5-6 tuổi
Trò chơi ĐVTCĐ đóng vai trò là vị trí trung tâm trong hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo, bởi trò chơi này mô phỏng một mảng nào đó sinh hoạt của người lớn. Trong đó trẻ nhập vào vai các mối quan hệ trong xã hội, nhờ đó nó tạo ra cái mới trong tâm lý của trẻ: nhân cách bắt đầu được hình thành, có nghĩa là hành vi của trẻ ( trong đó có hành vi chơi) đã bắt đầu mang tính nhân cách. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi của trẻ. Trong trò chơi ĐVTCĐ, lần đầu tiên trẻ được gia nhập vào các mối quan hệ xã hội của người lớn dưới hình thức mô phỏng. Đặc điểm này ảnh hưởng lớn đến việc chơi của trẻ trong các trò chơi khác, làm cho chúng cũng mang dáng dấp của kiểu trò chơi ĐVTCĐ.
Ví dụ: Trong trò chơi xây dựng, trẻ thường hình dung mình là những bác thợ xây đang xây dựng những “công trình” như thật. Trong quá trình xây dựng các bác thợ xây trao đổi giao tiếp với nhau y như trên công trường xây dựng. Hơn thế nữa khi xây dựng xong còn long trọng tổ chức “khánh thành”, mời nhiều người đến dự rất vui vẻ.
Nó giữ vị trí trung tâm còn vì là nó mang đầy đủ nhất những đặc điểm của sự chơi (tính tự do,tự nguyện, tự chủ, tính hợp tác, tính tượng trưng…) mà trò chơi nào cũng cần phải có. Do vậy nếu các trò chơi khác cũng được tổ chức dưới dạng trò chơi ĐVTCĐ thì khi đó trẻ chơi sẽ vui hơn.
Ví dụ: Trò chơi vận động vốn là các trò chơi mà trong đó bao gồm những động tác thể dục, thể thao, nhưng nếu biến những động tác đó thành hành động của các vai như trong trò chơi: “Mèo đuổi chuột”, “Tìm đúng số nhà”, “Bịt mắt bắt dê”… thì cuộc chơi của trẻ mẫu giáo sẽ hấp dẫn hơn nhiều.
Trong tất cả các loại trò chơi mà trẻ MG tham gia, có thể thấy trò chơi ĐVTCĐ là con đường thuận lợi nhất để phát triển và rèn KNHT cho trẻ, bởi vì
trong các loại trò chơi của trẻ MG thì trò chơi ĐVTCĐ đòi hỏi tính hợp tác rất cao. Trong khi chơi trẻ được thử sức mình hành động như người lớn, tự mình thiết lập các mối quan hệ với bạn bè trong nhóm và cũng ở nhóm bạn bè này trẻ tìm thấy vị trí của mình, khẳng định vị trí đó giữa các bạn trong nhóm. Nội dung chơi lành mạnh hình thành cho trẻ thái độ tích cực đối với hiện thực, có trách nhiệm với người khác, biết chia sẻ kinh nghiệm cho người khác...Khi tham gia đóng vai trẻ được trau rồi những phẩm chất quan trọng của một con người mới, đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống xã hội.
Như chúng ta đã biết một trong những đặc điểm của hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi ĐVTCĐ mang màu sắc hợp tác mạnh mẽ. Khi tham gia trò chơi ĐVTCĐ, trẻ đã phần nào được thoả mãn nhu cầu chơi và tìm thấy niềm vui ở chính những người bạn của mình. Được tham gia chơi, nhu cầu hợp tác của trẻ với các bạn cùng chơi được bộc lộ một cách rõ nét. Trò chơi tác động mạnh mẽ và toàn diện đến trẻ em chính là vì quá trình phát triển của trò chơi ĐVTCĐ gắn liền với quá trình phát triển KNHT ở trẻ. Trẻ lao vào cuộc chơi với tất cả sự say mê và lòng nhiệt tình vốn có của nó. Dẫu biết rằng, trong trò chơi mọi cái đều mang ý nghĩa tượng trưng, đều không có thật, nhưng trẻ đã hoá mình vào đó hợp tác với mọi người để chơi hết mình. Có thể thấy rằng, chính sự hợp tác đã “đẩy” sự hiểu biết và nhận biết của trẻ vượt ra ngoài phạm vi chức năng phát triển bình thường của trẻ.
Trò chơi ĐVTCĐ chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tình cảm của trẻ như trò chơi với búp bê, trò chơi đóng vai mẹ - con, bác sỹ - bệnh nhân, giáo viên - học sinh…Những trò chơi này cho ta thấy: chẳng những trẻ hiểu chức năng của con người trong một nghề nghiệp nào đó, mà còn thể hiện dưới hình thức trò chơi tính chất của các mối quan hệ xã hội hình thành trong gia đình: cha mẹ đối xử với nhau như thế nào?...Trong trò chơi chẳng những trẻ trải nghiệm những rung cảm như sự thông cảm, lòng thương xót, nỗi bực tức...mà bản thân trò chơi lại gắn trẻ lại với nhau hơn bao giờ hết.
Sự hợp tác đã hình thành sự thiện cảm, mối quan hệ thân mật giữa cá nhân với cá nhân, giữa nhóm với nhóm. Điều đó sẽ giúp trẻ dễ dàng hiểu nhau, cảm thông và chia sẻ với nhau hơn. Trong khi chơi, trẻ quan sát được bạn của chúng đã đối xử với những đứa trẻ khác, cái gì có thể chấp nhận được và cái gì là không được và chúng áp dụng theo cách riêng của mình. Như vậy trò chơi ĐVTCĐ đã tạo ra
cho trẻ một xúc cảm mới, đó là sự đồng cảm. Trẻ rung động, sung sướng khi tận hưởng thành công của mình, của nhóm và đau buồn khi thất bại, xúc động trước nhũng tình cảm của các bạn dành cho mình. Chính sự đồng cảm, sự chia sẻ đó đã thúc đẩy trẻ hợp tác với nhau một cách chặt chẽ, hiệu quả công việc sẽ trở nên tốt hơn. Tuy vậy, trong suốt quá trình hợp tác ở trẻ cũng không tránh khỏi những xung đột, những tình huống bất thường. Để làm được điều đó, đòi hỏi trẻ phải biết đàm phán, thoả hiệp với các bạn, biết kiềm chế và điều chỉnh hành vi cũng như cảm xúc của bản thân phù hợp với yêu cầu chung. Như vậy, việc giải quyết tốt các vấn đề xung đột trong quá trình chơi của trẻ chính là đã góp một phần vào việc giúp trẻ rèn KNHT trong quá trình chơi.
KNHT trong trò chơi ĐVTCĐ có mặt từ đầu đến cuối cuộc chơi, nếu không có nó thì trò chơi ĐVTCĐ không thể tiến hành được. Nó tựa như chất “kết dính” để tạo nên sự thành công của cuộc chơi. Là những nhà giáo dục, chúng ta cần phải có nhiệm vụ phát triển và rèn KNHT cho trẻ. Tuy nhiên, việc phát triển và rèn KNHT trong trò chơi ĐVTCĐ không phải là chuyện dễ dàng, ngày một ngày hai có thể hình thành được mà cần phải được tổ chức rèn luyện thường xuyên, liên tục bằng các biện pháp giáo dục phù hợp. Vì vậy tôi nghiên cứu một số biện pháp rèn luyện kỹ năng hợp tác cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ.