Đối với Tỉnh Đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho cán bộ đoàn thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 102 - 104)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.4. Kiến nghị với Tỉnh Đoàn và Trung ương Đoàn

4.4.1. Đối với Tỉnh Đoàn

Cấp ủy quận – huyện, phường xã, thị trấn thường xuyên quan tâm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ đoàn, tổ chức thực hiện bồi dưỡng, đào tạo các kỹ năng chuyên môn, lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ đoàn. Đặc biệt đối với cán bộ đoàn công tác tại các xã phường, thị trấn.Do đó, tăng cường vai trò của cấp ủy quận – huyện, phường xã, thị trấn chỉ đạo công tác cán bộ đoàn, quy hoạch chuẩn bị nguồn cán bộ dự bị làm công tác thanh niên khi cán bộ đoàn đã hết tuổi hoặc luân chuyển công tác khác nhằm chủ động trong việc xây dựng kế hoạch quy hoạch, bố trí, luân chuyển, điều động cán bộ đoàn hết tuổi làm công tác đoàn. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ đoàn, bắt đầu từ khâu tuyển dụng: theo đó tổ chức tuyển dụng cán bộ đoàn hàng năm theo tiêu chuẩn và điều kiện của Luật Cán bộ công chức, đảm bảo cán bộ đoàn (trừ cán bộ đoàn phường, xã, thị trấn) có đủ tiêu chuẩn của ngạch công chức theo quy định.Nhận thức của các cấp ủy và đảng

viên đối với công tác cán bộ đoàn chưa sâu sắc, từ đó chưa quan tâm đúng mức đến công tác quy hoạch đào tạo về trình độ và tiêu chuẩn tuyển dụng.

Hiện nay, cán bộ đoàn tại các đơn vị quận - huyện đoàn, bí thư đoàn phường, xã, thị trấn được quy định bởi Luật Cán bộ Công chức. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cán bộ đoàn ở các quận - huyện nằm trong dạng hợp đồng với đơn vị chủ quản, chưa được bổ nhiệm là cán bộ công chức nên không được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách đối với cán bộ đoàn. Điều này làm cho cán bộ đoàn tâm lý không ổn định, chưa thật sự an tâm công tác và gắn bó với công việc cũng như đối với tổ chức đoàn, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Phát huy vai trò xung kích của đoàn thanh niên, tính tiền phong gương mẫu của cán bộ đoàn cấp xã trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Đổi mới cách đánh giá về tổ chức đoàn, cán bộ đoàn cấp xã. Từ khi lãnh đạo công cuộc đổi mới, Ðảng ta luôn nhất quán xác định xây dựng Ðảng là nhiệm vụ cực kỳ then chốt. Trong xây dựng Ðảng thì công tác cán bộ là khâu then chốt nhất. Việc đánh giá đúng về tổ chức và cán bộ đóng vai trò rất quan trọng bởi đây là tiền đề, có tác động lớn đến các khâu tiếp theo. Ðánh giá cán bộ đúng thì mới có thể sử dụng, luân chuyển, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đúng. Cần đổi mới trong cách nhìn nhận đánh giá tổ chức Đoàn, cán bộ đoàn ở địa phương mình. Từ đó, tạo được sự thống nhất trong nhận thức và đề ra các chương trình kế hoạch, giáo dục, bồi dưỡng ĐVTN ở địa phương nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ Đoàn những chủ nhân tương lai trưởng thành qua phong trào học tập, tu dưỡng rèn luyện, nghiên cứu khoa học. Tin tưởng vào trí tuệ và khả năng sáng tạo, sáng kiến và sự nhiệt tình năng nổ của cán bộ đoàn, ĐVTN ở địa phương.

Cần tạo nguồn và thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ đoàn cấp xã, phường phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn, đảm đương tốt nhiệm vụ và phát triển lâu dài vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức đoàn ở địa phương. Trong đó phải đảm bảo tính

ổn định, kế thừa, phát triển, sự bổ sung hỗ trợ lẫn nhau cũng như tính đại diện giữa các đối tượng, lĩnh vực và vùng, miền. Có kế hoạch cử đi đào tạo, đào tạo lại hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với những cán bộ Đoàn có phẩm chất đạo đức tốt về kiến thức, trình độ chuyên môn còn hạn chế. Hoàn thành cơ chế lựa chọn, giới thiệu người ứng cử để đảm bảo vừa đúng cơ cấu, vừa có thể chọn được những người có đầy đủ phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực và khả năng thực hiện nhiệm vụ. Chính sách tuyển dụng cán bộ Đoàn phải thực hiện theo phương châm: công khai, minh bạch, cạnh tranh, lựa chọn cán bộ ưu tú; xây dựng người cán bộ Đoàn thực sự là thủ lĩnh của ĐVTN, được ĐVTN ở địa phương tín nhiệm, lựa chọn đồng thời đáp ứng những tiêu chuẩn của người cán bộ, công chức ở cơ sở. Chính sách sắp xếp, sử dụng hợp lý cán bộ đoàn cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc phát huy năng lực, sở trường, kinh nghiệm, tạo điều kiện thực tế cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác. Cần nghiên cứu và ban hành chế độ phụ cấp cho cán bộ đoàn cơ sở, đặc biệt là cán bộ đoàn ở các xã vùng đặc thù như vùng sâu, vùng sa, vùng đặc biệt khó khăn. Có chế độ hỗ trợ trợ kinh phí về học tập cho hợp lý hơn giữa cán bộ đi học tập trung và học tại chức, học ở tỉnh và trung ương... để cán bộ đoàn cấp xã đi học không lo lắng về kinh tế, có lợi nhiều hơn về kiến thức.Cần có chính sách tạo điều kiện cho cán bộ Đoàn cấp xã có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng, xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương để yên tâm công tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho cán bộ đoàn thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)