thực thi công vụ.
Quản lý điều hành ngân sách phải có những chính sách phù hợp để khuyến khích phát triển kinh tế, phân cấp quản lý ngân sách phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. NSNN nói chung và ngân sách địa phƣơng nói riêng cần đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền cấp dƣới, tăng cƣờng tính chủ động, linh hoạt trong quản lý, điều hành ngân sách cho các cấp chính quyền. Việc huy động nguồn lực cho đầu tƣ phát triển cần phải đi đôi với hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn đó, tránh gây thất thoát, lãng phí vốn.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN TÂN SƠN TRONG NHỮNG NĂM QUA (2014 – 2018)