Nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho cán bộ đoàn thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 45)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.4. Nội dung khảo sát

Để làm hơn các vấn đề về tạo động lực làm việc cho Cán bộ đoàn thị xã Hoàng Mai ngoài việc thu thập các số liệu thứ cấp thì đề tài còn thực hiện điều tra khảo sát tập trung vào những vấn đề cốt lõi thông qua các tiêu chí đánh giá:

1. Nhu cầu nào là quan trọng nhất đối với anh/chị ?(Xin đánh số thứ tự từ 1 đến 10 tương ứng với nhu cầu quan trọng nhất đến nhu cầu ít quan trọng nhất).

Nội dung Đánh số

Chế độ đãi ngộ tốt Đánh giá công bằng Có cơ hội thăng tiến

Công việc phù hợp với chuyên môn Được đào tạo và phát triển

Công việc ổn định

Công việc có thú vị và thách thức Điều kiện làm việc tốt

Công việc ít áp lực Môi trường làm việc tốt

2. Mức độ hài lòng của anh/chị đối với các yếu tố liên quan đến công việc trả lời phù hợp với ý kiến của anh/chị )

Nội dung Mức độ Rất hài lòng Hài lòng Hài lòng một phần Không hài lòng Rất không hài lòng

Mức độ hài lòng đối với công tác xác định nhiệm vụ và bố trí nhân sự?

Mức độ hài lòng đối với công tác tiền lương?

Mức độ hài lòng đối với tiền lương so với khối lượng công việc?

Mức độ hài lòng đối với mức tiền lương so với thị trường?

Mức độ hài lòng về tỷ lệ tăng lương dựa trên kết quả đánh giá cá nhân?

Mức độ hài lòng với công tác khen thưởng?

Mức độ hài lòng với công tác khen thưởng đúng lúc, kịp thời?

Mức độ hài lòng với chính sách khen thưởng có kích thích và khích lệ cao?

Mức độ hài lòng với các tiêu thức xét khen thưởng công bằng, hợp lý gắn với nỗ lực làm việc?

Mức độ hài lòng với chế độ phúc lợi? Mức hài lòng đối với công tác đào tạo? Mức hài lòng đối với nội dung đào tạo và đáp ứng đúng nhu cầu?

Mức độ hài lòng có thể ứng dụng nội dung đào tạo vào thực tế công việc?

Mức độ hài lòng với công tác xây dựng môi trường và điều kiện làm việc?

3. Anh/chị có hài lòng về công việc của cán bộ đoàn? (Đánh dấu vào ô ương ứng mà anh/chị chọn ) Rất hài lòng Hài lòng Hài lòng một phần Không hài lòng Rất không hài lòng

4. Anh/chị có hài lòng về văn hóa làm việc của cơ quan thị đoàn Hoàng Mai không? (Đánh dấu vào ô

Rất hài lòng Hài lòng

Hài lòng một phần Không hài lòng Rất không hài lòng

5. Anh/chị có hài lòng về phương pháp động lực làm việc đối với cán bộ đoàn không? (Đánh dấu vào ô

Rất hài lòng Hài lòng

Hài lòng một phần Không hài lòng Rất không hài lòng

6. Anh/chị có hài lòng về công tác đào tạo, bồi dưỡng dành cho cán bộ đoàn không

Rất hài lòng Hài lòng

Hài lòng một phần Không hài lòng

Rất không hài lòng

7. Anh/chị có hài lòng về việc sự ghi nhận của tổ chức đối với năng lực của bản thân trong công tác bố trí công tác sau khi trưởng thành đoàn không? Rất hài lòng Hài lòng Hài lòng một phần Không hài lòng Rất không hài lòng

Kết quả khảo sát được tổng hợp theo các chỉ tiêu đánh giá để đưa ra được các nhận định xác đáng và có cơ sở khoa học cũng như độ tin cậy.

CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ ĐOÀN THỊ XÃ HOÀNG MAI, TỈNH NGHỆ AN 3.1. Khái quát về thị xã Hoàng Mai

3.1.1. Giới thiệu khái quát về thị xã Hoàng Mai

Hoàng Mai là thị xã được thành lập theo Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 03/4/2013 Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị xã Hoàng Mai, là một đô thị ven biển, nằm ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Nghệ An với chiều dài tiếp giáp Biển Đông hơn 18 km, gồm 5 phường (Quỳnh Phương, Quỳnh Thiện, Quỳnh Dị, Quỳnh Xuân, Mai Hùng) và 5 xã (Quỳnh Vinh, Quỳnh Lộc, Quỳnh Lập, Quỳnh Trang và Quỳnh Liên). Tổng diện tích tự nhiên là 16.974,88ha và dân số đến năm 2019 hơn 112 ngàn dân, thanh niên (từ 16-30 tuổi) tổng số thanh niên gần 29.000 thanh niên, chiếm 21,46% dân số (trong đó, thanh niên công chức, viên chức là 759 chiếm 2,61%; thanh niên học sinh trong các Trường THPT là 2.465 chiếm 8,5%; thanh niên nông thôn là 10.859, chiếm 37,466%; thanh niên đi học, đi làm ăn xa gần 14.900, chiếm gần 51,41%); tỷ lệ tập hợp thanh niên vào tổ chức Hội là 67%.

Thị xã có khoảng cách thuận lợi cho những hoạt động giao lưu kinh tế với các trung tâm kinh tế lớn của vùng và cả nước: cách Thủ đô Hà Nội 210 km, thành phố Thanh Hóa 77 km; thành phố Vinh 80 km. Phía Bắc giáp với Huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa; phía Nam giáp với các xã Quỳnh Văn, Quỳnh Tân, Quỳnh Bảng (huyện Quỳnh Lưu); Phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây tiếp giáp với xã Tân Thắng (huyện Quỳnh Lưu).Trong không gian phát triển chung, thị xã Hoàng Mai được xác định là một trong ba cực tăng trưởng của tỉnh Nghệ An, đô thị động lực của vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ (vùng kinh tế động lực của Vùng Bắc Trung Bộ).

Hoàng Mai rất thuận lợi trong việc thông thương về đường bộ, đường sắt và đường thủy, vì vậy mà dân cư của thị xã có nhiều điều kiện tiếp cận và

nhanh chóng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong việc đầu tư phát triển kinh tế, lưu thông hàng hóa cũng như giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau. Qua địa bàn Thị xã Hoàng Mai có tuyến Quốc lộ 1A, tuyến đường cao tốc Bắc - Nam trong đó có đoạn Hà Nội - Vinh chuẩn bị được đầu tư xây dựng mới. Hai tuyến đường này xuất phát từ Hà Nội qua thị xã đến thành phố Vinh và đi vào phía Nam. Ngoài ra, hệ thống đường bộ thị xã còn có đường quốc lộ ven biển chuẩn bị được đầu tư và tuyến Quốc lộ 48. Về đường sắt có tuyến Bắc – Nam gắn với ga Hoàng Ma. Đường thủy có sông (sông Mai, lạch Cờn), cảng biển nước sâu Đông Hồi. Như vậy có thể thấy mạng lưới giao thông của Hoàng Mai rất đa dạng và thuận lợi tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn, kết nối thuận tiện, nhanh chóng, kết hợp nhiều phương thức vận tải với các địa phương trong tỉnh, vùng, cả nước và quốc tế, tạo điều kiện thông thương giữa thị xã với tỉnh cũng như trên mọi miền cả nước là rất thuận tiện.

Đồng thời, xét từ góc độ rộng hơn, Hoàng Mai nằm trong chuỗi các đô thị ven biển Bắc Trung Bộ. Đô thị Hoàng Mai gắn với cảng biển Đông Hồi, cách Cảng nước sâu Nghi Sơn khoảng hơn 20km là các cửa mở ra biển của vùng Bắc Trung Bộ, triển vọng hấp dẫn hàng hóa khu vực Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan, khai thác lợi thế hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC). Đây là điều kiện thuận lợi để thị xã Hoàng Mai thúc đẩy liên kết kinh tế với các vùng lân cận của Nghệ An và giao lưu, hội nhập và đẩy mạnh xuất, nhập khẩu hàng hóa. Nếu tận dụng được lợi thế này trong thời gian quy hoạch, Hoàng Mai có thể tạo được bước phát triển mạnh về kinh tế.

Đến nay, Hoàng Mai có 3 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động: Khu công nghiệp Hoàng Mai, Khu công nghiệp Đông Hồi và Khu công nghiệp Căn Bòng. Với lợi thế về các mỏ đá và mỏ đất sét... Hoàng Mai rất có tiềm năng và cũng đang phát triển ưu tiên ngành công nghiệp vật liệu xây dựng.

Hiện trên địa bàn có Nhà máy Xi măng Hoàng Mai 1 công suất 1.2 triệu tấn/năm, đang xây dựng Nhà máy Hoàng Mai 2 công suất 4,5 triệu tấn/năm. Mỏ đá ở đây còn cung ứng cho Nhà máy Xi măng Nghi Sơn. Ngoài xi măng, còn có các nhà máy sản xuất bột đá trắng, gạch Tuynel; Nhà máy Tôn Hoa Sen, Nhà máy May Vinatex; tổ hợp khách sạn 4 sao và thương mại tổng hợp Mường Thanh đang hoạt động hiệu quả...

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội thị xã Hoàng Mai

Tình hình kinh tế - xã hội của thị xã Hoàng Mai năm 2018:

- Về kinh tế: Tổng giá trị sản xuất (giá cố định năm 2010) ước đạt 7.831

tỷ đồng, tăng 10,11% so với cùng kỳ, bằng 49,84% kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 16,93%; trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 19,8% (riêng công nghiệp tăng 25,75%); dịch vụ tăng 15%. Giá trị gia tăng bình quân đầu người cả năm ước đạt 52,69 triệu đồng, tăng 9,87 triệu đồng so với cùng kỳ.

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có mức tăng trưởng khá cao, giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cả năm ước đạt 8.160 tỷ đồng, tăng 27,94% so với cùng kỳ, bằng 105,8% kế hoạch. Bên cạnh đó, các ngành nghề chế biến thuỷ hải sản, đóng tàu, vật liệu xây dựng, cơ khí điện tử, chế biến lâm sản đều đạt cao so với cùng kỳ và kế hoạch đề ra. Lĩnh vực xây dựng có nhiều chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất ngành xây dựng cơ bản cả năm ước đạt 2.671 tỷ đồng, tăng 5,55% so với cùng kỳ, bằng 89,63% kế hoạch.

Dịch vụ và thương mại phát triển tương đối nhanh, giá trị sản xuất cả năm ước đạt 1.349 tỷ đồng, tăng 12,28% so với cùng kỳ, bằng 100,08% kế hoạch. Dịch vụ du lịch tăng trưởng khá cả về quy mô và giá trị, trong năm có hơn 5 vạn lượt khách đến với thị xã, doanh thu đạt trên 450 tỷ đồng. Công tác thu hút đầu tư trong năm đạt nhiều kết quả, trong năm thị xã đã cho chủ trương đầu tư 19 dự án với tổng vốn đăng ký 844 tỷ đồng, trong đó có 4 dự án

đã được tỉnh chấp thuận; 15 dự án đang triển khai làm các thủ tục đầu tư theo quy định. Đặc biệt, có một số dự án có quy mô lớn về sử dụng lao động như: Trung tâm thiết kế thời trang, phát triển và sản xuất sản phẩm hàng may mặc chất lượng và công nghệ cao của Công ty Vietsun (công suất 1,95 triệu sản phẩm/năm, sử dụng từ 2.000-3.000 lao động); dự án sử dụng nguyên liệu tại chỗ: Nhà máy chế biến nông sản, thủy sản Nghi Sơn Food tại KCN Hoàng Mai II; cung cấp dịch vụ: Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại Quỳnh Lộc…cùng với các dự án chuẩn bị đi vào sản xuất: Dự án Nhà máy bánh kẹo Hải Châu 2, Nhà máy in thêu Đông A sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thị xã trong thời gian tới.

Ngành nông, lâm, ngư nghiệp cơ bản giữ được mức tăng trưởng ổn định, giá trị sản xuất cả năm ước đạt 1.515 tỷ đồng, tăng 3,61% so với cùng kỳ, bằng 99,28% kế hoạch.

Tổng sản lượng khai thác hải sản ước đạt 42.854 tấn, đạt 100,62% kế hoạch năm, tăng 10,45% so với năm 2017. Diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản 1.007 ha, đạt 105,63% kế hoạch; sản lượng nuôi trông thuỷ sản 3.315 tấn, đạt 103,48% kế hoạch, tăng 4,12% so năm 2017. Diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng 704,5 ha, đạt 108,38% kế hoạch, tăng 8,38%; sản lượng tôm ước đạt 2.520 tấn, đạt 117,37% kế hoạch, tăng 8,62% so năm 2017.

Năm 2018, tổng các khoản thu ngân sách nhà nước giao theo dự toán ước đạt 244.340 triệu đồng, bằng 134,26% dự toán. Như vậy, so với tổng thu ngân sách trên toàn địa bàn thị xã, bao gồm cả phần do Cục Thuế tỉnh thu (xấp xỉ 400 tỷ đồng) thì các khoản thu NSNN theo dự toán của thị xã chiếm khoảng 61,08%. Các khoản thu nếu không tính tiền sử dụng đất cả năm ước đạt 85.460 triệu đồng, bằng 104,24% dự toán. Tổng chi ngân sách cả năm đạt ước đạt 561.696 triệu đồng, bằng 133,67% so với dự toán.

- Về văn hoá - xã hội: Năm 2018 chất lượng giáo dục toàn diện có nhiều

chuyển biến tích cực. Có 6 trường đã được công nhận kiểm định chất lượng giáo dục, xếp thứ 7 trong toàn tỉnh, nâng tổng số trường được kiểm định chất lượng lên 17/41 trường, đạt 41,46%. Năm 2018 có thêm 2 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, thêm 01 trường mầm non tư thục đi vào hoạt động (toàn thị xã hiện nay có 02 trường MN tư thục); tiếp tục củng cố chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, tiểu học và THCS. Thông qua công tác cán bộ, đã cơ bản giải quyết được vấn đề thiếu giáo viên, nhân viên ở các trường và đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong ngành giáo dục. Công tác an ninh trật tự tại các trường học được bảo đảm, 100% trường được công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn và an ninh trật tự”, đến nay có 33/39 trường học lắp đặt hệ thống camera, đạt tỷ lệ 84,6%.

3.2. Tổng quan về cán bộ Đoàn thị xã Hoàng Mai

3.2.1. Đặc điểm và vai trò của cán bộ Đoàn

3.2.1.1. Vai trò của cán bộ Đoàn

Trong công tác thanh niên, đội ngũ cán bộ Đoàn giữ vị trí hết sức quan trọng, quyết định thành bại của phong trào, là hình ảnh cụ thể, trực quan của tổ chức Đoàn đối với đoàn viên, thanh niên và xã hội. Chăm lo đội ngũ cán bộ Đoàn, đặc biệt là ở cơ sở, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển vững mạnh của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.Cán bộ Đoàn mà cụ thể là Bí thư Đoàn của một tổ chức là người đứng đầu, là thủ lĩnh của một tập thể trẻ do Đại hội Đoàn cùng cấp bầu trực tiếp hoặc Ban Chấp hành Đoàn bầu ra.

Cán bộ Đoàn có vai trò quyết định hiệu quả hoạt động của tổ chức Đoàn mà mình tham gia, là người quán xuyến toàn bộ công việc đối nội và hoạt động phối hợp, liên kết với các phòng, ban chuyên môn, các tổ chức đoàn thể khác trong công tác thanh thiếu nhi; là người thay mặt Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để truyền cảm, thuyết phục, giáo dục ĐVTN hành động theo chương trình do Đoàn khởi xướng.

Hoạt động của tổ chức Đoàn có nhịp nhàng, khoa học và thiết thực hay không phụ thuộc phần lớn vào sự điều hành trong việc thực hiện kế hoạch công tác.

Hoạt động của Đoàn thanh niên rất phong phú, đa dạng, vì vậy các tình huống đặt ra trong công việc cũng như trong giao tiếp hàng ngày luôn bắt buộc người cán bộ Đoàn phải có cách xử lý linh hoạt, sáng tạo. Xử lý các tình huống của cán bộ Đoàn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực, năng khiếu, kinh nghiệm, vào phẩm chất đạo đức, lòng say mê và hoàn cảnh sống của chính bản thân. Đòi hỏi cán bộ Đoàn phải có kỹ năng thiết kế, khả năng triển khai thực hiện kế hoạch, đồng thời phải có óc tổ chức và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử khéo léo; biết phát hiện nhanh vấn đề, tổng kết thực tiễn, xử lý nhanh gọn các tình huống xảy ra trong quá trình lãnh đạo chỉ đạo.

Khi tiến hành công việc, mọi phát sinh có thể xảy ra, mọi tình huống trong công việc đặt ra cần phải xử lý thì cán bộ Đoàn là người có vai trò quyết định. Vì là người đứng đầu tổ chức Đoàn nên người cán bộ Đoàn phải chịu trách nhiệm trước tập thể toàn bộ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Việc xử lý các tình huống, tùy vào tính chất, mức độ, khả năng để thực hiện. Cũng có thể Bí thư Đoàn cơ sở tự quyết định, cũng có thể bàn bạc, tham khảo ý kiến đoàn viên để cuối cùng lựa chọn phương án quyết định. Vấn đề quan trọng ở chỗ, cán bộ Đoàn phải biết phát hiện vấn đề; tìm hiểu, làm rõ nguyên nhân của từng vấn đề; đưa ra được các tình huống; phương án giải quyết; cuối cùng biết lựa chọn phương án tối ưu để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

3.2.1.2. Đặc điểm của cán bộ Đoàn

Khi nhắc đến ĐVTN, ai cũng biết rằng đây là lực lượng xung kích, năng động, sáng tạo. ĐVTN được thừa hưởng nhiều giá trị tốt đẹp của các thế hệ cha ông đi trước, đó chính là truyền thống yêu nước nồng nàn, cần cù, anh

hùng, sáng tạo, lạc quan, vì nghĩa, …Chính vì thế, bản thân ĐVTN ý thức rõ hơn ai hết vai trò và trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho cán bộ đoàn thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)