Việc hình thành KNTBV bản thân của trẻ –4 tuổi phụ thuộc vào quan niệm và cách thức tổ chức HĐNT của giáo viên

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động ngoài trời nhằm hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 3 4 tuổi (Trang 32 - 34)

quan niệm và cách thức tổ chức HĐNT của giáo viên

viên:

+ Đảm bảo an toàn cho trẻ khác với ngăn cản, cấm đoán, đe dọa trẻ hay bao bọc trẻ quá mức mà cần phải trang bị cho trẻ những kiến thức về những nguy cơ gây nguy hiểm và rèn luyện kĩ năng để trẻ có thể tự bảo vệ trong những tình huống có nguy cơ gây nguy hiểm đó một cách hiệu quả.

+ Tôn trọng quyết định của trẻ: Không áp đặt trẻ, mà hãy cho trẻ quyền được lựa chọn. Cần thiết đưa ra nhiều sự lựa chọn và để trẻ được tự chọn như: Nếu con tiếp tục chạy nhanh thì con sẽ bị ngã đau, nếu con đi từ từ và quan sát đường đi thì con sẽ không bị đau. Con muốn mình bị đau hay muốn mình không bị đau?. Khuyên bảo uốn nắn suy nghĩ của trẻ, sau đó giải thích cho trẻ hiểu nguyên nhân vì sao trẻ nên làm hay không nên làm như thế, cuối cùng cổ vũ trẻ nghĩ ra cách giải quyết hợp lí. Ví dụ như: khi trẻ nhảy từ trên bàn cao xuống, thì người lớn cần nhắc nhở và nói với trẻ: “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu con tiếp tục nhảy từ trên cao xuống như thế? Có thể là con sẽ bị ngã đau, con có thể bị đập đầu vào cạnh bàn làm con sưng bầm, xước chảy máu mặt, mắt… Hơn nữa bàn để chúng ta để thức ăn, để học…, đứng lên bàn là hành vi xấu. Vậy con nên làm thế nào để không bị đau hay bị sưng, chảy máu?”, từ đó trẻ biết cần phải lựa chọn phương án an toàn cho bản thân bằng cách không nhảy lên như thế nữa.

+ Ý thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng và rèn luyện KNTBV cho trẻ : KNTBV cho trẻ không phải trẻ sinh ra đã có mà cần bồi dưỡng trong một thời gian lâu dài, từ thơ bé cũng như về sau. Vì vậy, cần ý thức rất rõ điều này để bồi dưỡng ý thức tự bảo vệ cho trẻ từ rất sớm thay vì nghĩ rằng trẻ không có khả năng. Không thay trẻ làm mọi việc, không bao bạc trẻ quá mức mà chỉ nên đứng bên cạnh hướng dẫn để trẻ tự khắc phục khó khăn.

+ Không vội vàng làm thay trẻ: Khi trẻ gặp tình huống có nguy cơ gây nguy hiểm, giáo viên không nên vội làm giúp trẻ hay vội chê trách chúng mà nên hỗ trợ và cổ vũ, khích lệ trẻ, đồng thời kiên nhẫn giảng giải và hướng dẫn để trẻ hoàn thành công việc.

- Cách thức giáo dục của giáo viên : quá trình hình thành kĩ năng tự bảo vệ phụ thuộc vào sự hướng dẫn có phương pháp khoa học, sự đánh giá khen thưởng trẻ kịp thời kết hợp với động viên, khuyến khích đúng lúc giúp trẻ nhận ra những việc làm chưa đúng của mình, song việc này luôn cần giải thích rõ lí do khen, và động viên cho trẻ hiểu.

Quá trình hình thành kĩ năng tự bảo vệ phụ thuộc vào hình thức tổ chức, các bài tập thực hành thực tập cho trẻ luyện tập hàng ngày. Cần tổ chức các bài luyện tập kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ phong phú đa dạng và gây hứng thú theo nguyên tắc “học mà chơi, chơi mà học”.

1.2. Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động ngoài trời nhằm hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 3 4 tuổi (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)