Xuất một số biện pháp rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi) thông qua trò chơi ĐVTCĐ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện KNHT cho trẻ mấu giáo lớn (5 6 tuổi) thông qua trò chơi ĐVTCĐ (Trang 55 - 69)

trò chơi ĐVTCĐ

3.1.2.1. Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung, xây dựng nhiệm vụ khuyến khích trẻ hợp tác với nhau

* Mục đích

Kích thích nhu cầu, hứng thú, sự tập trung chú ý của trẻ và hướng trẻ đến hoạt động hợp tác.

* Cách tiến hành

Khi sử dụng biện pháp này giáo viên cần chú ý các bước sau:

- Giáo viên thường xuyên trao đổi, trò chuyện với trẻ thông qua việc sử dụng hệ thống câu hỏi để nắm bắt được nhu cầu, khả năng, hứng thú của trẻ. Đồng thời trong tất cả các hoạt động hàng ngày: Tham quan, giờ ăn, vệ sinh cá nhân, các ngày lễ hội… cô giáo nên tạo điều kiện cho trẻ được quan sát các sự vật, hiện tượng khác nhau để phát hiện ra những điều mới mẻ, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nhiều kiến thức.

- Trong các hoạt động hàng ngày của trẻ, cô giáo cho trẻ cơ hội để trẻ tự khẳng định mình, được trao đổi, bàn bạc với nhau. Điều đó sẽ giúp trẻ thể hiện tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của mình với người khác với cô giáo và các bạn. Và từ đó dần dần xuất hiện nhu cầu được hòa nhập, được giao tiếp với mọi người. Khi trẻ đã có nhu cầu thì những nhu cầu đó được thể hiện bằng những hành động cụ thể. Theo nhà giáo dục học Lêônchievthì nhân cách của trẻ chỉ được hình thành qua quá trình hoạt động của chính bản thân trẻ.

- Giáo viên phải suy nghĩ những cơ hội để phát triển KNHT cho trẻ trong từng chủ đề của hoạt động vui chơi.

- Sau khi đã xác định được nội dung và nhiệm vụ giáo viên cần phải lựa chọn đồ dùng, đồ chơi cho trẻ khi chúng thực hiện nhiệm vụ nội dung này.

* Điều kiện thực hiện

- Giáo viên nắm được khả năng, nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của trẻ để lựa chọn nội dung và xác định nhiệm vụ hoạt động phù hợp.

- Càn phải nghiên cứu kĩ nội dung chương trình để làm cơ sở cho việc định hướng lựa chọn nội dung và xác định nhiệm vụ hoạt động cho trẻ.

- Nắm được các đặc điểm tự nhiên, xã hội của địa phương nơi trường đóng.

3.1.2.2. Biện pháp 2: Tạo cơ hội khuyến khích trẻ hợp tác với nhau trong trò chơi đóng vai theo chủ đề

* Mục đích

Tạo cơ hội gắn kết trẻ hợp tác với nhau thực hiện mục tiêu vui chơi nhằm giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của KNHT và trải nghiệm quá trình hợp tác cùng nhau.

* Cách tiến hành

Để thực hiện biện pháp này giáo viên cần thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Lựa chọn và xác định nội dung trò chơi, nhiệm vụ chơi hấp dẫn, phù hợp với nhận thức, kinh nghiệm của trẻ.

Khả năng nhận thức và khả năng tham gia các hoạt động của trẻ là khác nhau, trẻ mẫu giáo khả năng làm việc cùng nhau nói chung và KNHT nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Vốn hiểu biết của trẻ còn nhiều hạn chế. Do vậy khi lựa chọn trò chơi cần chú ý đến khả năng nhận thức của trẻ để lựa chọn nội dung phù hợp, từ đó tạo cho trẻ mọi cơ hội tốt nhất để phát triển và rèn KNHT.

Ngoài ra trong cùng một lứa tuổi, mỗi trẻ lại có khả năng khác nhau, trẻ này có hiểu biết hơn trẻ khác, có những trẻ thì mạnh bạo, nhanh nhẹn, hoạt bát, biết trao đổi ý kiến với các bạn trong nhóm chơi, nhưng ngược lại lại có những trẻ còn nhút nhát, chưa biết cách trao đổi ý kiến, nguyện vọng với các bạn trng nhóm chơi… Vì vậy để tạo cho trẻ cơ hội hợp tác cùng nhau cần lựa chọn, xác định các trò chơi đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi.

- Bước 2: Cho trẻ tạo nhóm chơi, chủ động hợp tác với nhau.

- Bước 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, chi tiết. Khi xây dựng kế hoạch hoạt động cần tiến hành theo các trình tự:

+ Xác định chủ đề (Ví dụ: Chủ đề bản thân, chủ đề động vật, chủ đề trường mầm non….vv)

+ Xác định mục đích, yêu cầu: Gió viên cần xác định mục đích, nhiệm vụ giáo dục và các yêu cầu cần đạt trên trẻ.

+ Chuẩn bị: Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và cô, không gian cho trẻ vui chơi và các phương tiện cần thiết trong trò chơi.

+ Tiến trình hoạt động: Thực hiện theo các bước sau

Hoạt động mở đầu: Định hướng và kích thích hứng thú của trẻ vào chủ đề chơi đã được xác định.

Hoạt động trọng tâm: Tiến hành tổ chức trò chơi cho trẻ chơi

Hoạt động kết thúc: Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng bước sang hoạt động khác

Lưu ý: Khi lựa chọn nội dung, nhiệm vụ cho trẻ hợp tác với nhau trong trò chơi ĐVTCĐ cần chú ý:

Phải xuất phát từ hứng thú, nguyện vọng của trẻ. Giáo viên phải kích thích được tính tích cực nhận thức và nhu cầu hoạt động của trẻ. Vì khi đứa trẻ tham gia vào hoạt động, hợp tác cùng nhau sẽ làm cho trẻ thỏa mãn được nhu cầu của mình. Chính vì vậy giáo viên cần phải lựa chọn nội dung, nhiệm vụ chơi sao cho thỏa mãn đượ nhu cầu, nguyện vọng của trẻ.

Nội dung và các trò chơi phải hấp dẫn, mới lạ với trẻ. Bởi khi dó nó mới tạo ra được nhiều điều kiện cho trẻ trải nghiệm, hợp tác cùng nhau để vui chơi.

- Giáo viên cần nắm bắt được đặc điểm, cá tính của trẻ để dễ dàng giúp trẻ hợp tác vơi nhau trong hoạt động vui chơi.

- Giáo viên nên nghiên cứu kĩ những nhiệm vụ định hướng cho trẻ hợp tác với nhau.

- Giáo viên cần nắm bắt nhu cầu, khả năng, hứng thú của trẻ để lựa chọn nội dung, xác dịnh nhiệm vụ chơi cụ thể trong mỗi trò chơi.

3.1.2.3. Biện pháp 3: Tạo điều kiện đủ về không gian, thời gian, phương tiện để trẻ hợp tác với nhau khi chơi

* Mục đích

Tạo điều kiện về không gian, thời gian và phương tiện nhằm giúp trẻ hiểu và tập luyện dần dần các KNHT.

* Cách tiến hành

Để thực hiện biện pháp này giáo viên cần chú ý những điều sau: - Về không gian

Môi trường giáo dục rất quan trọng, nó có tác động mạnh mẽ đến hứng thú và hoạt động hợp tác. Trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của trẻ mầm non, ở đó trẻ được tham gia tất cả các hoạt động, trải nghiệm, tiếp xúc với môi trường xung quanh thông qua các hoạt động, các trò chơi mà giáo viên tổ chức, hướng dẫn ở trường mầm non. Ngoài ra giáo viên còn nên tạo môi trường vật chất hấp dẫn, thu hút sự chú ý của trẻ và có thể khơi gợi xúc cảm của trẻ vào vấn đề đó, từ đó thúc đẩy nhu cầu hoạt động của trẻ. Do vậy, tôi cho rằng giáo viên cần bố trí không gian hoạt động cho trẻ một cách khoa học, hợp lý sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, thuận tiện, kích thích trẻ tham gia trò chơi một cách tích cực.

Tuy nhiên khi cho trẻ hợp tác với nhau, tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề diện tích cho trẻ hợp tác với nhau. Cần đảm bảo có đủ chỗ cho tất cả mọi trẻ tham gia hoạt động.

- Về thời gian

Giáo viên cần cho trẻ có đủ thời gian để trao đổi, thảo luận, phân công, lắng nghe, thuyết phục lẫn nhau… tránh tình trạng thúc giục trẻ hoặc nôn nóng làm thay trẻ.

Muốn hình thành được một kĩ năng nào đó, đòi hỏi phải có sự luyện taaoj liên tục để kĩ năng đó trở nên thuần thục hơn. KNHT yêu cầu trẻ phải tương tác với

nhau giữa các thành viên trong nhóm chơi, mói liên hệ chặt chẽ giữa các trẻ với nhau và giữa trẻ với cô giáo. Quá trình hợp tác chỉ được thực hiện khi được trẻ tham gia trược tiếp vào hoạt động đối với đối tượng nhận thức. Có nghĩa là trẻ phải được lắng nghe ý kiến của nhau, cùng nhau trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ, hợp tác, đưa ra ý kiến thuyết phục để hoàn thành nhiệm vụ nhận thức chung. Để làm được điều đó, giáo viên cần phải cho trẻ một khoảng thời gian nhất định để hoạt động cùng nhau.

- Về phương tiện

Muốn trẻ cùng nhau thực hiện nhiệm vụ vui chơi, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cho cả cô và trẻ tha gia hoạt động và phải phù hợp với nội dung của trò chơi. Khi chuẩn bị giáo viên cần chú ý:

+ Đảm bảo tính thẩm mĩ + Đảm bảo tuyệt đối an toàn

+ Tận dụng những nguyên vật liệu mở trong thiên nhiên gần gũi, hấp dẫn, sẵn sàng có ở địa phương để làm công cụ phục vụ cho trò chơi của trẻ

+ Dễ sử dụng (nếu cần thiết giáo viên có thể hướng dẫn trẻ thực hiện)

* Điều kiện thực hiện

- Tận dụng tối đa diện tích có thể sử dụng

- Giao nhiệm vụ chơi phù hợp với thời gian cho phép

- Giao nhiệm vụ chơi cho trẻ phù hợp với từng trò chơi, nhiệm vụ chơi và các hành động chơi

3.1.2.4. . Biện pháp 4: Hướng dẫn trẻ biết cách hợp tác với nhau cùng thực hiện nhiệm vụ chung

* Mục đích

Dạy trẻ biết cách hợp tác với nhau như: biết suy nghĩ, trao đổi, đàm phán, thỏa hiệp với nhau cùng xây dựng ý tưởng, trao đổi, giúp đỡ, phân công nhiệm vụ và tìm ra các giải pháp thực hiện công việc chung. Từ đó rèn luyện và phát triển KNHT cho trẻ.

* Cách tiến hành

Khi hướng dẫn trẻ suy nghĩ là giúp trẻ trong một thời gian có thể nảy sinh nhiều ý tưởng, nhiều giả định về những vấn đề cần được giải quyết giáo viên cần:

- Phải xác định được những KNHT nào cần hình thành ở trẻ để có thể định hướng được mục đích, nhiệm vụ cần thực hiện.

- Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở để hướng trẻ suy nghĩ về những hành động, những kĩ năng mà trẻ sẽ thực hiện trong hoạt động hợp tác. Khi xây dựng câu hỏi cho trẻ giáo viên cần:

+ Nắm được khả năng nhận thức, ngôn ngữ, sự phát triển và rèn luyện các kĩ năng… của trẻ để có hệ thống câu hỏi phù hợp và hiệu quả.

+ Hệ thống câu hỏi phải được xây dựng từ dễ đến khó, từ gần đến xa. + Câu hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu.

- Lựa chọn một số thủ thuật thích hợp để sử dụng vào quá trình hướng dẫn nhằm giúp cho giáo viên kích thích hứng thú và sự tập trung chú ý của trẻ vào hoạt động hợp tác như: câu đố, bài thơ, trò chơi…

Ví dụ: Với chủ đề “Những dồ dùng trong gia đình” để tập trung sự chú ý của trẻ vào những đặc điểm của những đồ dùng trong gia đình, giáo viên có thể dùng trò chơi “Chiếc hộp kì diệu”. Cô đưa ra một chiếc hộp và nói đây là món quà mà bà Tiên muốn tặng cho lớp chúng mình. Chiếc hộp này chứa rất nhiều đồ dùng trong gia đình của chúng ta và nhiệm vụ của các con là hãy chọn một trong số những đồ dùng đó và nói ra những đặc điểm của nó. Khi nói đúng các con sẽ được bà Tiên tặng quà.

- Đàm thoại với trẻ về nội dung và nhiệm vụ mà trẻ cần làm trong hoạt động khám phá bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. Cô giáo nêu câu hỏi hoặc đặt vấn đề cần tìm hiểu với các nhóm, khích lệ trẻ phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt. Cô giáo cần chú ý lắng nghe và không được ngắt quãng của liên tưởng của trẻ. Sau đó tổng hợp các ý kiến của trẻ và hỏi xem còn trẻ nào thắc mắc hay bổ sung ý kiến nào không. Trong quá trình này yêu cầu giáo viên phải hoan nghênh, chấp nhận mà không cần phê phán, nhận định đúng, sai ngay.

Ví dụ: Với chủ đề “Bác sĩ” nhiệm vụ của trẻ là phải hợp tác với nhau để kham bệnh, để trẻ nắm được nhiệm vụ cô đàm thoại với trẻ: Bác sĩ dùng dụng cụ gì để khám bệnh, cách thực hiện như thế nào?....

- Cô thống kê lại tất cả các ý kiến, ý tưởng của trẻ và cùng trẻ lựa chọn các giải pháp hữu hiệu nhất. Sau khi đã thảo luận xong giáo viên cần phải nhấn mạnh kết luận này là kết quả hoạt động chung của tất cả trẻ. Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên trẻ đặc biệt là những trẻ nhút nhát sẽ trở nên bạo dạn hơn, các em học được

cách nhìn, trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe, có cả sự nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn. Từ đó giúp trẻ hợp tác với nhau hiệu quả hơn.

Ví dụ: Trong chủ đề “Xây dựng”, cô nên để trẻ trình bày ý tưởng của mình về cách xây dựng một khuôn viên trường mầm non (để cho tất cả mọi trẻ đều được trình bày), sau đó cô sẽ chốt lại những việc cần làm để xây dựng khuôn viên trường: đi trở ghạch, trồng cây, xây bờ rào… và đảm bảo là tất cả mọi trẻ được tham gia, đặc biệt những trẻ nhút nhát có thể mạnh bạo hơn khi tham gia làm việc cùng các bạn khác trong nhóm chơi.

- Giáo viên câng hướng dẫn một cách cẩn thận, kĩ lưỡng cho trẻ biết cách hợp tác với nhau cùng thực hiện nhiệm vụ. Cùng với sự hướng dẫn, giáo viên cần cho trẻ thời gian suy nghĩ, bàn bạc, đàm phán, thỏa thuận, xác định những công việc cần làm việc phân công nhiệm vụ mỗi người phụ trách một công việc cụ thể… Với kế hoạch phân công công việc rõ ràng như vậy sẽ rất thuận lợi cho trẻ khi thực hiện nhiệm vụ.

Ví dụ: Ở chủ đề “Đầu bếp giỏi” cô nói: Để ché biến được nhiều món ăn các con phải suy nghĩ, bàn bạc với nhau xem mình cần những dụng cụ nào?, những loại thực phẩm nào?, những công việc cần làm?, ai làm nhóm trưởng?, ai bật bếp?, ai rửa rau?... Nếu nhóm nào biết đàm thoại, hợp tác cùng nhau nấu được nhiều món và nhanh hơn sẽ là đội chiến thắng.

- Sau khi hướng dẫn cho trẻ xong, cô giáo cấn phải làm mẫu hợp tác để giúp trẻ hiểu và thực hiện theo.

- Khi đã giao nhiệm vụ và hướng dẫn trẻ cách hợp tác xong, cô giáo cần phải hỏi và yêu cầu trẻ nhắc lại nhiệm vụ cần làm, như vậy sẽ giúp trẻ nhớ lại những yêu cầu của cô đối với trẻ, qua đó sẽ giúp cô nắm được mức độ hiểu biết của trẻ để có cách điều chỉnh hoặc nhắc lại cho trẻ hiểu và nhớ lâu hơn. Với kế hoạch hoạt động cho các thành viên như vậy, các thành viên trong nhóm có nhiệm vụ là thực hiện theo đúng công việc đã được phân công và hiệu quả hợp tác của trẻ sẽ được tăng lên.

Ví dụ: Sau khi cô giáo giao nhiệm vụ cho trẻ là ru em ngủ thì cô sẽ hỏi lại trẻ: Chúng mình sẽ làm gì để ru cho em bé ngủ thật say nhỉ?. Khi trẻ trả lời xong cô sẽ nhắc lại những công việc mà từng nhóm trẻ phải chuânr bị để ru em bé ngủ.

Trong quá trình chơi của trẻ không nhất thiết phải cho trẻ hợp tác với nhau trog nhóm từ đầu đến cuối. Có nghĩa là trong quá trình hợp tác với nhau trẻ cũng cần phải có những lúc hoạt động cá nhân. Tuy nhiên hoạt động nhóm nhỏ vẫn là hoạt động chính. Vì vậy giáo viên phải chú ý đến thời điểm giao nhiệm vụ và hướng dẫn trẻ hợp tác để có tác động hiệu quả nhất.

- Khi trẻ đã thảo luận với nhau xong, cô giáo phải hướng dẫn lại cho trẻ nhớ việc hợp tác cùng nhau thực hiện nhiệm vụ nhận thức. Khi hướng dẫn cho trẻ thì ngôn ngữ của cô phải ngắn gọn, dễ hiểu, đặc biệt là cô phải luân nhấn mạnh cho trẻ biết với nhiệm vụ này trẻ cần phải hợp tác với nhau thì mới có thể hoàn thành được.

- Cô giáo quy định thời gian nhất định cho trẻ thực hiện nhiệm vụ. Sau khi đã

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện KNHT cho trẻ mấu giáo lớn (5 6 tuổi) thông qua trò chơi ĐVTCĐ (Trang 55 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)