CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Tổng quan về cán bộĐoàn thị xãHoàng Mai
3.2.1. Đặc điểm và vai trò của cán bộĐoàn
3.2.1.1. Vai trò của cán bộ Đoàn
Trong công tác thanh niên, đội ngũ cán bộ Đoàn giữ vị trí hết sức quan trọng, quyết định thành bại của phong trào, là hình ảnh cụ thể, trực quan của tổ chức Đoàn đối với đoàn viên, thanh niên và xã hội. Chăm lo đội ngũ cán bộ Đoàn, đặc biệt là ở cơ sở, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển vững mạnh của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.Cán bộ Đoàn mà cụ thể là Bí thư Đoàn của một tổ chức là người đứng đầu, là thủ lĩnh của một tập thể trẻ do Đại hội Đoàn cùng cấp bầu trực tiếp hoặc Ban Chấp hành Đoàn bầu ra.
Cán bộ Đoàn có vai trò quyết định hiệu quả hoạt động của tổ chức Đoàn mà mình tham gia, là người quán xuyến toàn bộ công việc đối nội và hoạt động phối hợp, liên kết với các phòng, ban chuyên môn, các tổ chức đoàn thể khác trong công tác thanh thiếu nhi; là người thay mặt Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để truyền cảm, thuyết phục, giáo dục ĐVTN hành động theo chương trình do Đoàn khởi xướng.
Hoạt động của tổ chức Đoàn có nhịp nhàng, khoa học và thiết thực hay không phụ thuộc phần lớn vào sự điều hành trong việc thực hiện kế hoạch công tác.
Hoạt động của Đoàn thanh niên rất phong phú, đa dạng, vì vậy các tình huống đặt ra trong công việc cũng như trong giao tiếp hàng ngày luôn bắt buộc người cán bộ Đoàn phải có cách xử lý linh hoạt, sáng tạo. Xử lý các tình huống của cán bộ Đoàn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực, năng khiếu, kinh nghiệm, vào phẩm chất đạo đức, lòng say mê và hoàn cảnh sống của chính bản thân. Đòi hỏi cán bộ Đoàn phải có kỹ năng thiết kế, khả năng triển khai thực hiện kế hoạch, đồng thời phải có óc tổ chức và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử khéo léo; biết phát hiện nhanh vấn đề, tổng kết thực tiễn, xử lý nhanh gọn các tình huống xảy ra trong quá trình lãnh đạo chỉ đạo.
Khi tiến hành công việc, mọi phát sinh có thể xảy ra, mọi tình huống trong công việc đặt ra cần phải xử lý thì cán bộ Đoàn là người có vai trò quyết định. Vì là người đứng đầu tổ chức Đoàn nên người cán bộ Đoàn phải chịu trách nhiệm trước tập thể toàn bộ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Việc xử lý các tình huống, tùy vào tính chất, mức độ, khả năng để thực hiện. Cũng có thể Bí thư Đoàn cơ sở tự quyết định, cũng có thể bàn bạc, tham khảo ý kiến đoàn viên để cuối cùng lựa chọn phương án quyết định. Vấn đề quan trọng ở chỗ, cán bộ Đoàn phải biết phát hiện vấn đề; tìm hiểu, làm rõ nguyên nhân của từng vấn đề; đưa ra được các tình huống; phương án giải quyết; cuối cùng biết lựa chọn phương án tối ưu để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
3.2.1.2. Đặc điểm của cán bộ Đoàn
Khi nhắc đến ĐVTN, ai cũng biết rằng đây là lực lượng xung kích, năng động, sáng tạo. ĐVTN được thừa hưởng nhiều giá trị tốt đẹp của các thế hệ cha ông đi trước, đó chính là truyền thống yêu nước nồng nàn, cần cù, anh
hùng, sáng tạo, lạc quan, vì nghĩa, …Chính vì thế, bản thân ĐVTN ý thức rõ hơn ai hết vai trò và trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. ĐVTN phải là những người trẻ dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm.Các đặc điểm cơ bản của cán bộ Đoàn:
Thứ nhất, “Những người đã tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong công việc, trong đấu tranh”. Đây là đặc điềm hàng đầu đối với cán bộ và cũng là yêu cầu cao nhất đối với các loại cán bộ trong đó có cán bộ Đoàn. Đặc điểm này đòi hỏi người cán bộ Đoàn phải kiên định có lập trường tư tưởng vững vàng, không dao động trước mọi thử thách, mọi khó khăn; luôn luôn tích cực, hăng hái nhiệt tình và luôn luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Thứ hai, “Những người thường xuyên liên lạc mật thiết với nhân dân, hiểu biết nhân dân. Luôn chú ý đến lợi ích của nhân dân”. Đặc điểm này không chỉ đòi hỏi người cán bộ Đoàn phải gần nhân dân, hiểu biết tâm tư nguyện vọng của họ và quan tâm đến lợi ích của nhân dân nói chung, mà người cán bộ Đoàn phải gắn bó mật thiết với đoàn viên, thanh thiếu nhi và nhi đồng, hiểu biết họ và phấn đấu vì lợi ích của họ. Như thế thì họ mới tin cậy, cán bộ Đoàn và nhận cán bộ Đoàn là người lãnh đạo của họ. Đặc điểm này thể hiện sự tín nhiệm của đoàn viên, thanh niên, thiếu nhi và nhi đồng với cán bộ Đoàn và đó cũng là uy tín của cán bộ Đoàn trước quần chúng của mình. Những cán bộ Đoàn không phấn đấu đạt được tiêu chuẩn này thì chỉ là những phần tử cơ hội, họ sẽ bị loại khỏi cương vị người cán bộ.
Thứ ba, cán bộ Đoàn phải là “Những người có thể phụ trách giải quyết nhiều vấn đề, trong nhiều hoàn cảnh khó khăn”. Đặc điểm này đòi hỏi người cán bộ Đoàn phải có năng lực, trí tuệ, bản lĩnh và kinh nghiệm cao hơn quần chúng mới có thể phụ trách giải quyết các vấn đề, trong những hoàn cảnh khó khăn. Bởi vậy, Hồ Chí Minh khẳng định: “Ai sợ phụ trách và không có sáng kiến thì không phải là người lãnh đạo” của Đoàn. Người cán bộ lãnh đạo đúng
đắn của Đoàn cần phải: “Khi thất bại thì không hoang mang, khi thắng lợi thì không kiêu ngạo. Khi thi hành các nghị quyết thì kiên quyết, gan góc và không sợ khó khăn”. Như vậy, người cán bộ Đoàn phải dám nghĩ, dám làm, sáng tạo và dám chịu trách nhiệm - tức là người cán bộ Đoàn phải có bản lĩnh chính trị, có năng lực, biết suy nghĩ và vượt khó phấn đấu không ngừng để nâng cao trình độ về mọi mặt.
Thứ tư, cán bộ Đoàn phải là “Những người luôn luôn giữ đúng kỷ luật”. Đặc điểm này đòi hỏi ý thức trách nhiệm của người cán bộ Đoàn với công việc, với tổ chức và với đồng chí.
Thứ năm, tổ chức Đoàn là cánh tay phải đắc lực của Đảng vì vậy cán bộ Đoàn là những người được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch vào các vị trí, chức vụ cao hơn sau khi trưởng thành Đoàn, có cơ hội thăng tiến hơn so với những người làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác.
Thứ sáu, cán bộ đoàn thật sự đúng với câu nói “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, “xung kích, tình nguyện, đi đầu”, “không ngại khó, không ngại khổ”,…thể hiện tinh thần tình nguyện, sức trẻ của tuổi thanh xuân, luôn luôn cố gắng hết mình vì lý tưởng của tuổi trẻ. Họ làm việc, công hiến không vì vật chất mà vì sự nhiệt huyết, lòng đam mê và trách nhiệm. Cái họ mong muốn nhận được nhất là thành quả của họ được tổ chức ghi nhận, được đào tạo trong một môi trường đậm chất thanh niên, được trui rèn qua thực tiễn và có được kinh nghiệm quý báu trong công tác thanh niên để trưởng thành hơn.
Thứ bảy, được đào tạo bài bản và có cơ hội phát triển, cơ hội thăng tiến là một trong những đặc điểm rõ nét nhất của cán bộ đoàn. Môi trường đoàn cũng là nơi được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền lựa chọn để rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận.