Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động ngoài trời nhằm hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 3 4 tuổi (Trang 44 - 49)

Bảng 1.4. Mức độ hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ MG 3 - 4 tuổi ở trường mầm non (tính %)

Đối tượng khảo sát Số trẻ

Mức độ Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % Trường MN Tạ Xá 60 0 0 5 8,3 40 66,8 15 25 Trường MN Yên Tập 60 0 0 7 11,7 41 68,3 12 20 Tổng: 120 0 0 12 20 81 67,5 27 22,5 Thể hiện bằng biểu đồ:

Biểu đồ 1.1. Mức độ hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ thuộc Trường MN Tạ Xá và trường MN Yên Tập

Nhìn vào bảng 1.4 và biểu đồ 1.1, chúng ta thấy: Không có trẻ nào đạt loại Tốt. Số trẻ đạt loại khá chỉ chiếm 7,5% số trẻ Trường MN Tạ Xá và 8,9% số trẻ Trường MN Yên Tập . Đa số trẻ tập trung ở mức độ Trung bình và Yếu, trong đó loại Trung Bình có 47,5% số trẻ ở Trường MN Tạ Xá xếp và 51,9% trẻ trường MN Yên Tập. Số trẻ xếp loại ở mức Yếu khá nhiều, có 45% trẻ Trường MN Tạ Xá và 39,2 số trẻ Trường MN Yên Tập. Mức độ hình thành biểu tượng về MTTN của trẻ ở cả hai trường là tương đương nhau và chưa cao.

Qua quan sát, chúng tôi có một số nhận xét cụ thể như sau :

- Trẻ xếp loại khá: là những trẻ khi gặp tình huống có nguy cơ gây nguy hiểm trẻ chưa nhận ra ngay những dấu hiệu nguy hiểm nhưng khi được gợi ý thì trẻ chủ động lựa chọn cách ứng xử xử phù hợp với tình huống đó để bảo vệ an toàn cho bản thân.

Trẻ xếp loại trung bình : Là những trẻ không tự nhận ra những dấu hiệu gây nguy hiểm mà phải cần sự gợi ý của người khác, trẻ thường lựa chọn cách ứng xử phù hợp theo gợi ý và tự giải quyết được tình huống nguy hiểm khi

được giúp đỡ nhưng kết quả không ổn định.

Trẻ xếp loại yếu : Hầu hết trẻ không nhận ra được các nguy cơ gây nguy hiểm, do đó trẻ không có các phương án để ứng phó với tình huống, trẻ thường bị vấp ngã hay dẫm vào vũng bẩn, có khi bị va đập...

Kết quả này cho thấy đa số trẻ nhận ra những dấu hiệu có nguy cơ gây nguy hiểm nhưng chưa chủ động lựa chọn cách ứng phó với những tình huống đó, trẻ thường chờ cô gợi ý, từ đó trẻ mới giải quyết tình huống có hiệu quả.

- Điểm số của các tiêu chí giữa hai trường có sự tương đương với nhau. + Tiêu chí 1 trẻ nhận ra những nguy cơ gây nguy hiểm, trẻ trường MN Tạ Xá đạt 1,1 điểm và trường MN Hướng Dương đạt 1,06 điểm

+ Tiêu chí 2 trẻ “chủ động lựa chọn cách ứng xử với tình huống có nguy cơ gây nguy hiểm ”, trẻ trường MN Tạ Xá đạt 1,98 điểm và trường MN Yên Tập đạt 1,98 điểm.

+ Tiêu chí 3 trẻ “ giải quyết tình huống có hiệu quả”, trẻ trường MN Tạ Xá đạt 2,02 điểm và trường MN Yên Tập đạt 1,99 điểm.

Điểm trung bình về mức độ hình thành kĩ năng tự bảo vệ của trẻ 2 trường có sự chênh lệch tuy nhiên không đáng kể: trường MN Tạ Xá là 5,1 điểm và trường MN Yên Tập là 5,01 điểm.

Trong quá trình quan sát trẻ hoạt động trong các hoạt động khác nhau ở trường MN như: hoạt động học tập, hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi và hoạt động chiều , chúng tôi nhận thấy đa số trẻ tham gia vào các hoạt động tuy nhiên trẻ không quan tâm đến vấn đề an toàn của bản thân, và không có biểu hiện nhiều về kĩ năng tự bảo vệ, còn nhiều trẻ thường bị vấp ngã, va chạm, bầm sưng, trầy xước tay chân… Trong hoạt động ngoài trời, trẻ hầu rất tích cực tham gia vào mọi hoạt động trong nội dun hoạt động ngoài trời, cũng chính vì thế mà trẻ thường hấp tấp vội vàng trong việc chuẩn bị ra ngoài trời, khi giáo viên thông báo đến giờ hoạt động ngoài trời thì các trẻ thường nhao ra ngoài, trẻ nào cũng muốn mình là người ra trước do đó mà trẻ hay chen lấn xô đẩy, dẫm chân lên nhau. Đi trên hành lang, nhiều trẻ đứng ngó ra ngoài lan

can. Trên đường trẻ đi xuống cầu thang, không quan sát đường đi, trẻ thường nô đùa, nhảy hai bước một, có trẻ thì chạy nhanh dẫn đến hậu quả là trẻ bị vấp ngã, va đập vào bạn hoặc vào tường. Trên đường đi dạo quan sát thiên nhiên, thường dẫm vào vũng nước, vũng bẩn trên sân, rất ít trẻ chủ động tránh vũng nước hay vũng bẩn đó vì vậy mà trẻ hay bị ngã và trơn trượt. Trong hoạt động chơi các trò chơi vận động, trẻ thường bị ngã và trầy xước do chạy quá tốc độ hoặc bị bầm sưng do va đập vào nhau. Khi chơi tự do với các thiết bị chơi ngoài trời, nhất là khi chơi cầu trượt, trẻ thường chen lấn, đẩy bạn, kéo áo bạn khi lên cầu thang trượt, có trẻ lại lộn ngược đầu khi trượt, ngoài ra có một số trẻ bị vướng áo vào cầu trượt làm trẻ bị ngã từ trên cao xuống, một số trẻ thích chơi nhảy từ trên cao xuống gây ngã và trầy xước. Khi chơi với các nguyên vật liệu mang từ lớp ra hay khi chơi với đất, cát, nước… trẻ hay cho những vật nhỏ bé vào mũi, tai, miệng… Qua quan sát các hoạt động của trẻ, chúng tôi nhận thấy đa số trẻ đều tỏ ra rất hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động trong hoạt động ngoài trời nhưng hầu như trẻ không quan tâm đến vấn đề an toàn cho bản thân và những người xung quanh, thậm chí có những trẻ mặc dù bị vấp ngã rất nhiều lần, song khi gặp tình huống tương tự trẻ vẫn tiếp tục bị vấp ngã.

Qua đó ta thấy mức độ hình thành KNTBV bản thân của trẻ MG 3 – 4 tuổi còn nhiều hạn chế, và cần phải có những biện pháp hình thành KNTBV bản thân cho trẻ thích hợp để nâng cao mức độ KNTBV bản thân ở trẻ.

Kết luận chương 1

Kĩ năng tự bảo vệ thực sự cần thiết trong cuộc sốngcủa mỗi con người

nói chung và trẻ em nói riêng. Ở lứa tuổi mầm non, có thể hình thành kỹ năng nhận ra dấu hiệu có nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh, kỹ năng chủ động lựa chọn cách ứng xử phù hợp với tình huống

có nguy cơ gây nguy hiểm, và kỹ năng giải quyết tình huống có hiệu quả. Các kỹ năng này có thể hình thành thông qua các hoạt động cơ bản của trẻ ở trường mầm non. Trong đó HĐNT có nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, luyện tập xử lí các tình huống có thể gây nguy hiểm cho bản thân trẻ. Tuy nhiên, để hình thành kỹ năng này cho trẻ, cần phải làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến nó như: đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ MG 3 - 4 tuổi, đặc điểm về kỹ năng vận động và sự phối hợp các cơ quan vận động, đặc điểm về tính tự lực của trẻ MG 3 – 4 tuổi…

Trên thực tiễn hiện nay, giáo viên mầm non cũng đã thấy được tầm quan trọng của việc hình thành kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ và đã sử dụng một số biện

pháp giáo dục có hiệu quả. Mức độ kĩ năng TPV cho trẻ 3 - 4 tuổi còn chưa cao

và có sự chênh lệch rõ nét giữa các cá nhân. Việc trẻ giữ an toàn thân thể chưa hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức thế giới xung quanh trẻ và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của trẻ.

Chương 2

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động ngoài trời nhằm hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 3 4 tuổi (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)