Cách tiến hành khảo sát

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động ngoài trời nhằm hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 3 4 tuổi (Trang 42 - 44)

a. Tiêu chí và thang đánh giá

Chúng tôi dựa vào các cơ sở sau đây để xây dựng tiêu chí đánh giá kĩ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi.

- Mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi - Khái niệm “Kĩ năng tự bảo vệ”

- Nội dung kĩ năng tự bảo vệ bản thân

* Các tiêu chí đánh giá

- Tiêu chí 1. Trẻ nhận ra dấu hiệu trong môi trường có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh (2 điểm)

- Tiêu chí 2. Trẻ chủ động lựa chọn cách ứng xử phù hợp với tình huống (4 điểm)

- Tiêu chí 3. Giải quyết tình huống có hiệu quả (4 điểm) * Thang đánh giá

Dựa vào tiêu chí, chúng tôi xây dựng thang đánh giá kĩ năng tự bảo vệ được chia làm 4 mức độ:

- Mức độ tốt: từ 9 – 10 điểm - Mức độ khá: từ 7 – dưới 9 điểm

- Mức độ trung bình: từ 5 – dưới 7 điểm - Mức độ yếu: dưới 5 điểm

+ Mức độ tốt: Trẻ tự nhận ra những dấu hiệu trong môi trường có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh trong mọi tình

huống, trẻ chủ động lựa chọn cách ứng xử phù hợp với tình huống, có kĩ năng giải quyết tình huống nhanh chóng và linh hoạt với các tình huống khác nhau và giải quyết các tình huống một cách có hiệu quả cao để bảo vệ an toàn cho bản thân.

+ Mức độ khá: Trẻ nhận ra những dấu hiệu trong môi trường có thể gây nguy hiểm quen thuộc, trẻ chủ động lựa chọn cách ứng xử xử phù hợp với tình huống quen thuộc, còn hơi do dự và chưa xử lí nhanh các tình huống khác nhau, những tình huống mới lạ. Nhưng trẻ tự giải quyết được tình huống nguy hiểm để bảo vệ an toàn cho bản thân khi được gợi ý cách giải quyết.

+ Mức độ trung bình : Trẻ nhận ra những dấu hiệu gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh khi được nhắc nhở, trẻ lựa chọn cách ứng xử phù hợp và tự giải quyết được tình huống nguy hiểm khi được giúp đỡ nhưng kết quả không ổn định, trẻ thực hiện còn chậm, mắc nhiều lỗi, cần được hướng dẫn, gợi ý nhiều.

+ Mức độ yếu : Trẻ không nhận ra những dấu hiệu có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh. Trẻ không lựa chọn cách ứng xử với tình huống và trẻ chỉ giải quyết được tình huống nguy hiểm để bảo vệ an toàn cho bản thân khi được giúp đỡ, sự an toàn của trẻ phụ thuộc vào người khác.

b. Cách khảo sát

- Xây dựng các bài tập tình huống : dựa vào nội dung KNTBV bản thân cho trẻ MG 3 - 4 tuổi để xây dựng bài tập, đó là các tình huống trẻ phải thực hiện hàng ngày và chứa đựng những nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ.

Bài tập 1: Trẻ đi xuống cầu thang

Bài tập 2: Trẻ đi trên đường có chướng ngại vật chắn ngang lối đi.

Bài tập 3: Trẻ chơi với bập bênh ở sân trường.

- Tổ chức cho trẻ giải quyết tình huống: Các bài tập tình huống được lồng ghép trong quá trình hoạt động ngoài trời giúp trẻ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan và trẻ thể hiện đúng khả năng của bản thân: giáo viên yêu cầu trẻ mang đồ dùng đồ chơi xuống sân chuẩn bị cho hoạt động

ngoài trời (ở phần chuẩn bị hoạt động ngoài trời), giáo viên đưa trẻ đi trên đường hẹp có chướng ngại vật chắn ngang lối đi (ở phần hoạt động có mục đích, tổ chức cho trẻ đi dạo), giáo viên tổ chức cho trẻ chơi tự do với các thiết bị ở sân trường (trong phần tổ chức cho trẻ chơi tự do).

c. Cách thu thập và xử lý thông tin

- Quan sát, ghi chép và điền vào phiếu khảo sát KNTBV của trẻ khi trẻ giải quyết tình huống

- Phân tích kết quả xử lý tình huống của trẻ trong mỗi bài tập và chuẩn đoán mức độ hình thành KNTBV của trẻ trong cả 3 bài tập theo các thang đo đã xây dựng.

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động ngoài trời nhằm hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 3 4 tuổi (Trang 42 - 44)