Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động ngoài trời nhằm hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 3 4 tuổi (Trang 35 - 41)

- Quan niệm của giáo viên về tầm quan trọng của việc hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non.

Tất cả 100% giáo viên được hỏi đều cho rằng việc hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ là rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non. Như vậy, việc hình thành kĩ năng tự bảo vệ đã được hầu hết giáo viên mầm non quan tâm và đánh giá cao.

- Quan niệm của giáo viên về kĩ năng tự bảo vệ bản thân :

Tuy có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng phần lớn các giáo viên đã có quan niệm đúng về khái niệm kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi. Có 25/38 giáo viên (chiếm 65,8 %) đồng ý với quan niệm “Kĩ năng tự bảo vệ là khả năng của cá nhân vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để phòng ngừa, ngăn chặn, đối phó với yếu tố bất lợi từ môi trường nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh một cách có hiệu quả”.

- Nhận thức của giáo viên về nội dung kĩ năng tự bảo vệ bản thân cần hình thành ở trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi.

Khi đề cập đến nội dung kĩ năng tự bảo vệ cần hình thành ở trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi, đa số các giáo viên chỉ lựa chọn 1 kĩ năng trong các kĩ năng được nêu ra ở phiếu điều tra, có 27/38 giáo viên (chiếm 72,37 %) hiểu chưa đầy đủ về các nội dung của kĩ năng tự bảo vệ, chỉ có 13,16% giáo viên nắm được đầy đủ các kĩ năng cần có để hình thành kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ.

- Thực trạng về mức độ kĩ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non

trong một số hoạt động ở trường mầm non. Tuy nhiên, khả năng tự bảo vệ của trẻ của trẻ biểu hiện ở các hoạt động rất khác nhau. Theo phiếu điều tra cùng với kết quả đàm thoại với giáo viên, chúng tôi thấy đa số giáo viên lựa chọn trẻ có kĩ năng tự bảo vệ khi “sử dụng đồ chơi” có 37/ 38 giáo viên (chiếm 97,3%). Điều này chứng tỏ hầu hết các giáo viên với kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ đều cho rằng trẻ có kĩ năng tự bảo vệ trong việc sử dụng đồ chơi. Nhóm các hoạt động được khá nhiều giáo viên lựa chọn từ 24 – 28 giáo viên (chiếm 64,5% đến 75 %) như: sử dụng các dụng cụ ăn uống; sử dụng trang phục; lên, xuống giường, ghế; việc sử dụng các dụng cụ học tập, chứng tỏ đây là các hoạt động trẻ có khả năng tự bảo vệ khi tham gia hoạt động. Có 50% sô giáo viên cho rằng trẻ có kĩ năng tự bảo vệ khi tham gia tham gia trò chơi vận động. Số ít giáo viên cho rằng trẻ có kĩ năng tự bảo vệ trong các hoạt động: sử dụng trang thiết bị vệ sinh; sử dụng các thiết bị điện; lên, xuống cầu thang, ban công; tham gia lao động; tham gia giao thông, ở các tình huống khác có 1- 19 giáo viên lựa chọn (chiếm 2,6 – 38,2 %). Qua phân tích số liệu trên, chúng tôi thấy chứng tỏ trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi có khả năng tự bảo vệ trong cuộc sống hàng ngày, nhưng kĩ năng tự bảo vệ của trẻ thể hiện không ổn định, có thể trẻ chỉ có kĩ năng tự bảo vệ ở các hoạt động trẻ tham gia trải nghiệm nhiều lần. Kĩ năng tự bảo vệ của trẻ trong các hoạt động có sự chênh lệch khá lớn nên có thể thấy kĩ năng tự bảo vệ của trẻ còn ở mức yếu.

- Thực trạng về việc sử dụng các hoạt động trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ để hình thành kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ MG 3 – 4 tuổi ở trường MN.

Bảng 1.1. Mức độ sử dụng các hoạt động để hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non

Mức độ Hoạt động Thường sử dụng Ít sử dụng Không sử dụng SL (%) SL (%) SL (%)

Hoạt động học tập 35 93,4 1 2,6 2 5,3

Hoạt động góc 34 89,5 3 7,9 1 2,6

Hoạt động ngoài trời 24 63,2 10 26,3 4 10,5

Hoạt động lễ hội 25 65,8 10 26,3 3 7,9

Hoạt động lao động 10 26,3 20 52,6 8 21,1

Hầu hết giáo viên đều cho rằng hoạt động học tập và hoạt động góc đem lại hiệu quả nhất trong việc hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 3 - 4 tuổi. Bởi theo họ, thông qua hoạt động góc mà cụ thể là trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ được trải nghiệm các tình huống khác nhau, trong đó có những tình huống bất lợi, có cả những tình huống nguy hiểm đòi hỏi trẻ phải ứng xử qua các vai mà mình đóng qua đó trẻ học cách tự bảo vệ bản thân. Còn hoạt động có học tập giúp giáo viên đàm thoại, giải thích, hướng dẫn nhằm giúp trang bị kiến thức tự bảo vệ cho trẻ. Hoạt động ngoài trời và hoạt động lễ hội được sử dụng ít hơn, đặc biệt hầu như hoạt động lao động không được sử dụng trong việc hình thành kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ. Như vậy, có thể nhận thấy rằng giáo viên vẫn còn quan tâm nhiều đến hoạt động học tập đầu tư nhiều chuyên môn vào đó và tận dụng hoạt động góc để hình thành kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ, còn các hoạt động khác trong ngày thì việc lồng ghép giáo dục kĩ năng tự bảo vệ còn chưa đạt được hiệu quả cao.

* Nhận thức của giáo viên mầm non về việc hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời

- Quan niệm của giáo viên về vai trò của việc tổ chức hoạt động ngoài trời trong việc hình thành kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi.

Có khá nhiều giáo viên chiếm 69,7 % đánh giá vai trò của việc tổ chức hoạt động ngoài trời chỉ là môi trường phong phú, đa dạng hay là nơi có không gian rộng rãi và thoáng đáng góp phần hình thành kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ. Chỉ có 18,4 % số giáo viên đánh giá đúng vai trò của HĐNT là phương tiện để hình thành kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ giống như những

phương tiện khác.

- Đánh giá của giáo viên về khả năng có thể tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi trong hoạt động ngoài trời ở trường mầm non

Bảng 1.2. Thực trạng về kĩ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi trong hoạt động ngoài trời ở trường mầm non.

Các tình huống SL Tỉ lệ %

- Sử dụng trang phục 25 64,5

- Lên, xuống: cầu thang, đi trên ban công 13 35,5

- Sử dụng đồ dùng học tập 26 68,4

- Khi chăm sóc các con vật 13 32,9

- Sử dụng nguyên vật liệu mang từ lớp ra 18 46,1

- Chơi với đất, cát, nước 23 60,5

- Tham gia trò chơi vận động 18 46,1

- Chơi với các thiết bị chơi ngoài trời (cầu trượt, xích

đu, đu quay, bập bênh…) 20 52,6

- Tham gia lao động 7 18,4

- Các tình huống khác… 6 15,8

Giáo viên cho rằng, trẻ có kĩ năng tự bảo vệ bản thân tốt hơn trong các hoạt động chuẩn bị trang phục; sử dụng đồ dùng học tập; chơi với đất, cát, nước; chơi với các thiết bị chơi ngoài trời, chiếm từ 52,6 – 64,5%. Các hoạt động chưa có kĩ năng tự bảo vệ là lên, xuống cầu thang, đi trên ban công; khi chăm sóc các con vật; sử dụng nguyên vật liệu mang từ lớp ra; tham gia trò chơi vận động; tham gia lao động và các tình huống khác… Chiếm từ 46,1 – 15,8%.

Như vậy, theo đánh giá của giáo viên kĩ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ trong các hoạt động thực tiễn ngoài trời còn ở mức từ trung bình đến yếu.

- Thực trạng về mức độ sử dụng biện pháp hình thành kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ MG 3 – 4 tuổi trong hoạt động ngoài trời của giáo viên mầm non.

bảo vệ bản thân cho trẻ MG 3 – 4 tuổi trong hoạt động ngoài trời.

Mức độ (%) Biện pháp

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Quan sát 30 98.7 8 1,8 0 0.0 Làm mẫu 16 61.8 13 13.6 9 23,6 Đàm thoại 23 88.2 12 3,5 3 7,8 Luyện tập 21 55,3 10 26,3 4 10 Tạo tình huống 20 52,7 15 39,5 3 7,8 Trải nghiệm 12 31,6 20 52,7 5 13,1 Khuyến khích 64 84.2 9 11.8 3 3.9 Trách phạt 4 10,2 4 10,5 30 78,9 Giải thích 29 76,3 4 10,5 5 13,1 Nhắc nhở trực tiếp 27 71 8 21,4 3 7.8

Đa số giáo viên thường xuyên sử dụng các biện pháp quan sát, đàm thoại, giải thích, khuyến khích và nhắc nhở trực tiếp. Các biện pháp còn lại giáo viên sử dụng ở mức độ thường xuyên thấp. Qua đó , cho thấy giáo viên ít chú ý tới việc làm mẫu và thình thoảng tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm thông qua các tình huống thực và tình huống giả định, cũng như không quan tâm nhiều đến việc hình thành kĩ năng tự bảo vệ của trẻ thông qua luyện tập. Thực tế trong việc hình thành kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ, giáo viên còn lúng túng, chưa sáng tạo khi đưa ra các biện pháp để hình thành kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ. Qua bảng thống kê chúng ta thấy, tuy các biện pháp đều được giáo viên sử dụng trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ song hiệu quả chưa cao. - Quan niệm của giáo viên về trình tự các khâu trong việc hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi.

Có 44,7% giáo viên cho rằng việc hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ MG 3 – 4 tuổi cần thực hiện theo các khâu: “Hình thành ý thức (kiến thức) → Giáo dục thái độ → Hình thành kĩ năng cho trẻ”. Số ít giáo

viên 17,1% cho rằng giáo dục thái độ trước khi hình thành kĩ năng và sau cùng mới hình thành kiến thức, số giáo viên còn lại không có sự lựa chọn. Chứng tỏ, giáo viên chưa nắm được việc các bước hình thành KNTBV bản thân cho trẻ.

- Quan niệm của giáo viên về các điều kiện để hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời.

Hầu hết các giáo viên 27 – 34/ 38 giáo viên (chiếm từ 71,1 đến 89,5%) cho rằng để hình thành kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ cần phải có: Sân trường rộng với các đối tượng phong phú, đa dạng, hấp dẫn trẻ, nhà trường, giáo viên cần hiểu rõ vai trò của hoạt động ngoài trời, nội dung hoạt động ngoài trời phong phú, giáo viên biết rõ nội dung các kĩ nặng tự bảo vệ bản thân của trẻ MG 3 - 4 tuổi, giáo viên có phương pháp hình thành kĩ năng tự bảo vệ phù hợp với trẻ 3-4 tuổi, trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời, phụ huynh ủng hộ quan điểm, cách thức giáo dục của nhà trường.

- Về khó khăn khi hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời

Khó khăn lớn nhất mà 34/38 giáo viên (chiếm 89,5%)cho rằng nó gây cản trở khi hình thành kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời đó là khả năng nhận thức và vận động của trẻ 3-4 tuổi còn hạn chế. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì ở lứa tuổi 3 - 4 tuổi trẻ đã có bước phát triển lớn về tâm sinh lý cũng như phối hợp hệ vận động, do đó có khả năng tự lập và có thể rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ.

- Những kinh nghiệm của giáo viên trong việc hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi nói chung và trong hoạt động ngoài trời nói riêng.

Qua 38 phiêu điều tra, có rất nhiều ý kiến kinh nghiệm khác nhau được chia sẻ về việc hình thành kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ, tuy nhiên chúng tôi thấy phần lớn các giáo viên chia sẻ một số kinh nghiệm như: tạo môi trường phong phú đa dạng cho trẻ. Qua đàm thoại chúng tôi hiểu đó là cần tạo môi

trường phong phú đa dạng để trẻ được trải nghiệm các tình huống khác nhau trong cuộc sống qua đó trẻ học cách tự bảo vệ bản thân. Một số giáo viên khác cho rằng khi hoạt động ngoài trời, không cho trẻ chạy quá tốc độ, trèo quá cao, đu quay vừa phải. Vấn đề này, chúng tôi không đồng tình, chúng tôi cho rằng chúng ta nên trang bị kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ thay bằng việc cấm đoán, bởi ở lứa tuổi này nếu chúng ta cấm đoán trẻ thì trẻ chỉ biết sợ chúng ta lúc bấy giờ nhưng rồi chúng sẽ quên ngay, trẻ sẽ dễ thực hiện hành vi đó vào lúc khác hay thực hiện lúc vắng mặt người lớn. Một số giáo viên khác chia sẻ kinh nghiệm là luôn giám sát trẻ, điều này đúng nhưng chưa đủ bởi chúng ta không thể giám sát trẻ tất cả mọi trẻ từng giây từng phút, bởi có những lúc các trẻ chơi ở các góc khác nhau, hoặc khi gặp tình huống có vấn đề ở 1 nhóm nào đó cần cô can thiệp thì chắc chắn cô không thể dõi mắt theo những trẻ còn lại… Do đó , giám sát trẻ chỉ là 1 yếu tố trong việc hình thành kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ. Một số ít giáo viên có đề cập đến việc trang bị cho trẻ những thông tin, kiến thức cần thiết để đảm bảo an toàn bản thân cho trẻ, điều này là thiết thực và cần thiết trong việc hình thành kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ, song việc hình thành kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ thông qua học và luyện tập một số kĩ năng tự bảo vệ là quan trọng nhất thì chưa được giáo viên đề cập đến. Điều đó cũng chứng tỏ giáo viên chưa chú trọng đến việc hình thành và luyện tập các kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ MG 3 – 4 tuổi ở trường mầm non nói chung và trong hoạt động ngoài trời nơi riêng.

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động ngoài trời nhằm hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 3 4 tuổi (Trang 35 - 41)