Khảo sát mức độ biểu hiện KNHT của trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi) thông qua trò chơi ĐVTCĐ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện KNHT cho trẻ mấu giáo lớn (5 6 tuổi) thông qua trò chơi ĐVTCĐ (Trang 46 - 53)

- Phải thực hiện đúng nội dung chương trình phân phối

Ngoài ra đồ dùng, đồ chơi chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi của trẻ, chưa có biện pháp để rèn kĩ năng cho trẻ, sự đánh giá của cán bộ chuyên môn cũng là một trong những khó khăn mà giáo viên gặp phải

Từ kết qả thu được ở trên có thể nói rằng: Muốn rèn KNHT cho trẻ cần có một hoạt động riêng biệt để rèn kĩ năng với những biện pháp phù hợp và đáp ứng về không gian, thời gian, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hợp tác với nhau.

2.6.2. Khảo sát mức độ biểu hiện KNHT của trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi) thông qua trò chơi ĐVTCĐ chơi ĐVTCĐ

Song song với công tác dự giờ để khảo sát các biện pháp mà giáo viên sử dụng để rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, đồng thời xuất phát từ ý kiến của giáo viên về lợi thế của hoạt động vui chơi đặc biệt là trò chơi ĐVTCĐ đối với việc rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tôi tiến hành quan sát, đánh giá những biểu hiện KNHT của trẻ và lựa chọn trò chơi phù hợp để tiến hành khảo sát.

Sau khi trao đổi, cung cấp kiến thức về KNHT, tôi tiến hành quan sát, đánh giá trẻ. Tôi tiến hành đánh giá trẻ của hai lớp mẫu giáo 5-6 tuổi của trường mầm non Phong Châu và hai lớp mẫu giáo trường mầm non Hùng Vương – thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ. Dựa vào phiếu quan sát có ghi rõ các tiêu chí đánh giá KNHT của trẻ, ghi chép và tính tỉ lệ phần trăm theo từng mức độ biểu hiện của mỗi tiêu chí.

Bảng 2.6. Thực trạng mức độ biểu hiện KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non Phong Châu

Số trẻ Mức độ

Tốt Trung bình Yếu

SL % SL % SL %

40 7 17,5 21 52,5 12 32,5

Bảng 2.7. Thực trạng mức độ biểu hiện KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non Hùng Vương

Số trẻ Mức độ

Tốt Trung bình Yếu

SL % SL % SL %

40 8 20 20 50 12 30

Từ bảng 2.6, 2.7 trên chúng ta có thể thấy thực trạng mức độ biểu hiện KNHT của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ rất rõ. Đó là, biểu hiện KNHT của trẻ thông qua trò chơi ĐVTCĐ chưa cao, chỉ đạt mức trung bình và yếu, tỉ lệ trung bình chiếm đến 52,5% ở trường mầm non Phong Châu và 50% ở trường mầm non Hùng Vương. Trong khi đó tỉ lệ loại tốt chỉ đạt 17,5% ở trường mầm non Phong Châu và 20% ở trường mầm non Hùng Vương, loại yếu còn chiếm 32,5% ở trường mầm non Phong Châu và 30% ở trường mầm non Hùng vương.

Xem xét mức độ biểu hiện KNHT ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Phong Châu và trường mầm non Hùng Vương- thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ tôi cũng nhận thấy: Mức độ yếu và trung bình chiếm tỉ lệ cao, mức độ tốt còn thấp. NHư vậy mức độ biểu hiện KNHT của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non chưa cao và đây là vấn đề đáng được quan tâm.

Trong trò chơi ĐVTCĐ với đặc thù là hoạt động diễn ra theo các chủ đề. Do vậy việc tổ chức các trò chơi của giáo viên chưa có biện pháp rèn cho trẻ khả năng hợp tác với nhau trong khi chơi mà nó còn thiên về sự phân công, bố trí và sắp xếp, những trẻ khá thường đảm nhận những vai chính, còn trẻ yếu kém hơn thì làm theo chỉ dẫn của bạn và cô.

Trong trò chơi ĐVTCĐ biểu hiện KNHT của trẻ, chúng ta rất dễ nhận thấy ở trẻ. Đó là trẻ tuân theo sự chỉ định cả về luật chơi và sự hướng dẫn của bạn cũng như của cô giáo. Trên thực tế, giáo viên thường phân công nhiệm vụ cho những trẻ khá giỏi để thực hiện trò chơi, hay đảm nhận những vai chính. Vì vậy, khi trẻ đó đưa ra ý kiến ngiễm nhiên những trẻ khác sẽ làm theo mà không có cơ hội bày tỏ quan điểm, chia sẻ ý tưởng, không được bàn bạc với nhau… phải chấp nhận theo ý của bạn khác. Chính vì vậy lúc đầu trẻ vui chơi cùng nhau, nhưng lúc sau không khí vui vẻ giảm dần và trẻ có biểu hiện chán nản, đùa nghịch và còn xảy ra xung đột với nhau, trẻ có biểu hiện lơ đãng với trò chơi và dần thích làm theo ý của mình. Từ đó quan hệ hợp tác của trẻ ngày càng trở nên lỏng lẻo, mờ nhạt.

Ví dụ: Ở lớp 5 tuổi A3 có cháu Nguyễn Anh Thư rất có tố chất của một thủ lĩnh. Do vậy khi tham gia các trò chơi giáo viên thường phân công cho cháu này đảm nhiệm vai tổ trưởng và phân công nhiệm vụ cho các bạn khác trong cùng nhóm chơi. Theo quan sát của tôi, khi tham gia trò chơi một mình cháu Thư tự phân công việc cho các bạn khác làm mà các bạn đó không được phếp cãi. Ban đầu trẻ chơi với nhau khá vui nhưng về sau thì tan rã dần và nhóm trẻ bị phá.

Trong khi chơi, một số trẻ biết trao đổi, phân công rất ít. Thường là trẻ “thủ lĩnh” phân công mà không có sự trao đổi với nhau. Nguyên nhân là do giáo viên chưa tạo điều kiện cho trẻ được thảo luận, trao đổi với nhau mà giáo viên thường áp đặt ý kiến chủ quan của giáo viên mà yêu cầu trẻ làm theo. Ngoài ra như đã nói ở trên, hiện nay ở trường mầm non khi cho trẻ hợp tác với nhau thì giáo viên thường chọn những vai chính, vai khó cho trẻ khá giỏi làm, đây cũng là nguyên nhân chính khiến trẻ không biết trao đổi, hợp tác, bàn bạc với nhau. Song trong quá trình chơi không phải lúc nào trẻ cũng hợp tác với nhau một cách nhẹ nhàng. Đôi khi giữa trẻ có những mâu thuẫn, chỉ có 3% là trẻ biết giải quyết xung đột, đây là một tỉ lệ rất thấp. Nguyên nhân là do giáo viên chưa tạo điều kiện đầy đủ thời gian để trẻ thuyết phục nhau, trẻ chưa có thói quen thỏa thuận, nhân nhượng cũng chưa biết cách can

thiệp của người thứ ba (cô giáo hoặc bạn khác) mà khi có xung đột xảy ra trẻ thường giằng co, cãi nahu, đánh nhau hoặc đi tìm cô giáo. Nếu giáo viên cho trẻ từ từ thuyết phục nhau tìm ra ý tưởng chung thì hoạt động đó sẽ tốn thời gian hơn so với quy định, do vậy mà giáo viên thường áp đặt , thậm chí là còn hối thúc trẻ.

Ví dụ: Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi giáo viên chưa chú ý đến việc đổi vai cho trẻ. Do vậy chỉ có những trẻ có tố chất làm “thủ lĩnh” thì mới được chọn làm những việc hay đóng các vai chính trong trò chơi. Với những trẻ này thì sử lí các tình huống sảy ra trong nhóm chơi rất tốt. Và ngược lại với những trẻ ít được vào vai thủ lĩnh thì kém hơn trong việc sử lí và quản các bạn trong nhóm chơi. Khi có tình huống chuwagiair quyết được thậm chí còn không biết nhờ sự giúp đỡ của cô giáo. Từ đó nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chơi của trẻ về sau.

Bên cạnh đó, qua quan sát tôi nhận thấy rằng: Trẻ cũng chưa biết lắng nghe nhau nói, còn xen ngang, ngắt lời hoặc không nghe khi bạn khác đang nói, dẫn đến tình trạng cãi nhau, ồn ào mà không thể đi đến đích cuối cùng của trò chơi. Nguyên nhân là do giáo viên chưa chú ý hướng dẫn trẻ lắng nghe nhau, thậm chí cô giáo còn chưa thật sự nghiêm khác với trẻ. Khi trẻ hợp tác cùng nhau cô giáo lại quá chú ý đến kết quả chơi mà không quan tâm đến quá trình chơi của trẻ, chưa đánh giá được hết khả năng của trẻ khi làm việc cùng nhau.

Qua quan sát các trò chơi của trẻ, lúc đầu trẻ thường có xu hướng thực hiện nhiệm vụ một mình, trẻ sẽ không hài lòng khi có người giúp đỡ, nhưng càng về cuối hoạt động (khi một số trẻ đã làm xong nhiệm vụ được giao) thì trẻ bắt đầu có sự chia sẻ, giúp đỡ bạn khác, mong muốn được giúp đỡ để hoàn thành nhiệm vụ chơi. Ngay trong quá trình hợp tác khi chơi giữa trẻ cũng xuất hiện yếu tố thắng thua bởi vì khi cho trẻ hợp tác giáo viên thường đưa ra các tiêu chí ai nhanh hơn, ai thông minh hơn, ai khéo hơn… chính xác tiêu chí đó mà làm cho trẻ có tâm lý thắng thua trẻ hoàn toàn hông biết phải có sự phối hợp, chia sẻ chung sức… với nhau thì mới hoàn thành nhiệm vụ chơi, chơi mới đạt hiệu quả… Chẳng hạn trong góc bán hàng có trẻ Liêu Bảo Ngọc, Nguyễn Quỳnh Anh, Ngô Khánh Chi, Nguyễn Việt Anh (A), ban đầu bốn trẻ này chơi theo kiểu chơi một mình, mỗi trẻ một nhiệm vụ (Ngọc: Trải chiếu lấy chỗ bày hàng, Anh thì lấy hàng ra bày, Chi và Việt Anh đóng vai người mua hàng), mỗi trẻ đều cố gắng thực hiện xong nhiệm vụ của mình mà không

cần chú ý đến bạn bên cạnh. Tuy nhiên về sau khi cháu ngọc trải chiếu xong đã biết sang giúp cháu Quỳnh Anh lấy hàng ra bày và cả hai cùng ngồi bán hàng.

Thực tế ở trò chơi trên, khả năng hợp tác của trẻ tham gia xây dựng trường mầm non còn thiên về sự phân công của cô giáo, ngay trong quá trình chơi cô giáo luôn quan tâm đến kết quả chơi, chứ không hề để ý đến việc rèn cho trẻ cách làm việc hợp tác với nhau, thiên về gợi ý cách xây dựng cho trẻ chứ không để trẻ có cơ hội được bàn bạc, thảo luận và phân công công việc cho nhau. Trong trò chơi này cô giáo phân công từng nhóm cho trẻ thực hiện công việc xây dựng trường mầm non, yếu tố thắng thua, đẹp xấu trong trò chơi được chú trọng sa mỗi lần trẻ thực hiện xong công việc của mình, vì thế trẻ luôn mong muốn làm nhanh hơn, hoàn thành xong trước để được cô giáo khen ngợi. Do đó, trẻ thường giúp hoặc làm thay bạn khác để xong việc. Cứ như vậy, yếu tố hợp tác trong trò chơi này dần dần mờ nhạt đi mà xuất hiện là sự phân công bố trí sẵn của giáo viên giao cho trẻ thực hiện. Trẻ không được trao đổi với nhau về tất cả các công việc xây dựng trường mầm non theo ý tưởng của mình, không có cơ hội được chia sẻ, trao đổi ý kiến với các bạn khác… Qua thực tế cho thấy một số cô giáo mầm non khi tổ chức cho trẻ tham gia trò chơi cũng chưa chú trọng việc hình thành kĩ năng sống và trí tưởng tượng cho trẻ. Thực sự đáng tiếc khi những cơ hội rất quan trọng đã bị bỏ qua. Hãy xem thử một nhóm trẻ cùng tham gia trò chơi xây dựng , sẽ thấy được giá trị thật độc đáo của việc phát triển nhân cách hay hình thành kĩ năng sống cho trẻ. Ở đó xã hội trẻ em được hình thành một cách rất thú vị: Có thủ lĩnh, có nhóm, có sự tưng thân, tương trợ, có sự giúp đỡ lẫn nhau, có những cơ hội để trí tưởng tượng của trẻ được phát triển. Trong khi chơi trẻ bầu ra nhóm trưởng và biết phân công rạch ròi công việc cho từng thành viên trong nhóm, như bé này lấy gạch xây hàng rào, bé kia đi tìm cây xanh về trồng, các bé khác sẽ tìm vật liệu làm cổng, làm lối đi nội bộ, làm vườn hoa… Và không cần giải thích gì nhiều, khi một trẻ được bầu làm nhóm trưởng thì các bé khác sẵn sàng phục tùng và chấp nhận sự phân công.

Qua dự giờ, khảo sát đối tượng cho trẻ nhận thức còn đơn điệu, nội dung nhiệm vụ hoạt động còn thiên về lý thuyết. Giáo viên vẫn theo lối cũ, cô giáo hướng dẫn, giảng giải, trẻ làm theo, thậm chí là làm thay trẻ, do đó trẻ ít có cơ hội được làm việc cùng nhau. Như vậy có thể thấy rằng khả năng hợp tác của trẻ còn phụ thuộc rất nhiều vào vai trò, khả năng của giáo viên. Trẻ chỉ có thể thực hiện được

biểu hiện của kĩ năng khi giáo viên xây dựng được nội dung, nhiệm vụ nhận thức, hình thức tổ chức thực hiện trò chơi phù hợp với trẻ.

Ví dụ: trong góc tạo hình của trẻ ở lớp 5 tuổi A3 trường Mầm non Hùng Vương với bài “xé dán mây”. Cô giáo giao cho trẻ xé và dán những đám mây nhưng do trẻ chưa có nhiều kĩ năng nên việc xé dán còn gặp nhiều khó khăn và tốc độ còn chậm. Do vậy một số giáo viên đã tự tay xé và dán luôn cho trẻ mà không cho trẻ cơ hội để trẻ tự thực hiện. Và chính việc làm này của giáo viên đã gián tiếp làm mất đi kĩ năng tạo hình, cụ thể là kĩ năng xé dán của trẻ.

Tóm lại: Qua khảo sát thực trạng việc rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non Phong Châu – thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ, tôi nhận thấy rằng: Về cơ bản trẻ đã có biểu hiện của nhu cầu hợp tác. Song biểu hiện đó chưa cao, mức độ rèn KNHT cho trẻ còn thấp, đa số trẻ còn thiếu kiên trì, chưa biết nhường nhịn lẫn nhau vì vậy số trẻ ở mức trung bình và yếu chiếm tỉ lệ cao. Quá trình rèn KNHT cho trẻ phần lớn phụ thuộc vào biện pháp giáo dục của giáo viên. Do đó, việc rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ phải trải qua nghiên cứu và thực hiện các biện pháp để tiến hành có hiệu quả nhất.

Tiểu kết chương 2

Qua nghiên cứu thực tiễn, tôi rút ra được một số kết luận như sau:

- Trên thực tế, bước đầu giáo viên đã nhận thức được tầm quan trong của việc rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Tuy nhiên, nhận thức đó chưa thực sự đầy đủ và sâu sắc, bởi vậy cũng cần có những biện pháp tác động phù hợp hơn nữa để rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

- Hiện nay với nhu cầu của xã hội thì việc rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là thật sự cần thiết. Tôi cho rằng KNHT của trẻ được thực hiện ngay trong trường mầm non và đó cũng là sự đóng góp vào sự phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.

- Trò chơi ĐVTCĐ chiếm ưu thế đặc biệt trong mọi hoạt động của trẻ ở trường mầm non. Thông qua hoạt động chơi của trẻ, giáo viên có thể rèn KNHT cho trẻ một cách thuận lợi. Mặt khác nếu các biện pháp mà giáo viên sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ có hiệu quả tốt, thì không những KNHT của trẻ được phát triển, rèn luyện mà còn giúp trẻ rèn luyện nhiều phẩm chất đạo đức cần thiết khác cho quá trình hoạt động và cuộc sống sau này.

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện KNHT cho trẻ mấu giáo lớn (5 6 tuổi) thông qua trò chơi ĐVTCĐ (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)