a. Quan sát các tranh ảnh minh họa về các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ tham gia hoạt động ngoài trờ
2.2.2. Tổ chức các trò chơi nhằm hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ
cho trẻ
Giáo viên tạo ra các tình huống dưới hình thức trò chơi để trẻ được thực hành trải nghiệm rèn luyện và củng cố kĩ năng tự bảo vệ, từ đó trẻ biết sử dụng những kĩ năng tự bảo vệ đó vào cuộc sống thực tiễn, trẻ biết cách xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi gặp những tình huống tương tự.
2.2.3.2. Ý nghĩa
Việc tạo tình huống dưới hình thức trò chơi phù hợp với tâm sinh lý của trẻ (chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ 3 - 4 tuổi), trẻ học qua chơi, chơi mà học.
- Khi chơi, trẻ tự giải quyết tình huống có vấn đề một cách hiệu quả, qua đó trẻ được luyện tập các bước cần thiết cho việc tự giải quyết các vấn đề: nhận ra tình huống nguy hiểm cần phải đối phó làm sao để đảm bảo an toàn cho bản thân, trẻ biết cần phải sử dụng những kĩ năng tự bảo vệ để giải quyết tình huống.
- Giáo viên tổ chức cho trẻ chơi hàng ngày trong hoạt động ngoài trời, qua đó trẻ được “diễn tập” nhiều lần giúp hình thành ở trẻ phản xạ xử trí phù hợp khi gặp tình huống khó khăn đó hay khi gặp tình huống tương tự.
Những tình huống bất ngờ giúp rèn luyện cho trẻ có phản xạ nhanh khi xử lý tình huống khó khăn nguy hiểm.
- Việc trẻ tự giải quyết vấn đề, tình huống khó khăn thông qua trò chơi hấp dẫn giúp trẻ thích thú, trẻ từng bước giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Thông qua trò chơi tập thể, trẻ còn học được những kinh nghiệm tự bảo vệ từ những bạn xung quanh khi gặp tình huống có nguy cơ gây nguy hiểm. Ngoài ra, khi trẻ chơi các trò chơi khác nhau, trẻ phải giải quyết các tình huống khó khăn khác nhau giúp trẻ tích lũy được nhiều kiến thức, kĩ năng giải quyết các vấn đề trẻ phải đối phó trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Những kĩ năng tự bảo vệ mà trẻ luyện tập hàng ngày dưới hình thức trò chơi giúp trẻ luôn thích thú và hăng say luyện tập mà không thấy nhàm chán.
Sau đây là một số trò chơi nhằm hình thành KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi khi tham gia hoạt động ngoài trời:
TRÒ CHƠI: NHANH TAY NHANH MẮT
* Mục tiêu – giáo dục :
- Giúp trẻ phân biệt được những đồ vật, đồ dùng xung quanh mình an toàn hay nguy hiểm và biết tránh xa những đồ vật nguy hiểm
* Chuẩn bị:
- Hai bức tranh về ngôi nhà mặt cười và ngôi nhà mặt mếu - Lô tô về các đồ dùng; Rổ
* Cách chơi:
- Cô chia lớp thành hai đội, đội 1 có lô tô đồ vật an toàn, đội 2 có lô tô đồ vật nguy hiểm, xếp thành hai hàng ngang. Khi có hiệu lệnh của cô các bạn đầu hàng của hai đội sẽ lấy lô tô có hình đồ vật của mình dán vào bức tranh ngôi nhà mặt cười hay mặt mếu.
* Luật chơi:
- Đội nào dán nhanh và chính xác nhất sẽ được nhận một phần quà của cô giáo
TRÒ CHƠI: VỀ ĐÚNG NHÀ
* Mục tiêu giáo dục :
- Trẻ biết nhận biết đồ vật xung quanh ḿnh và biết đồ vật nào nên tránh xa
* Chuẩn bị:
- Các hình ảnh của đồ vật như dao, thìa, dãi, rổ, bóng, đồ chơi…, - 2 ngôi nhà mặt cười và ngôi nhà mặt mếu
* Cách chơi : Trẻ đi thành vòng tròn theo bản nhạc cầm lô tô đã được phát, khi có hiệu lệnh “ Về nhà, về nhà” của cô thì trẻ cầm lô tô của mình chạy về phía nhà đúng với mình
* Luật chơi : Kết thúc trò chơi cô kiểm tra xem các bé đã về đúng nhà hay chưa. Bé nào về sai sẽ phải nhảy lò cò
TRÒ CHƠI: “NÀO MÌNH CÙNG ĐI CHƠI NHÉ”
Mục đích: Rèn luyện kĩ năng đi lên, xuống cầu thang an toàn, phát triển sự phối hợp các giác quan và các cơ quan vận động.
Chuẩn bị: địa điểm cầu thang
Cách chơi: Lớp chia làm 2 nhóm, Giáo viên và trẻ hát “Nào mình cùng lên xe BUS – Nào mình cùng đi chơi nhé”, một nhóm đi lên cầu thang và một nhóm đi xuống cầu thang trẻ xếp hàng bước từng bậc thang, đi về phía tay phải, bám vào tay vịn hoặc tường, tránh chỗ đường hẹp.
- Kết thúc: Giáo viên và trẻ cùng kiểm tra xem bạn nào chưa thực hiện đúng nguyên tắc an toàn khi lên, xuống cầu thang như còn nô đùa, chạy nhảy,chen lấn xô đẩy… có những hành vi nguy hiểm thì phải tự điều chỉnh bằng cách cô cho trẻ đi lại và nói lí do vì sao không nên như thế. Những bạn làm đúng được cô tuyên dương và thưởng tràng pháo tay.
TRÒ CHƠI: BẠN NÀO NHANH MẮT
* Mục đích:
Trẻ phát hiện được đâu là những động, thực vật không an toàn và bảo vệ mình trước những động, thực vật nguy hiểm
* Chuẩn bị:
Tranh ảnh về các động, thực vật an toàn và động, thực vật nguy hiểm
* Cách chơi:
Cô cho trẻ xem các video về các động vật trong sở thú, động, thực vật trong rừng và động, thực vật trong gia đình. Trẻ sẽ xem video và nhận biết đâu là việc nên làm, đâu là việc không nên làm khi đứng trước động, thực vật nguy hiểm
* Luật chơi: Bạn nào phát hiện giỏi và nhanh nhất sẽ nhận được một bông hoa điểm 10 của cô
TRÒ CHƠI: TRẺ NHẬN BIẾT ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG
* Mục tiêu giáo dục:
- Trẻ nhận biết đường các loại đèn và vai trò của các loại đèn tín hiệu giao thông đó để tham gia giao thông an toàn
* Chuẩn bị: Trang phục gọn gàng
* Cách chơi:
- Cô cho trẻ đi thành 1 vòng tròn theo một bản nhạc, khi có hiệu lệnh của cô : “Đèn vàng” thì trẻ đi chậm, khi có hiệu lệnh “Đèn đỏ” thì trẻ dừng lại, khi có hiệu lệnh “Đèn xanh” thì trẻ đi nhanh
* Luật chơi:
- Sau các lần chơi, các bạn chơi giỏi sẽ được thưởng một tràng pháo tay, còn những bạn làm sai sẽ phải nhảy lò cờ
TRÒ CHƠI: DÁN BIỂU TƯỢNG KHUÔN MẶT XẤU – ĐẸP
- Mục đích: Luyện tập kĩ năng nhận ra tình huống có thể gây nguy hiểm cho trẻ, giúp tích lũy kinh nghiệm về các nguy cơ nguy hiểm trong cuộc sống
hàng ngày của trẻ. (Có thể sử dụng ở phần chơi tự do trong quá trình HĐNT)
- Chuẩn bị: Các bức tranh bao gồm hành động sai và kết quả xảy ra tai nạn, thương tích, hành động đúng và kết quả đảm bảo được an toàn, chuẩn bị các khuôn mặt xấu và cười để trẻ dán
- Cách chơi: Giáo viên chia nhóm chơi và tổ chức thi đua giữa các
nhóm. Sau hiệu lệnh của cô, các nhóm dán hình vào hành động sai và nêu
nguyên nhân, hậu quả của hành động đó, dán biểu tượng vào hành động
phù hợp nhằm bảo vệ an toàn cho bản thân.
2.2.3. Tổ chức các hoạt động kể chuyện nhằm giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ
Giáo viên có thể cho trẻ ngồi dưới gốc cây, bãi cỏ, nơi có không gian thoáng mát. Tại đó, giáo viên có thể lựa chọn và kể cho trẻ nghe các câu chuyện có liên quan đến các tình huống nguy hiểm và sau đó đàm thoại cùng với trẻ về kĩ năng nhận diện nguy hiểm cũng như cách xử lý phù hợp nhằm tự bảo vệ bản thân.
Dưới đây là một số câu truyện mà chúng tôi sưu tầm được có nội dung liên quan về việc giáo dục KNTBV cho trẻ:
BẢO VỆ ĐÔI MẮT
Cuối tuần vừa rồi , Lâm được ở nhà xem phim xuất ngày . Lâm ngồi
trên ghế xa lông xem liền mấy bộ phim hoạt hình. Chà ngồi lâu mỏi mắt quá , Lâm liền nằm bò ra ghế xem tiếp. Nhưng Lâm nằm một lúc thấy đau mắt quá , hình ảnh trên ti vi chập trờn trước mắt Lâm.Lâm đành tắt ti vi , nhắm mắt nghỉ một lúc.
Nào, để khỏi bị đau mắt như Lâm, chúng ta cùng học cách bảo vệ đôi mắt nhé !
vừa phải, đủ để bé nhìn rõ chữ là tốt . Nên để đèn hoặc nguồn sáng ngay bên trái, trước mặt mình , như vậy sẽ không bị vướng bóng tối che mắt.
2 .Không nên xem sách quá lâu, khoảng nửa tiếng thì nên đứng lên,ngắm mây trời cây cối ngoài cưả, cho mắt nghỉ ngơi.
3.Khi xem sách , xem ti vi,chơi máy tính ,….thì nên ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không nên nằm sấp hoặc nằm ngửa.Giữ cho mắt mình cách quyển sách và ti vi một khoảng không xa quá, cũng không sát quá.
4.Không nên xem sách lúc đi bộ, ngồi xe ô tô, khi ăn cơm hoặc khi nằm trên giường.Cũng không nên nhìn thẳng vào những nguồn ánh sáng mạnh như lửa hàn , nắng chói chang…
5.Không nên dùng tay bẩn sờ mắt hoặc dụi mắt khi có vật lạ dọi vào.Hàng ngày nên “tập thể dục” đơn giản cho mắt như chớp mắt , nhắm mắt nghỉ ngơi.
ĐỪNG TRÈO CÂY
Sáng nào Khang và Vy cũng đánh cầu lông ở công viên trước khu
chung cư . Khang dạy Vy đánh thật mạnh cho khỏe người , thế là Vy vung tay vụt một cú vừa cao vừa mạnh . Nào ngờ quả cầu lông bay vụt vào đám cây, mắc luôn vào cành trên cao. Khang và Vy muốn lấy quả cầu xuống lắm, nhưng hai bạn nhớ lời người lớn là không được trèo lên cây!
1. Nhiều cành cây rất mỏng hoặc đã mục ruỗng, khi bé trèo lên cành cây sẽ gãy gục , và bé bị ngã xuống.
2. Những cành cây nhọn dễ đâm chọc vào da của bé , làm bé bị tổn thương. Trên cây còn có rất nhiều côn trùng ,sâu bọ rất ngứa và độc .Bé có muốn bị sâu róm cắn không?
3.Trên cành cây có rất nhiều tổ chim thì cũng dễ có rắn. Bé trèo lên đánh động lũ rắn , nó sẽ bò ra cắn , gặp phải con rắn độc còn nguy hiểm lắm đấy. 4. Cây cối là bạn tốt của con người , làm mối trường đẹp hơn nên chúng ta phải bảo vệ cây, không trèo phá hoại cây.
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI BƠI LỘI
Mùa hè đến rồi, các bạn nhỏ được tung tăng bơi lội trong bể bơi với chiếc phao quấn quanh người. Hùng cũng sung sướng đi theo bố mẹ đến bể bơi .Vừa đến bể bơi, Hùng liền không kìm được, lao ngay xuống nước với bạn nhỏ khác. Đáng lẽ Hùng không nên cuống quýt như vậy, mà cần chú ý những điểm sau :
1. Cần chọn bể bơi sạch sẽ , có người bảo vệ , không được đi bơi ở ngoài sông hồ tự nhiên , rất dê nguy hiểm đến tính mạng.
2. . Tuyệt đối không nên đi bơi một mình, phải có bố mẹ hoặc người lớn đi cùng. Khi bơi không được đùa nghịch quá nhiều với các bạn , dễ bị sặc nước, va đập vào các thành bể bơi.
3. Trước khi xuống bể cần khởi động kĩ , vung tay vung chân ,xoa một chút nước lên người để cơ thể quen với nước ,sẽ không bị đau đầu, tim đập nhanh.,..
4. Không nên ăn quá no hoặc quá đói rồi xuống nước bơi , cũng không nên bơi sau khi đã vận động mạnh hoặc làm việc nặng.
5. .Khi thấy có người bị nạn không được tự nhảy xuống nước ,vì bé còn quá nhỏ . Hãy gọi người lớn đến cứu.
BỊ NGƯỜI LẠ BÁM ĐUÔI THÌ LÀM THẾ NÀO?
Trên đường đi học hoặc về nhà mà phát hiện có người lạ bám theo mình, bé cũng không nên sợ hãi .Bé hãy bình tĩnh làm theo các chỉ dẫn sau:
1.Bé bước đi thật nhanh để cắt đuôi.
2.Chạy tới nơi đông người, báo cho người bảo vệ hay nhờ người dân gần đó cứu giúp hoặc báo cảnh sát.
3. Bé gọi cho cha mẹ đến đón .
phòng và số máy di động của mình ,để khi có việc cần con có thể liên lạc ngay được.
SỬ DỤNG BẬT LỬA SAO CHO AN TOÀN
Thứ bảy tuần trước, Lê đến nhà bạn chơi .Hai bạn ngồi trên ghế sa lông, uống nước ngọt và cười đùa vui vẻ. Bỗng Lê làm đổ cốc nước ngọt ra ghê sa lông. Bạn Lê vội đi lấy khăn đến lau, nhưng…. Chiếc bật lửa trên ghế cũng bị ướt rồi. Lê vội đặt bật lửa lên chiếc máy sấy cho mau khô. Nhưng làm thế rất dễ gây hỏa hoạn đấy bé ạ !
Bé phải chú ý các điểm sau khi dùng bật lửa:
1. Không được đè tay lên chỗ thoát lửa của bật lửa, làm thế sẽ khiến khí ga bị phụt ra ngoài , đến khi bé bật lửa sẽ lan rộng trong không khí ,gay cháy bỏng.
2. Không được để bật lửa lên tren quạt nóng , máy sưởi ,bếp ga… hoặc dưới mặt trời thiêu đốt, kẻo bật lửa sẽ tự bốc cháy hoặc phát nổ đấy!
3. Khi mang bật lửa trong túi ,không nên để các vật khác đè lên bật lửa ;không nên để bật lửa rơi từ trên cao xuống đất ,dễ gay nổ.
4. Không được vứt bật lửa vào đám cháy hoặc lò lửa…kẻo sẽ gay cháy nổ , rất nguy hiểm.
ĐỪNG ĂN QUÁ NHIỀU KẸO
Sắp đến tết trung thu rồi, mẹ đưa Minh đi siêu thị mua đồ . Minh đứng ngắm quầy kẹo , quầy bánh ga tô,quầy nước ngọt …. Thèm đến nhỏ nước dãi . Minh khoái nhất là ăn kẹo ngọt , cậu túm áo đòi mẹ mua cho một bịch kẹo to. Về đến nhà , Minh ôm ngay bịch kẹo vào phòng , sắp có một bữa tiệc ngọt đã đời! Nhưng ăn nhiều kẹo như Minh không tốt đâu đâu các bé ạ!
Ăn nhiều kẹo sẽ gây ra các tác hại sau:
1.Nếu ăn quá nhiều kẹo và đồ ngọt , những chất ngọt bám trong kẽ răng là môi trường tốt để sâu răng sinh sôi nảy nở , bé sẽ bị hỏng mất hàm răng đẹp.
2.Ăn quá nhiều kẹo khiến hàm lượng đường trong cơ thể bé tăng lên cao, làm cơ thể tiêu hao nhiều canxi , kali,vitamin B để tiêu hóa chúng . Về sau bé dễ mắc các bệnh về cột sống ,dễ bị gãy xương…
3.Nếu ăn quá nhiều kẹo ,cơ thể sẽ không hấp thu được hết đường , sẽ chuyển hóa thành mỡ , gây béo phì.
4.Ăn quá nhiều kẹo , bánh ga tô … sẽ gây đầy bụng , khó tiêu , không còn cảm giác muốn ăn cơm. Lâu dài như vậy sẽ đẫn đến bệnh chán ăn và gây bệnh về dạ dày.
Kết luận chương 2
- Các hoạt động được thiết kế nhằm hình thành KNTBV cho trẻ MG 3 - 4 tuổi được xây dựng trong mối liên hệ chặt chẽ với mục đích, nhiệm vụ, nội dung, hình thức tổ chức HĐNT dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hình thành KNTBV cho trẻ.
- Các hoạt động ngoài trời tổ chức nhằm hình thành KNTBV cho trẻ MG 3 - 4 tuổi được thiết kế hướng vào hai nội dung: Một là, hoạt động quan sát tranh ảnh giúp trẻ nhận ra những dấu hiệu nguy hiểm từ các đồ dùng vật dụng, từ thời tiết bất thường, từ nơi nguy hiểm, từ các hành động nguy hiểm, các loại động thực vật có thể gây nguy hiểm… mà thường xuyên trẻ gặp phải); Hai là, tổ chức các trò chơi giúp trẻ trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện KNTBV trong hoạt động ngoài trời. Ba là, tổ chức hoạt động kể chuyện và đàm thoại với trẻ nhằm hình thành KNTBV cho trẻ. Các hoạt động được thiết kế cần được vận dụng và thực hiện phối hợp một cách đồng bộ, linh hoạt trong tổ chức HĐNT, đảm bảo được mục đích chính của HĐNT.
Chương 3