Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện KNHT cho trẻ mấu giáo lớn (5 6 tuổi) thông qua trò chơi ĐVTCĐ (Trang 72 - 82)

- Tôi tiến hành thực nghiệm các biện pháp rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo

3.2.6. Kết quả thực nghiệm

3.2.6.1. Kết quả khảo sát trước thực nghiệm

Kết quả khảo sát mức độ rèn luyện KNHT của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm (tính theo %).

Bảng 3.1: Mức độ rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm (tính theo %)

Lớp Số trẻ Mức độ (%)

Tốt Trung bình Yếu

TN 40 33 38 29

Biểu đồ 3.1: Mức độ rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở lớp TN và lớp ĐC trước thực nghiệm (tính theo %)

Kết quả ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy mức độ biểu hiện kĩ năng hợp tác của hai lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau, chưa có sự chênh lệch quá lớn và đều chưa cao. Cụ thể:

Mức độ tốt của trẻ ở cả hai lớp còn thấp, lớp thực nghiệm chiếm 33% và lớp đối chứng là 32%, mức độ trung bình chiếm tỉ lệ cao và số trẻ ở mức độ yếu còn tương đối nhiều: lớp tực nghiệm chiếm 29%, lớp đối chứng chiếm 30%.

Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện KNHT của trẻ ban đầu là tương đương nhau và xoay quanh mức độ 2, tỉ lệ đạt mức độ 3 còn cao trong khi đó tỉ lệ ở mức độ 1 còn tương đối thấp. Đây là kĩ năng tương đối khó đối với trẻ, muốn có được kĩ năng này đòi hỏi trẻ phải có một kĩ năng hợp tác nhất định và phải kiên trì rèn luyện.

Bảng 3.2: Mức độ rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở lớp ĐC và lớp TN trước thực nghiệm (theo TC)

Lớp Số trẻ Tiêu chí đánh giá

TC1 TC2 TC3

ĐC 40 1.60 2.16 2.06

Biểu đồ 3.2: Mức độ rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở lớp ĐC và lớp TN trước thực nghiệm (tính theo tiêu chí)

Từ bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 chúng ta có thể thấy rất rõ mức độ biểu hiện kĩ năng hợp tác ( tính theo TC) của hai nhóm là tương đương nhau. Qua quan sát hoạt động vui chơi đặc biệt là trò chơi ĐVTCĐ theo hai chủ đề của trẻ: Chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên, chủ đề Nghề nghiệp tôi nhận thấy rằng kĩ năng này của trẻ ở trẻ cả hai nhóm lớp ĐC và TN đều chưa thực sự được cao, trẻ chưa biết nhường nhịn nhau, chưa thực sự đoàn kết và họp tác với nhau trong khi chơi.

Tiêu chí 1: Lắng nghe ý kiến của người khác, trao đổi ý kiến của mình với bạn, khi cho trẻ chơi trò chơi ĐVTCĐ hầu hết trẻ chưa biết cách trao đổi, thỏa thuận với nhau để thực hiện nhiệm vụ vui chơi, do vậy mức độ biểu hiện KNHT của trẻ còn khá thấp.

Tiêu chí 2: Chấp nhận sự phân công từ người lớn và nhóm bạn, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản từ người khác ở cả hai lớp TN và ĐC đều đạt ở mức trung bình. Trẻ thực hiện nhiệm vụ chơi một cách lúng túng, chưa đúng yêu cầu mà cô đặt ra.

Tiêu chí 3: Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè. Ở tiêu chí này điểm trung bình của nhóm TN là 2.04 điểm và nhóm ĐC là 2.08. Kết quả này cho thấy trẻ chưa thực sự đàn kết với nhau khi vui chơi, vẫn còn tranh giành đồ chơi, vai chơi

không chịu nhường nhịn nhau. KNHT của trẻ còn tương đối thấp, trẻ chưa thực sự hà đồng cùng thực hiện mọi hoạt động chơi.

Kết quả trước thực nghiệm: Qua quá trình khảo sát, tôi nhận thấy rằng: KNHT của trẻ ở hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm không có sự chênh lệch quá lớn ở các chủ đề. KNHT của cả hai nhóm đều đạt ở mức trung bình, điều đó chứng tỏ rằng các biện pháp tác động của giáo viên chưa thực sự có hiệu quả. Hầu hết trẻ đều biểu hiện KNHT của mình ở mức độ 2 và 3, mức độ 1 tương đối ít. Do vậy, đòi hỏi các giáo viên cần có những biện pháp thích hợp nhằm phát triển tối đa KNHT của trẻ.

3.2.6.2. Kết quả khảo sát sau thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành tổ chức cho trẻ chơi theo các trò chơi ĐVTCĐ của các chủ đề thế giới Thực vật, chủ đề Giao thông và chủ đề Quê hương ở cả hai nhóm lớp TN và ĐC. Tôi tiến hành trao đổi với giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ ở nhóm TN và đề nghị dùng các biện pháp mà tôi đã đề xuất, các biện pháp này được sử dụng đan xen, hỗ trợ nhau trong hai chủ đề.

* So sánh kết quả rèn KNHT ở hai nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm

Bảng 3.3: Mức độ rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm (tính theo %)

Lớp Số trẻ Mức độ (%)

Tốt Trung bình Yếu

TN 40 75 15 10

Biểu đồ 3.3: Mức độ rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm (tính theo %)

Kết quả ở bảng 3.3 và biểu đồ 3.3 cho thấy mức độ biểu hiện KNHT của trẻ ở hai lớp ĐC và TN sau khi tác động những biện pháp mà tôi đề xuất, lớp TN có tiến bộ rõ rệt so với nhóm ĐC và so với thời điểm trước thực nghiệm

- Mức độ tốt của lớp TN tăng lên chiếm 75%, lớp ĐC là 34%. Trẻ hứng thú tham gia trò chơi, biết lắng nghe ý kiến của nhau để xây dựng ý tưởng chơi, đoàn kết khi chơi và trao đổi ý kiến của mình để tạo ra các tình huống chơi hấp dẫn.

- Mức độ trung bình: Trẻ mới bắt đầu biết lắng nghe và trao đỏi ý kiến với bạn khi tham gia trò chơi ĐVTCĐ sau rồi giảm dần 15% ở nhóm TN và 34% ở nhóm ĐC, trẻ lựa chọn nội dung chơi, trao đổi với nhau dưới sự hướng dẫn cả giáo viên, trẻ bắt đầu biết nhường vai chơi cho bạn.

- Mức độ yếu: Sau khi áp dụng các biện pháp mà tôi đã đề xuất, mức độ 3 giảm đáng kể: Ở lớp TN chỉ còn 10%, lớp ĐC là 37%.

Như vậy ở nhóm lớp ĐC khi sử dụng các biện pháp cũ thì các mức độ biểu hiện KNHT cũng tăng lên, nhưng đó là sự tăng lên theo thời gian chứ không phải sự tác động của các biện pháp và kết quả cũng không cao bằng lớp TN. Trẻ nào ở mức độ tốt thì vẫn ở mức độ tốt, trẻ nào yếu thì vẫn yếu do chưa được áp dụng các biện pháp hợp lý để khắc phục những hạn chế về mặt kĩ năng của trẻ.

Sự chênh lệch cho thấy, sau thời gian thực nghiệm mức độ biểu hiện KNHT của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở nhóm TN tiến bộ hơn rất nhiều so với trẻ ở nhóm ĐC. Điều đó khẳng định hiệu quả của hệ thống các biện pháp để tổ chức trò chơi ĐVTCĐ mà tôi đã đưa ra. Điều đó tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm KNHT. Qua đó KNHT của trẻ được rèn luyên và phát triển cao hơn, bền vững hơn.

Bảng 3.4: Mức độ rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm (tính theo tiêu chí)

Lớp Số trẻ Tiêu chí đánh giá

TC1 TC2 TC3

TN 40 2.85 3.00 2.90

ĐC 40 1.92 2.36 2.20

Biểu đồ 3.4: Mức độ rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở lớp TN và lớp ĐC sau thực nghiệm (tính theo %)

Từ bảng 3.4 và biểu đồ 3.4, tôi có thể kết luận rằng: Sau khi tác động vào lớp TN bằng các biện pháp đề xuất thì trẻ ở lớp TN có tiến bộ đáng kể. Cụ thể:

Tiêu chí đánh giá về KNHT của trẻ ở cả hai nhóm lớp TN và ĐC chênh lệch 1 điểm, trong đó nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Điều đó khẳng định trẻ ở nhóm thực nghiệm có KNHT cao hơn trẻ ở nhóm ĐC, trẻ biết lắng nghe ý kiến của nhau, biết trao đổi bàn bạc để thống nhất vai chơi, hành động chơi, trẻ sẵn sàng thực hiện và đảm nhận mọi nhiệm vụ và vai chơi do nhóm phân công và ở nhóm TN đã có sự

đoàn kết cùng nhau thực hiện nhiệm vụ, vai chơi, biết giải quyết xung đột một cách khéo léo. Ở cả ba tiêu chí trẻ ở nhóm Tn đều đạt được điểm ở mức độ tốt, điều này cho thấy KNHT của trẻ ở nhóm này tương đối tốt.

Điểm của trẻ ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, ở tiêu chí 1 nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là 0.93 điểm, tiêu chí 2 nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là 0.37 điểm, ở tiêu chí 3 nhóm ĐC thấp hơn nhóm TN là 0,7 điểm.

KNHT của trẻ ở nhóm ĐC kém hơn nhóm TN là 2.85 điểm, nhóm ĐC là 1.60 điểm (tương đương mức độ yếu). Điều này cho thấy trẻ được trải nghiệm nhiều thì trẻ sẽ có nhiều kinh nghiệm và kinh nghiệm sẽ trở thành tri thức, kĩ năng vốn có trong đầu trẻ. Càng ngày vốn tri thức của trẻ càng được phát triển. Do vậy trẻ ở nhóm TN có nhiều cơ hội để hoạt động hơn trẻ ở nhóm ĐC, từ đó KNHT của trẻ cũng được nâng cao và bền vững hơn trẻ ở nhóm ĐC.

Kết quả sau thực nghiệm: Qua sự phân tích kết quả thực nghiệm trên cho

thấy: Sau thực nghiệm các kết quả về giá trị %, điểm trung bình và điểm của các tiêu chí của nhóm TN đều cao hơn nhóm ĐC và cao hơn nhóm TN trước TN. Tuy lớp TN và ĐC tiến hành trên cùng một cơ sở vật chất, cùng một hoạt động nhưng khi tác động các biện pháp đề xuất vào lớp TN thì số trẻ ở mức độ 1 tăng lên và cao hơn lớp ĐC đặc biệt trẻ ở mức độ 3 còn rất ít, điều này chứng minh rằng: Khi sử dụng các biện pháp rèn KNHT cho trẻ thông qua trò chơi ĐVTCĐ đã đề xuất, thì kĩ năng chấp nhận sự phân công của nhóm bạn, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản từ người khác của trẻ ở lớp TN là có hiệu quả và cao hơn lớp ĐC lúc trước thử nghiệm.

3.2.6.3. Kết quả tác động của các biện pháp thực nghiệm của trẻ ở nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm

Sau thời gian tiến hành thực nghiệm, tôi tiến hành đo lại mức độ rèn KNHT của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ, so sánh kết quả này với kết quả trước thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi các biện pháp đã đề xuất, qua đó chứng minh tính đúng đắn cho giả thuyết khoa học đã nêu ở phần mở đầu. Kết quả được thực hiện như sau:

Bảng 3.5: Mức độ rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở lớp TN trước và sau thực nghiệm (tính ttheo %)

Thời gian Số trẻ Mức độ

Tốt Trung bình Yếu

Trước TN 40 33 38 29

Sau TN 40 75 15 10

Biểu đồ 3.5: Mức độ rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở lớp TN trước và sau thực nghiệm (tính theo %)

Kết quả trên cho thấy, sau thực nghiệm mức độ rèn KNHT của trẻ đã có sự tiến bộ vượt bậc. Cụ thể: Trẻ đạt loại tốt chiếm tỉ lệ cao nhất (75%) tăng 42% so với trước thử nghiệm, trẻ đạt loại yếu chỉ còn 10%, trẻ đạt loại trung bình giảm xuống còn 15% (trước thực nghiệm là 29%). Điều này chứng tỏ sau thực nghiệm hầu hết trẻ biết và thực hiện các hết các KNHT, trẻ hiểu được hiệu quả của việc hợp tác với nhau và xử lý tình huống sảy ra trong quá trình chơi rất nhanh và chính xác, trẻ biết phân công nhiệm vụ cho nhau và thực hiện nhiệm vụ chơi một cách hứng thú.

Trong quá trình tiến hành thực nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng: Trước thực nghiệm cháu Liêu Bảo Ngọc rất hay chơi một mình, đôi khi còn tranh giành đồ chơi với bạn và không bao giờ chịu nhận bất cứ nhiệm vụ nào các bạn trong nhóm phân công, cháu Ngọc chỉ muốn mình đóng vai trò thủ lĩnh để phân công cho các bạn.

Nhưng sau khi tiến hành thực nghiệm với sự tác động của các biện pháp mà chúng tôi đưa ra thì cháu đã hòa đồng hơn với bạn, chơi góc này góc khác, thậm chí còn thích chơi và đề xuất chơi cùng các bạn,

Các trẻ trong nhóm thực nghiệm trướcTN rất ít nói, nhưng sau khi có sự tác động của các biện pháp mà chúng tôi đưa ra thì trẻ nói nhiều hơn, đề xuất ý kiến với bạn cùng chơi, không còn trẻ tranh cãi nhau trong việc phân công nhiệm vụ và công việc mà trẻ biết cách thỏa thuận và chấ nhận sự phân công của các bạn trong nhóm để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chơi. Đôi khi trẻ còn biết cách bày tỏ ý kiến của mình với các bạn và đực bạn hưởng ứng theo.

Ví dụ: Cháu Nguyễn Đăng Dương trước TN cháu rất ít nói, không thích chơi cùng các bạn và chuyên gia phá phách nhóm chơi khi cháu không được làm việc cháu thích. Nhưng sau khi chúng tôi tiến hành TN thì cháu đã nói nhiều hơn, thích chơi với các bạn trong nhóm, đôi khi còn chủ động rủ các bạn cùng chơi và được các bạn trong lớp rủ chơi cùng khi cô giáo tổ chức trò chơi cho trẻ.

Tiểu kết chương 3

Qua quá trình tổ chức TN cho trẻ dưới sự tác động của các biện pháp rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau:

Trong quá trình thực nghiệm, tôi đã sử dụng các biện pháp rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi (ở nhóm TN) thông qua trò chơi ĐVTCĐ. Các biện pháp đó là:

Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung, xây dựng nhiệm vụ khuyến khích trẻ hợp tác với nhau

Biện pháp 2: Tạo cơ hội khuyến khích trẻ hợp tác với nhau trong trò chơi đóng vai theo chủ đề

Biện pháp 3: Tạo điều kiện đủ về không gian, thời gian, phương tiện để trẻ hợp tác với nhau khi chơi

Biện pháp 4: Hướng dẫn trẻ biết cách hợp tác với nhau cùng thực hiện nhiệm vụ chung

Biện pháp 5: Hướng dẫn trẻ cách kiểm soát cảm xúc và dạy trẻ giải quyết xung đột khi hợp tác

Biện pháp 6: Thường xuyên đánh giá kết quả hợp tác của tập thể trẻ

Kết quả TN đã kiểm chứng cho thấy KNHT của trẻ ở nhóm TN có tiến bộ cao hơn so với trước TN và so với nhóm ĐC. Ở đây hầu hết các giáo viên đã biết phối hợp các biện pháp rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ, do vậy tạo được sự hứng thú cho trẻ trong quá trình chơi.

Với kết quả thực nghiệm như vậy, chúng tôi khẳng định rằng những biện pháp mà chúng tôi đề xuất để rèn luyện KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ là hoàn toàn hợp lý, có thể tin cậy và sử dụng có hiệu quả ở trường Mầm non.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện KNHT cho trẻ mấu giáo lớn (5 6 tuổi) thông qua trò chơi ĐVTCĐ (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)