Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi) thông qua trò chơi ĐVTCĐ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện KNHT cho trẻ mấu giáo lớn (5 6 tuổi) thông qua trò chơi ĐVTCĐ (Trang 29 - 37)

thông qua trò chơi ĐVTCĐ

1.4.4.1. Số lượng trẻ

KNHT là một trong những kĩ năng xã hội cần thiết. Nó giúp cho trẻ giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả, bởi lẽ đơn giản không ai tự giải quyết những vấn đề khó khăn một mình. Nếu có sự chung sức, hợp tác thì vấn đề ở trên trở nên dễ dàng hơn. Có rất nhiều công trình nghiên cứu cho rằng trẻ chỉ có thể làm việc chung sức cùng nhau giải quyết vấn đề hay trao đổi, thảo luận, thuyết phục nhau khi chúng cùng tham gia vào một nhóm và thực hiện một công việc nhằm hướng tới một mục đích chung. Và điều đó có nghĩa rằng số lượng trẻ hay quy mô nhóm có tầm quan trọng đến việc rèn KNHT cho trẻ.

Số lượng trẻ không chỉ tạo ra các mối quan hệ xã hội, các mối tương quan giữa các thành viên mà còn tạo ra các tình huống xã hội hóa trong vui chơi. Đồng thời số lượng trẻ cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy trẻ hợp tác, chia sẻ, lắng nghe, tôn trọng và chấp nhận người khác, biết tìm cách thuyết phục người khác, biết đánh giá kết quả chung khi tiến hành hợp tác. Chính vì vậy số lượng trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến việc rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, nếu quá ít trẻ trong một nhóm thì trẻ không có sự tương tác, các mối quan hệ khó được hình thành, trẻ ít có cơ hội để trao đổi ý kiến, lắng nghe ý tưởng của nhau. Nhưng nếu quá nhiều trẻ trong một nhóm thì làm cho các mối quan hệ trong nhóm trở nên phức tạp, lộn xộn, làm cho trẻ gặp rất nhiều khó khăn khi trao đổi, thỏa thuận, hợp tác, phân công nhiệm vụ và thực hiện ý tưởng.

1.4.4.2. Kinh nghiệm xã hội của trẻ

Vốn kinh nghiệm xã hội, biểu tượng về thế giới xung quanh của trẻ ngày càng phong phú theo sự phát triển của trẻ. Trẻ càng lớn thì kinh nghiệm, vốn sống

của trẻ càng đa dạng và chính xác. Giai đoạn từ 3-5 tuổi là giai đoạn tiếp nhận những kĩ năng và kiến thức làm nền tảng cho sự hình thành nhân cách và năng lực. Vì thế khi trẻ được 5 tuổi thì trẻ có khả năng tiếp thu lượng kiến thức không nhỏ. Ở lứa tuổi này, môi trường hoạt động giao tiếp của trẻ không chỉ gỏn gọn trong gia đình, nhà trường mà nó còn mở rộng các mối quan hệ khác. Trẻ bắt đầu quan tâm và tham gia các hoạt động xã hội khác nhau, được giao lưu, hợp tác với mọi người xung quanh. Đặc biệt là khi trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi cùng bạn bè, trẻ sẽ có nhiều cơ hội để thiết lập các mối quan hệ xã hội, giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm, tri thức cùng nhau… Trẻ 5 tuổi bắt đầu ý thức chan hòa với bạn bè cùng chơi. Trẻ đã biết thiết lập mối quan hệ rộng rãi và phong phú với bạn bè cùng lứa tuổi. Một khi trẻ đã tham gia vào nhiều hoạt động, mối quan hệ xã hội khác thì vốn kinh nghiệm xã hội của trẻ được tăng lên. Đồng thời trẻ sẽ độc lập, mạnh dạn, tự tin và dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng. Sự trưởng thành cả hai mặt tể chất lẫn trí tuệ của trẻ tuổi mẫu giáo, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi sẽ giúp cho trẻ giải quyết những vấn đề phức tạp hơn. Các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày như kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng lắng nghe, trao đổi và hợp tác… cũng dần hoàn thiện và phát triển.

Một đặc điểm tâm lý quan trọng trong độ tuổi này là ý thức về bản ngã (cái tôi) – trẻ bắt đầu biết cách phân biệt một cách rõ ràng giữa bản thân và những người xung quanh. Cũng từ đó mà trẻ biết cách tự đánh giá hành vi của người khác và bản thân, những người xung quanh, biết phân biệt cái xấu, cái tốt, cái được làm, cái không được làm. Trẻ bắt đầu biết hợp tác với người khác cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chung, trẻ học cách chấp nhận và tôn trọng cái riêng của người khác, cũng như thuyết phục người khác để bảo vệ ý kiến của mình.

Với sự phát triển của cơ thể, vốn hiểu biết về thế giới xung quanh, sự hoàn thiện và phát triển các kĩ năng cần thiết, cũng như sự chú ý bản ngã đó là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành kĩ năng của trẻ.

Hơn nữa, trẻ em rất ham hiểu biết, giàu óc tưởng tượng, ưa thích hoạt động để

khẳng định bản thân và đó là phẩm chất sẵn có của đứa trẻ. Nó được biểu hiện ở tính tích cực, chủ động tìm hiểu và nhận thức thế giới xung quanh, ở nhu cầu muốn tham gia vào hoạt động chơi. Có thể nói, không có một hoạt động nào như hoạt động vui chơi, khi trẻ tham gia thực sự là một chủ thể hoạt động tích cực (trẻ đi lại, trao đổi, nói năng một cách

tự do, trẻ tự nhiên giãi bày tình cảm của mình...)

Sự tích cực là nhu cầu mang tính cảm xúc cao của trẻ và có được trước khi có động cơ hoạt động. Khi trẻ tích cực, chủ động với công việc gì đó thì sẽ nảy sinh động cơ, mong muốn tham gia vào hoạt động đó và mang lại hiệu quả công việc cao hơn. Một câu chuyện hấp dẫn, trẻ tích cực, chủ động nghe thì sẽ nhớ lâu. Khi trẻ tích cực tham gia vào một trò chơi, trẻ sẽ chơi trò chơi đó tới cùng.

Sự hợp tác của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào sự tích cực, chủ động của trẻ. Trong hoạt động chung nếu thiếu tính tích cực, chủ động thì mối quan hệ hợp tác của trẻ sẽ không bền vững, lỏng lẻo và việc phát triển KNHT cho trẻ cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Sự tích cực, chủ động trong hoạt động sẽ tác động làm cho trẻ trở nên thân thiện, gần gũi, dễ đồng cảm và chia sẻ với nhau hơn. Đồng thời tích cực, chủ động sẽ làm giảm sự căng thẳng, mệt mỏi và mở ra con đường dẫn đến sự hợp tác. Sự tích cực, chủ động giúp cho trẻ tham gia vào hoạt động hợp tác một cách thoải mái, say mê và còn có thể làm thay đổi cả kết quả hoạt động của trẻ.

1.4.4.3. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Từ khi sinh ra cho đến khi trẻ được 5-6 tuổi, sự phát triển ngôn ngữ diễn ra nhanh hơn bất kì giai đoạn nào trong đời. Vốn từ của trẻ 5 tuổi vô cùng phong phú và phức tạp hơn. Trẻ đã sử dụng những loại câu tường thuật để miêu tả sự vật, hiện tượng, con người, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu hô ứng. Để cố gắng khám phá thế giới xung quanh, trẻ không ngừng đặt ra hàng loạt câu hỏi. Trẻ 5-6 tuổi cung có thể có những lời nói bày tỏ cảm xúc hoặc nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân. Trẻ cũng biết sử dụng lời nói để thỏa thuận, trao đổi và hợp tác, chỉ dẫn thuyết phục bạn bè trong hoạt động vui chơi, hay kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe hiểu được, kể lại được nội dung truyện đã nghe theo đúng trình tự. Khi sử dụng ngôn ngữ, trẻ đã biết kiên nhẫn chờ đợi đến lượt trong giao tiếp, trò chuyện, lắng nghe (không nói leo, ngắt lời người khác). Trẻ cũng biết hỏi lại hoặc cò những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói. Và đó cũng là điều kiện để trẻ có thể trao đổi, thảo luận, chia sẻ và thuyết phục.. với mọi người xung quanh. Theo các công trình nghiên cứu thì ngôn ngữ gắn liền với tư duy, ngôn ngữ là vỏ bọc của tư duy. Trong khi hợp tác thì ngôn ngữ là công cụ chính để giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ, giúp trẻ trao đổi, bàn bạc,

thống nhất, thuyết phục nhau. Trẻ sẽ không thể trao đổi, bàn bạc hay diễn đạt ý kiến của mình cho người khác thậm chí không hiểu người khác nói gì.

Tóm lại với sự phát triển của ngôn ngữ trẻ có thể dễ dàng diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu và cũng có thể hiểu được người khác. Trẻ có thể trao đổi, thuyết phục nhau nhờ vào ngôn ngữ. Nếu sự phát triển ngôn ngữ của trẻ gặp khó khăn thì trẻ có thể hiểu được người khác nói những gì cũng như diễn đạt mong muốn của mình cho người khác hiểu. Mặt khác trong quá trình hợp tác rất cần có sự trao đổi, chia sẻ, thuyết phục nhau nên ngôn ngữ có một vai trò nhất định ảnh hưởng đến quá trình rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ.

1.4.4.4. Hứng thú của trẻ khi tham gia vui chơi

Theo quan điểm “ lấy người học làm trung tâm” cũng nhấn mạnh đến hứng thú của trẻ. Dạy trẻ xuất phát từ nhu cầu, hứng thú của trẻ. Hứng thú là một trong những yếu tố quan trọng đẫn đến thành công. Hứng thú sẽ tác động đến mọi mặt tinh thần của con người, làm cho mọi người trở nên tích cực hơn, linh hoạt hơn, sáng tạo hơn. Hứng thú sẽ đưa ta đến sự đam mê rồi đi đến một tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc chung. Đây là một yếu tố cần thiết để công việc chung được hoàn thành và đạt hiệu quả cao.

Khi có hứng thú với nhiệm vụ chung thì trẻ dễ dàng chia sẻ, hợp tác và thuyết phục nhau… để có kết quả tốt. Thậm chí hứng thú có thể làm thay đổi kết quả khi hợp tác. Hứng thú đối với nhiệm vụ chung sẽ là động lực thúc đẩy làm biến đổi các mối quan hệ giữa các nhóm trẻ trong nhóm. Nhờ có hứng thú mà mọi sự căng thẳng, mệt mỏi sẽ giảm đi. Trẻ trở nên thân thiện, dễ hòa đồng,, thông cảm, chia sẻ với nhau hơn mà cũng từ đó mà trẻ có thể hợp tác một cách nhẹ nhàng, thoải mái và hiệu quả hơn. Nếu không có hứng thú với nhiệm vụ chung, mỗi trẻ sẽ có quan tâm đến những nhiệm vụ khác nhau, từ đó mối quan hệ hợp tác, chung sức của trẻ sẽ trở nên lỏng lẻo, không bền vững và việc rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ gặp nhiều khó khăn. Do đó đây là yếu tố căn bản cần thiết để giúp cho việc rèn KNHT cho trẻ hiệu quả.

1.4.4.5. Tác động của giáo viên

Trẻ 5-6 tuổi mong muốn được làm người lớn, trẻ hay bắt trước mọi hành động, cử chỉ , lời nói của những người xung quanh và thể hiện “cái chúng tôi” của mình trong mối quan hệ xã hội. “Ý thức bản ngã” của trẻ phát triển mạnh mẽ, trẻ

nhận ra mình và người khác, trẻ cũng đã biết nhận xét và đánh giá bản thân và người khác. Mặt khác mỗi trẻ có hoàn cảnh, điều kiện sống khác nhau, nền giáo dục gia đình khác nhau… nên mỗi trẻ là một tính cách hoàn toàn khác nhau. Do đó việc hợp tác, làm việc cùng nhau xảy ra mâu thuẫn, bất đồng, tranh cãi giữa các trẻ là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên trẻ chưa thể tự giải quyết nhũng mâu thuẫn, bất đồng đó, đẫn đến những hành vi tiêu cực như khóc la, cãi nhau thậm chí là đánh nhau. Chính vì thế giáo viên phải chú ý đến những riêng biệt đó của tưng trẻ, cần có cách tác động phù hợp, kịp thời để dạt được mục đích giáo dục. PGS.TS Đào Thanh Âm nghiên cứu về giáo dục MN đã nhấn mạnh để đạt được mục đích giáo dục thì cần đến sự tác động không chỉ của gia đình, xã hội, mà còn phải có sự tác động của giáo viên.

Do vậy để hình thành KNHT cho trẻ rất cần đến vai trò của người giáo viên. Giáo viên càng hướng dẫn trẻ cách làm hợp tác, dạy trẻ cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột theo hướng tích cực, dạy trẻ cách hợp tác, chia sẻ, thuyết phục người khác. Dạy trẻ biết cách đàm phán, trao đổi với nhau, lắng nghe nhau thay vì cãi vã gay gắt với nhau… Giáo viên có thể dạy trẻ cách không bạo lực để làm được điều mình muốn qua việc thực hiện nghệ thuật đàm phán, thỏa thuận ngay trong chính môi trường sống của trẻ. Chính sự đàm phán, thỏa thuận đã giúp trẻ có sự mặc cả với nhau và cùng hợp tác. Một khi trẻ biết cách thỏa thuận, trao đổi với nhau,cùng hợp tác với nhau thì việc trẻ làm việc hợp tác sẽ dễ dàng hơn. Nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên thì trẻ sẽ không hoàn thành công việc nói chung được, hay quá trình làm việc cùng nhau của trẻ sẽ rất lỏng lẻo, nhạt nhẽo và không đạt hiệu quả. Trong khi tổ chức các hoạt động theo hướng tích cực, tổ chức cho trẻ hoạt động cùng nhau trong những nhóm nhỏ, giáo viên cũng là người tạo ra nhiều cơ hội, làm nảy sinh ra nhiều tình huống có vấn đề, chứa đựng những xung đột để giúp trẻ hợp tác, tạo cơ hội để trao đổi, thảo luận, lắng nghe, thuyết phục, chia sẻ, chung sức với nhau… Sự tác động của giáo viên nhẹ nhàng, công bằng sẽ đem lại sự tin tưởng, gần gũi, thoải mái, tự tin cho trẻ mỗi khi trẻ cần sự trợ giúp của giáo viên.

Ngoài ra trong rất nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề này đã chỉ ra rằng giáo viên là người đưa ra những công việc, nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng. Từ đó mới kích thích trẻ tích cực làm việc cùng nhau, hợp tác mới hiệu quả.

Khác với người lớn, trẻ em thật sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học trong trường mầm non theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học”. Trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các hoạt đọng tìm tòi, khám phá của trẻ. Trẻ chủ động tham gia các hoạt động đó để phát triển khả năng, năng lực của mình. Trước những vấn đề trên, không chỉ cho trẻ hoạt động tích cực trong giờ học, mà còn phải cho trẻ hoạt động tích cực ở giờ chơi và mọi lúc mọi nơi. Cho nên việc tạo không gian cho trẻ hoạt động là rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực, được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kĩ năng của trẻ được củng cố và bổ sung.

Không gian cũng rất cần thiết cho hoạt động nhóm của trẻ. Bởi nếu không gian chật hẹp, diện tích không đủ cho trẻ hoạt động sẽ làm hạn chế niềm đam mê và thích thú của trẻ khi hoạt động theo nhóm. Ngoài ra nhóm trẻ có thể không tập trung cho công việc chung mà bị phân tán chú ý đến những sự kiện xung quanh hoặc hoạt động của nhóm khác. Việc thiết kế môi trường hoạt động, trang trí lớp cũng cần được chú ý. Đồ dùng, đồ chơi phải được sắp xếp hợp lý ở dạng mở, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ dễ dàng sử dụng cho hoạt động hợp tác của trẻ, lớp học trang trí nhẹ nhàng, đẹp mắt, chánh trang trí chằng chịt. Về môi trường trong và ngoài lớp có tác động trực tiếp đến cảm xúc của trẻ. Các nhà tâm lý đã chứng minh chỉ khi trẻ có cảm xúc tích cực thì việc hình thành kĩ năng cho trẻ mới thuận lợi hơn.

Thời gian cũng rất quan trọng cho trẻ có thể làm việc cùng nhau, trẻ ít

được nói hay bày tỏ ý tưởng của bản thân cũng khong có thời gian để thuyết phục bạn… trẻ sẽ bị động làm theo ý cả người lớn để có sản phẩm. Như vậy chúng ta đã vô tình thui chột, kìm hãm sự sáng tạo của trẻ và việc hình thành KNHT cho trẻ cũng không thành công. Trong quá trình hợp tác trẻ phải có thời gian để bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình, trẻ cần có thời gian để bàn bạc, trao đổi, thống nhất với nhau, thuyết phục nhau… tất cả những điều đó đều góp phần quan trọng vào quá trình hình thành KNHT cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi ĐVTCĐ, đặc biệt là trẻ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện KNHT cho trẻ mấu giáo lớn (5 6 tuổi) thông qua trò chơi ĐVTCĐ (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)