Kết quả khảo sát sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động ngoài trời nhằm hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 3 4 tuổi (Trang 77 - 90)

a. Quan sát các tranh ảnh minh họa về các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ tham gia hoạt động ngoài trờ

3.6.2. Kết quả khảo sát sau thực nghiệm

Sau thời gian làm thực nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát và xử lí kết quả, kết quả thu được như sau:

3.6.2.1. Mức độ hình thành KNTBV bản thân của trẻ ở 2 nhóm ĐC và TN sau TN

(tính theo %) Đối tượng khảo sát Số lượng trẻ Mức độ Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % Nhóm TN 20 trẻ 1 5 7 35 10 50 2 10 Nhóm ĐC 20 trẻ 0 0 2 10 12 60 6 30

Biểu đồ 3.3. Mức độ hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân của nhóm ĐC và TN sau TN

Từ kết quả thể hiện ở bảng 3.3 và biểu đồ 3.3 cho thấy: Mức độ hình thành KNTBV bản thân của trẻ 3 – 4 tuổi được thể hiện ở các nhóm có sự khác nhau, cụ thể như sau:

- Ở nhóm TN đã có 1 trẻ (5%) cao hơn so với nhóm ĐC: 0 trẻ (0%) là 1 trẻ (5%) đạt mức độ Tốt:. Trẻ ở mức độ này nhận ra nhanh chóng những dấu hiệu có nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ và những người xung quanh, trẻ chủ động lựa chọn phương án giải quyết phù hợp và giữ được an toàn cho bản thân.

- Đối với mức độ khá: là những trẻ nhận ra dấu hiệu nguy hiểm cho bản thân một cách nhanh chóng, nhưng đôi khi trẻ vẫn phải cần đến sự gợi ý của cô để lựa chọn cách ứng xử với tình huống và chủ động giải quyết tình huống có hiệu quả. Ở mức độ Khá này đã có sự chênh lệch rõ rệt giữa 2 nhóm, cụ thể:

nhóm TN có 7 trẻ (35%) cao hơn hẳn so với nhóm ĐC có 2 trẻ (10%) là 5 trẻ (25%).

- Còn ở mức trung bình: trẻ khó nhận ra những dấu hiệu có nguy cơ gây nguy hiểm, trẻ chỉ lựa chọn cách ứng xử phù hợp và tự giải quyết được tình huống nguy hiểm khi được giúp đỡ nhưng kết quả không ổn định, trẻ thực hiện còn chậm, có bài tập trẻ nhận ra dấu hiệu nguy hiểm rất nhanh nhưng khi thực hiện lại không đạt yêu cầu. Số lượng trẻ ở lớp TN đạt mức độ TB ít hơn so với lớp ĐC, cụ thể: lớp TN có 10 trẻ (50%) và lớp ĐC có 12 trẻ (60%), chênh lệch 10%.

- Số trẻ đạt mức Yếu ở lớp TN có 2 trẻ (10%) thấp hơn nhiều so với lớp ĐC có 6 trẻ (30%), độ chênh lệch là 20%. Ttrẻ không nhận ra những dấu hiệu có thể gây nguy hiểm. Hầu hết những trẻ ở mức yếu thường dẫm vào vũng bẩn hay bị vấp vào dây trong tình huống của bài tập khảo sát.

Từ kết quả trên chúng tôi thấy lớp TN đã có nhiều trẻ đạt ở mức độ Tốt và Khá, số trẻ đạt ở mức độ Tốt và Khá ở lớp TN đã cao hơn so với lớp ĐC. KNTBV của trẻ vẫn tập trung nhiều ở mức TB của cả 2 lớp, tuy nhiên số trẻ đạt ở mức TB ở lớp TN ít hơn so với ĐC. Trẻ đạt mức độ Yếu ở lớp TN thấp hơn so với lớp ĐC, ở lớp ĐC vẫn còn nhiều trẻ đạt mức độ Yếu. Điều này chứng tỏ sự mức độ KNTBV của lớp TN đã có sự chuyển biến tích cực và cao hơn so với lớp ĐC.

Bảng 3.4. Mức độ hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân của nhóm ĐC và TN sau TN (theo tiểu chí)

Đối tượng Số trẻ Tiêu chí X

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3

Nhóm TN 20 1.75 2.71 2.5 6.96

Nhóm ĐC 20 1.41 2.0 2.07 5.26

Biểu đồ 3.4. Mức độ hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân của nhóm ĐC và TN sau TN

Sau thực nghiệm, mức độ hình thành KNTBV của trẻ nhóm TN tăng hơn so với nhóm ĐC. Điểm trung bình chung (TBC) của nhóm TN đạt 6,69 điểm còn nhóm ĐC chỉ đạt 5,26 điểm, chênh lệch là 1,7 điểm. Sự chênh lệch về điểm TBC của nhóm TN và ĐC diễn ra ở cả 3 tiêu chí.

- Tiêu chí 1: Điểm TBC của nhóm TN đạt 1,75 điểm, còn nhóm ĐC chỉ đạt 1,41 điểm, sự chênh lệch giữa 2 nhóm là 0,44 điểm.

- Tiêu chí 2: Điểm TBC của nhóm TN đạt 2,71 điểm, nhóm ĐC đạt 2,0 điểm, sự chênh lệch giữa 2 nhóm là 0,71 điểm.

- Tiêu chí 3: Điểm TBC của nhóm TN đạt 2,5 điểm, còn nhóm ĐC đạt 2,07 điểm, sự chênh lệch giữa 2 nhóm là 0,43 điểm.

Chúng tôi thấy biểu hiện về KNTBV của trẻ thể hiện ở các tiêu chí như sau:

Với tiêu chí 1: Ở nhóm ĐC, trẻ chỉ nhận ra khi được cô gợi ý, hoặc đó là những dấu hiệu rất rõ nét như thấy bạn bị vấp ngã đau, cành cây to chắn ngang lối đi… Trong khi đó, nhóm TN trẻ có chuyển biến khá rõ nét từ chỗ ít nhận ra dấu hiệu nguy hiểm thì sau TN vào giờ hoạt động ngoài trời nhiều trẻ đã tích cực quan sát, chủ động phát hiện ra tình huống có dấu hiệu nguy hiểm, trẻ biết nhận ra sự thay đổi của thời tiết, biết được các dấu hiệu có nguy cơ gây nguy hiểm từ trang phục, đồ chơi, hành động chơi…

Ở tiêu chí 2: Ở nhóm ĐC, trẻ chưa chủ động lựa chọn cách ứng xử với tình huống hoặc lựa chọn cách ứng xử không phù hợp với tình huống, trẻ thường chờ đợi sự gợi ý và giúp đỡ của cô nhiều hơn mới có thể lựa chọn được cách ứng xử phù hợp với tình huống. Trong khi đó, trẻ ở lớp TN đã chủ động lựa chọn cách ứng xử phù hợp với tình huống, nhất là ở những tình huống trẻ đã được luyện tập, ngoài ra trẻ còn đưa ra những cách giải quyết phù hợp với tình huống và phù hợp với năng lực của trẻ như có trẻ lấy giẻ lau sàn ướt, có trẻ nhảy qua, có trẻ đi từ từ qua.

- Ở tiêu chí 3: Ở nhóm ĐC trẻ chỉ giải quyết tình huống có hiệu quả khi được người khác giúp đỡ. Như khi trẻ thực hiện đi trên sàn trơn trượt, khi gần tới sàn, trẻ vẫn chạy nhanh hầu như trẻ không để ý đến sàn đang ướt, chúng tôi phải nhắc nhở và dừng trẻ lại. Trong khi trẻ ở nhóm TN, cũng với tình huống đi trên sàn trơn, trẻ đã biết tránh đi đường khác, một số trẻ đi qua từ từ… Điều này cho thấy trẻ đã biết giải quyết tình huống có hiệu quả.

3.6.2.2. So sánh mức độ hình thành KNTBV của trẻ nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm

So sánh mức độ hình thành kĩ năng tự bảo vệ của trẻ nhóm TN trước và sau TN

Bảng 3.5. So sánh mức độ hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ nhóm TN trước và sau TN Đối tượng khảo sát Số Lượng trẻ Mức độ Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % Trước TN 20 trẻ 0 0 2 10 8 40 10 50 Sau TN 20 trẻ 1 5 7 35 10 50 2 10

Biểu đồ 3.5. mức độ hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ nhóm TN trước và sau thực nghiệm

Sau TN, mức độ hình thành kĩ năng tự bảo vệ của trẻ có sự thay đổi đáng kể. Mức độ Tốt, ở nhóm TN từ không có trẻ nào trước thực nghiệm (TTN) mà sau thực nghiệm (STN) đã tăng lên tăng lên 1 trẻ (5%), sự chênh lệch giữa TTN và STN là 5%. Trẻ đạt mức độ Khá có sự chênh lệch cao TTN và STN là 5 trẻ (25%), TTN có 2 trẻ (10%) mà STN đã vượt lên 7 trẻ (35%). Ở mức TB, nhóm TN khi TTN có 8 trẻ (40%) thì STN tăng lên 10 trẻ (50%), sự chênh lệch giữa nhóm TTN và STN là 2 trẻ (10%). Trẻ đạt mức độ Yếu, TTN có 10 trẻ (50%) thì sau TN đã giảm xuống còn 2 trẻ (10%), sự chênh lệch của nhóm cao giữa TTN và STN là 8 trẻ (40%). Như vậy TTN, mức độ hình thành kĩ năng tự bảo vệ của trẻ đa số ở mức TB và Yếu chiếm đến 90% nhưng STN, trẻ ở mức độ TB và Yếu chỉ còn 60%, đã giảm xuống 30%. Bên cạnh đó, STN trẻ tập trung ở mức Khá và TB chiếm 85%. Mặc dù mức Khá chưa có nhiều nhưng đó là dấu hiệu của sự chuyển biến tích cực hành vi TBV của trẻ. Đặc biệt sau TN mức Yếu chỉ còn 10% chứng tỏ mức độ KNTBV của trẻ đã được nâng lên và đồng đều hơn so với trước TN. Ngoài ra còn có 1 trẻ (chiếm 5%) đạt được mức độ Tốt mà ở trước TN trẻ chỉ ở mức độ TB. Điều này cũng cho thấy tính hiệu quả của

những biện pháp chúng tôi đã sử dụng, đã thực hiện được nhiệm vụ chính đề ra là nâng cao hiệu quả việc hình thành kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ MG 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ở trường MN.

Trước khi tác động trước thực nghiệm, đánh giá trẻ qua các bài tập thông qua quan sát, ghi chép lại các mức độ hình thành kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ MG 3 - 4 tuổi trong hoạt động ngoài trời, kết hợp với việc dự giờ quan sát quá trình hoạt động của trẻ trong các hoạt động khác nhau ở trường MN, chúng tôi nhận thấy kĩ năng tự bảo vệ của trẻ còn hạn chế rất nhiều, trẻ không quan tâm đến an toàn của bản thân và những người xung quanh, có thể là do trẻ biết được các dấu hiệu nguy hiểm và hậu quả của nó. Trẻ vẫn không để ý đến sự an toàn của bản thân trước khi có cảnh báo hay sự gợi ý, do đó trẻ không có thói quen quan sát để nhận ra dấu hiệu có nguy cơ gây nguy hiểm, dẫn tới việc trẻ thường không chủ động lựa chọn cách ứng xử với tình huống có nguy cơ gây nguy hiểm, kết quả là trẻ dễ bị tai nạn như: bầm sưng, trầy xước, cháy máu, dị vật đường thở, đường ăn, ngạt, té ngã, chảy máu….

Tuy nhiên sau TN, nhiều trẻ đã nhận ra những dấu hiệu có nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh, trẻ đã chủ động lựa chọn cách ứng xử với mỗi tình huống có nguy cơ gây nguy hiểm khác nhau, cũng như giải quyết tình huống có hiệu quả, cho dù hiệu quả chưa đạt mức cao nhất. Song bước đầu trẻ đã có kĩ năng và ý thức tự bảo vệ. Ví dụ: trẻ nhận ra có vũng nước bẩn, sàn nhà trơn trượt, trang phục chưa phù hợp, dùng que chơi trò đánh nhau là nguy hiểm, trẻ không đứng gần xích đu và đu quay, biết chờ đến lượt chơi, không chen lấn xô đẩy… Tuy nhiên, đôi lúc trẻ vẫn có một số hành vi như: đánh bạn, chen lấn xô đẩy nhau, nhưng khi giáo viên gợi ý thì trẻ nhận ra đó là hành dộng có thể gây nguy hiểm cho bạn, vá trẻ tự điều chỉnh hành vi của mình.

Qua quan sát, chúng tôi thấy biểu hiện về KNTBV của trẻ ở nhóm TN trước và sau thực nghiệm ở các mức độ như sau:

- Ttrẻ nhận ra nhanh chóng những dấu hiệu có nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ và những người xung quanh, trẻ nhanh chóng lựa chọn phương án

giải quyết phù hợp và giữ được an toàn cho bản thân. Tuy nhiên ở mức độ này chỉ có 1 trẻ duy nhất là bạn Phạm Đăng Khoa, trong mọi tình huống Mạnh luôn phát hiện ra nhanh nhất và cháu còn nhắc nhở các bạn đi sau cẩn thận, trong tình huống cô giả vờ đánh đổ nước ra sàn lúc xách nước xuống sân trường. Trước TN Đăng Khoa chỉ đạt mức Khá, sau TN mức độ KNTBV của trẻ đã có tiến bộ và đạt mức Tốt.

- Số trẻ ở mức độ khá chiếm 35%. Đây là những trẻ luôn tích cực và hứng thú khi tham gia vào các công việc được tổ chức trong hoạt động ngoài trời. Trẻ luôn hào hứng khi tham gia vào mọi tình huống, mọi trò chơi: như khi sửa soạn trang phục để chuẩn bị cho hoạt động ngoài trời an toàn. Khi di dạo, trẻ thích trả lời câu hỏi của cô. Trẻ đạt mức Khá này là những trẻ hay quan sát trước khi hoạt động, do đó trẻ nhận ra nhanh sự thay đổi các sự vật hiện tượng xung quanh có dấu hiệu gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh. Trẻ chủ động và tích cực hơn trong việc tìm ra phương án giải quyết tình huống, trẻ hay đưa ra các ý kiến để giải quyết tình huống so với trước thực nghiệm, đặc biệt là các tình huống trẻ trẻ đã được làm quen trong giai đoạn thực nghiệm tác động “con sẽ bước qua, hay để con đi lôi khác”. Khi chơi với các thiết bị ngoài trời, trẻ biết quan sát, biết chờ đến lượt chơi và biết chú ý đến an toàn của bản thân như: trẻ thường quan sát trước khi chơi thay vì chơi ngay như trước TN, khi phát hiện ra dấu hiệu có nguy cơ gây nguy hiểm thì đôi khi trẻ nhắc bạn cẩn thận đấy. Tuy nhiên đa số trẻ lựa chọn cách ứng xử phù hợp với tình huống để đảm bảo an toàn cho bản thân chứ chưa quan tâm đến sự an toàn của bạn. Ví dụ: bạn Đặng Bảo Nam, bạn Hoàng Quỳnh Chi, bạn Trần Trung Hiếu, Việt Anh. Các bạn kể trên được thể hiện qua các mức độ, trước TN các trẻ này chỉ đạt ở mức độ TB thâm chí ở mức độ yếu Vũ Bảo Yến; Đinh Hồng Nhung; Phạm Tiến Đạt, … sau TN trẻ đó đã đạt được ở mức độ khá. Cụ thể, chúng tôi tổ chức tạo tình huống có nguy cơ gây nguy hiểm lồng ghép trong HĐNT để trẻ tự giải quyết, trước TN trẻ khó nhận ra những nguy cơ gây nguy hiểm, nếu phát hiện ra thì trẻ vẫn mong chờ sự giúp đỡ từ phía cô và trẻ

chưa hiểu được hậu quả của nguy hiểm đó thì sau TN kĩ năng nhận ra nguy cơ gây nguy hiểm của trẻ đã khá hơn hẳn, trẻ cũng biết được nguyên nhân và hậu quả của nguy hiểm đó, đôi khi trẻ không nhớ rõ về hậu quả của nguy hiểm đó nhưng trẻ vẫn nhận ra đó là nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân khi có sự gợi ý của giáo viên. Bên cạnh đó có một số trẻ, trước khi tiến hành thực nghiệm hầu như không có KNTBV hoặc có KNTBV ở mức Yếu thì nay đã có biểu hiện khá rõ rệt: Đức Huy đang chơi, thấy Bòng đang chơi đánh nhau với Đức Trọng thì chạy lại nói “Đừng chơi đánh nhau nữa, đau đấy!”, rồi chạy lại báo cho cô biết. Trước đó Đức Huy không thường xuyên nhận ra dấu hiệu nguy hiểm, nhưng bây giờ trẻ đã quan tâm và phát hiện ra những dấu hiệu nguy hiểm, tuy nhiên trẻ thường xuyên chọn phương án tìm người lớn giúp đỡ.

- Ở mức trung bình: trẻ này có thể nhận ra nguy cơ gây nguy hiểm, nhưng không ổn định, lúc thì trẻ nhận ra khi có sự gợi ý của giáo viên (thông qua hệ thống câu hỏi hoặc tranh ảnh minh họa). Những trẻ này nhận ra những dấu hiệu có nguy cơ gây nguy hiểm còn hạn chế, do đó nhiều khi trẻ lựa chọn cách ứng xử với tình huống có nguy cơ gây nguy hiểm còn chưa thực sự phù hợp, cũng như khi giải quyết tình huống cũng không đạt được hiệu quả cao, trẻ luôn cần sự gợi ý của cô giáo. Và điều mà chúng tôi thấy rõ khi trẻ thể hiện kĩ năng TBV là trẻ bắt đầu ngập ngừng, do dự trước những tình huống có nguy cơ gây nguy hiểm thay việc hoạt động ngay hay không để ý đến an toàn của bản thân như trước thực nghiệm. Ví dụ trong tình huống thiết bị bập bênh kê ở vũng nước, hầu hết các trẻ ở mức độ TB này đều có thể phát hiện ra dấu hiệu nguy hiểm nhưng trẻ thường nhờ cô tới xử lí, chứ chưa chủ động tìm cách tự giải quyết. Những hành động của trẻ còn do dự, chậm và thường xuyên cần sự gợi ý của cô nhưng nó là cơ sở để hình thành KNTBV của trẻ sau này.

- Trẻ ở mức yếu: trẻ ở nhóm này thường thiếu tập trung vào các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động giáo dục KNTBV của giáo viên. Khi tham gia tất cả các hoạt động Văn Thành không có sự tập trung, rất

nghịch ngợm và thường xuyên có những hành động nguy hiểm khi chơ như: đấm, đá, đánh nhau với bạn, Trung thường tỏ ra hung hăng, khi chơi cầu trượt thì Trung lộn đầu xuống đất, khi được cô nhắc nhở thì trẻ ngồi

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động ngoài trời nhằm hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 3 4 tuổi (Trang 77 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)