Biểu hiện kỹ năng hợp tác của trẻ MG trong trò chơi ĐVCCĐ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện KNHT cho trẻ mấu giáo lớn (5 6 tuổi) thông qua trò chơi ĐVTCĐ (Trang 27 - 28)

KNHT được biểu hiện ra bên ngoài ở trẻ bằng sự thoả thuận cùng nhau về công việc được giao; tích cực chấp nhận sự phân công nhiệm vụ của nhóm chơi; phối hợp hành động chơi với các bạn để thực hiện các trò chơi; cùng nhau chia sẻ ý tưởng - kinh nghiệm với các bạn cùng chơi; giải quyết xung đột trong khi chơi để cùng thực hiện công việc chung; có kỹ năng thiết lập mối quan hệ với các bạn cùng chơi, thiết lập quan hệ giữa các vai chơi, các nhóm chơi. Cụ thể:

- Trẻ thỏa thuận với nhau về công việc được giao. Mỗi thành viên trẻ trong nhóm chơi sau khi nhận nhiệm vụ chơi từ cô giáo, đều cố gắng làm tốt phần việc của mình và giúp đỡ bạn trong nhóm cùng chơi. Trước khi chơi trẻ biết thỏa thuận với nhau, cùng nhau tìm đồ dùng, dụng cụ hay vật thay thế... để thực hiện nhiệm vụ chơi.

Ví dụ: Khi chơi trò chơi: “Bác sĩ”, trẻ thỏa thuận với nhau, phân vai cho nhau, tìm kiếm vật thay thế ống nghe, kim tiêm để thực hiện trò chơi “Bác sĩ” mà cô giáo giao cho nhóm.

- Tích cực chấp nhận sự phân công của nhóm chơi. Trong nhóm chơi của trẻ không phải trẻ nào cũng có tư chất làm thủ lĩnh. Tuy nhiên khi trẻ làm thủ lĩnh phân công vai chơi hay nhiệm vụ cho bạn cùng nhóm, thì tất cả các trẻ đều vui vẻ chấp nhận và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Ví dụ: Trong trò chơi “Bán hàng” sau khi thỏa thuận với nhau có trẻ thì tự nhận vai chơi, nhưng có trẻ thì lại chờ bạn công công công việc cho mình rồi thực hiện công việc đó. Tuy nhiên tất cả đều nhận và làm tốt cong việc của người bán hàng và người mua hàng.

- Phối hợp hành động và cùng nhau cha sẻ kinh nghiệm – ý tưởng với bạn trong nhóm chơi. Khi chơi trẻ biết rút kinh nghiệm, biết nói ra ý tưởng của mình và đôi khi còn được bạn tán thưởng và thực hiện tốt ý tưởng đó.

Ví dụ: Trẻ cùng chơi một trò chơi như “Đua ngựa” nhưng trẻ đã từng chơi rồi thì biết cách chơi hơn, chơi nhanh nhẹn hơn và có nhiều ý tưởng hơn. Trẻ đó đó thể đưa ra ý kiến là lấy cái cây trang trí vào thành con ngựa thay cho ý tưởng lấy ghế làm ngựa chẳng hạn.

Qua đây, có thể thấy trẻ MG nói chung và trẻ MG lớn nói riêng đã có những biểu hiện hết sức rõ nét về sự hợp tác. Sự hợp tác của trẻ MG được phát triển không chỉ phụ thuộc vào lứa tuổi mà còn phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tổ chức, hướng dẫn của người lớn. Nếu người lớn không quan tâm, không tạo điều kiện cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động chung của tập thể với những nội dung, cách thức, phương pháp hấp dẫn thì sự hình thành và phát triển các KNHT của trẻ sẽ bị hạn chế. Chính vì vậy, vấn đề phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ ở lứa tuổi này là hết sức quan trọng và cần thiết. Có thể nói rằng đây là thời điểm thuận lợi nhất để rèn KNHT cho trẻ. Bỏ qua thời kỳ này, không quan tâm đến việc rèn KNHT cho trẻ là một sai lầm nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện KNHT cho trẻ mấu giáo lớn (5 6 tuổi) thông qua trò chơi ĐVTCĐ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)