(Nguồn: Tài liệu nội bộ của AASC )
Đối với các doanh nghiệp hoạt động ổn định và làm ăn có lãi, AASC thường lựa chọn tiêu chí Lợi nhuận trước thuế để xác định mức trọng yếu, còn với những khách hàng đang tạm dừng hoạt động hoặc có nguy cơ phá sản thì tiêu chí Tổng tài sản là chỉ
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 36 GVHD: TS.NGUYỄNBÍCH NGỌC
tiêu thường được lựa chọn. Dựa vào mức trọng yếu tổng thể để tính ra mức trọng yếu thực hiện và xác định ngưỡng sai sót có thể bỏ qua của khoản mục NPTNB.
- Đánh giá chung về KSNB và rủi ro kiểm soát
+ Nếu là khách hàng thường niên KTV sẽ thực hiện xem lại hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán các năm trước để có những đánh giá chung về hệ thống KSNB của đơn vị đồng thời cũng thực hiện việc phỏng vấn Ban lãnh đạo và các bộ phận có liên quan để biết được thực tế KSNB trong năm nay có thay thổi mới gì không đặc biệt liên quan đến khoản mục NPTNB.
+ Nếu là khách hàng mới thì cần xem xét hệ thống KSNB qua quá trình phỏng vấn và quan sát thực tế nhằm đánh giá mức độ chính trực của Ban lãnh đạo, môi trường kiểm soát, thu thập về các thủ tục kiểm soát của đơn vị cũng như chính sách kế toán liên quan đến khoản mục NPTNB. Bên cạnh đó, thực hiện khảo sát qua bảng hỏi đã được AASC xây dựng sẵn đối với khoản mục NPTNB và dựa vào kinh nghiệm và chuyên môn của KTV để đánh giá hiệu hiệu quả của hệ thống và rủi ro kiểm soát. - Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và thiết kế chương trình kiểm toán:
Qua quá trình tìm hiểu khách hàng, xác định mức trọng yếu và các rủi ro cũng như đánh giá chung về KSNB của đơn vị, KTV xây dựng kế hoạch kiểm toán phù hợp về thời gian kiểm toán, nhân sự kiểm toán (nhóm kiểm toán thường gồm 4 người 1 KTV và 3 trợ lý). Tiếp theo là xây dựng chương trình kiểm toán chi tiết dựa vào chương trình kiểm toán khoản mục NPTNB đã được AASC xây dựng từ trước với các thủ tục kiểm toán đã được thiết kế, tùy vào đặc điểm tình hình hoạt động của khách hàng mà KTV có các đánh giá về việc bổ sung hoặc giảm bớt các thủ tục kiểm toán.
2.2.1. . Giai đoạn thực hiên kiểm toán
Các thủ tục kiểm toán trong giai đoạn này đóng vai trò quan trọng cho việc đưa ra ý kiến về khoản mục NPTNB sau cuộc kiểm toán vì vậy các phát hiện, thủ tục đã thực hiện sẽ phải được trình bày cụ thể và đầy đủ trong các GLV về phần hành này đã được thiết kế sẵn của AASC
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 37 GVHD: TS.NGUYỄNBÍCH NGỌC
- Tìm hiểu KSNB và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: Trợ lý kiểm toán được giao thực hiện phần hành NPTNB tiến hành xem xét đánh giá KSNB của đơn vị qua việc xem xét lại các GLV về KSNB trong giai đoạn lập kế hoạch để xem việc thiết lập và hiệu lực của hệ thống kiểm soát tại đơn vị khách hàng. Ngoài ra, trợ lý kiểm toán có thể thu thập qua việc thực hiện các bảng hỏi,...kết hợp với việc quan sát và phỏng vấn trực tiếp kế toán trưởng và kế toán phần hành nợ phải trả về vấn đề kiểm soát tại đơn vị đối với khoản mục NPTNB như:
+ Quy định về chính sánh mua hàng của khách hàng, ai là người xét duyệt mua hàng;
+ Quá trình luân chuyển chứng từ và tính đầy đủ và chính xác của chứng từ;
+ Có sự phân chia trách nhiệm giữa bộ phận mua hàng và bộ phận hạch toán hay xét duyệt không;
+ Các quy định về lựa chọn nhà cung cấp của khách hàng.
- Xem xét chính sách kế toán của đơn vị: Thực hiện việc xem xét xem chính sách kế toán của khách hàng có thay đổi gì so với năm trước không? Chính sách kế toán áp dụng cho khoản mục NPTNB có phù hợp với các chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành không.
- Các tài liệu cần cung cấp: Các tài liệu cần có trong cuốc kiểm toán thường được ghi sẵn trong chương trình kiểm toán từng khoản mục của AASC, đối với khoản mục NPTNB thường cần: “Sổ cái và các sổ chi tiết theo dõi nợ phải trả cho người bán; Bảng kê chi tiết số dư tài khoản phải trả nhà cung cấp, nội dung phải trả, chi tiết phải trả người bán ngắn hạn và dài hạn; Các thư xác nhận, biên bản đối chiếu công nợ tại ngày kết thúc năm tài chính/kỳ kế toán; Bảng phân tích tuổi các khoản nợ phải trả người bán; Các tài liệu, hồ sơ có liên quan đến việc xác định khoản nợ phải trả nguời bán như hợp đồng, chứng từ hóa đơn,...; Các giao dịch về mua hoặc trao đổi hàng với các bên liên quan (nếu có).”(Tài liệu nội bộ AASC), còn tùy vào các tình huống phát sinh mà người
toán năm trước của công ty kiểm toán khác; Thu thập thư xác nhận năm trước để kiểm tra số dư đầu kỳ; Gửi thư xác nhận (nếu cần); Kiểm tra các nghiệp vụ phát
sinh sau ngày kết thúc năm tài chính để chứng minh cho số dư đầu kỳ; Xem xét tính đánh giá đối với số dư gốc ngoại tệ - nếu có” (Tài liệu nội bộ của AASC).
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 38 GVHD: TS.NGUYỄNBÍCH NGỌC
làm phần hành NPTNB sẽ xin thêm tài liệu để làm bằng chứng phù hợp cho những xét đoán của mình.
- Thực hiện việc đối chiếu số liệu trước khi bắt đầu các thử nghiệm cơ bản:
+ “Lập Biểu tổng hợp theo từng chỉ tiêu tương ứng với BCTC: Đối chiếu số dư đầu năm trên Biểu tổng hợp, Bảng cân đối số phát sinh, sổ cái với số dư cuối năm trước hoặc hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có).
+ Lập Bảng tổng hợp chi tiết theo từng đối tượng người bán:
+ Đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (Sổ Cái, sổ chi tiết theo đối tượng, Bảng cân đối phát sinh, BCTC).
+ Đối chiếu số dư đầu năm trên Bảng kê chi tiết, sổ chi tiết với số dư cuối năm trước hoặc hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có).
+ Xem xét Bảng tổng hợp để xác định các số dư bất thường (số dư lớn, các bên liên quan, nợ lâu ngày số dư không biến động, các khoản nợ không phải là khách hàng,...).” ( Tài liệu nội bộ của AASC)
- Thực hiện thủ tục phân tích: Sau khi thực hiện việc lâp biểu tổng hợp để xác định được độ chính xác và thống nhất trong hệ thống sổ sách của đơn vị, trợ lý KTV chịu trách nhiệm phần hành NPTNB thực hiện các thủ tục phân tích đề có những định hướng và giảm công việc kiểm tra chi tiết không cần thiết:
+ Thực hiện việc so sánh biến động giữa số dư đầu năm và cuối năm cả nợ phải trả người bán và các khoản ứng trước kết hợp với việc phân tích biến động giá vốn hàng bán giữ hai năm, xem xét có phù hợp không;
+ Tổng hợp các đối ứng, rà soát tổng thể đề xem có đối ứng bất thường không. - Thủ tục kiểm tra chi tiết:
+ Đối với khách hàng mới hoặc năm trước chưa kiểm toán cần có một số thủ tục để xác minh số dư đầu kỳ đã phản ánh một cách trưng thực hợp lý: “Đối chiếu số dư đầu năm với Báo cáo kiểm toán do của công ty khác kiểm toán, xem hồ sơ kiểm
NGUYỄN THỊ SINH K19KTP - 2020
+ Thực hiện thu thập các Thư xác nhận độc lập đã gửi, đối chiếu với số dư chi tiết theo đối tượng, theo dõi tỷ lệ xác nhận, nếu có chênh lệch thì yêu cầu đơn vị giải trình.
+ Nếu không nhận được thư trả lời của nhà cung cấp cần tìm hiểu nguyên nhân, nếu có thể thì gửi lại lần 2, trong trường hợp đơn vị không cho phép gửi Thư xác nhận thì cần trao đổi với Ban lãnh đạo và thu thập giải trình về lý do không cho phép.
+ Nếu sau 2 lần gửi mà vẫn không có phản hồi, thực hiện thủ tục thay thế: Nếu có các chứng từ gốc thay thế như Biên bản đối chiếu công nợ, Bảng kê, xác nhận bù trừ công nợ giữa 2 bên thì tiến hành đối chiếu với sổ chi tiết; Kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán sau niên độ; kiểm tra nghiệp vụ hình thành số dư qua việc thu thập chứng từ liên quan để chứng minh: hóa đơn, hợp đồng,...
+ Xem xét Bảng kê chi tiết các khoản NPTNB bất thường: Số dư lớn, quá chẵn,...; Thu thập bảng phân tích tuổi nợ phải trả và đối chiếu thời hạn nợ này với ngày đã được thể hiện trên các phiếu nhập hàng có liên quan nhằm đảm bảo tính đúng đắn của việc phân loại tuổi nợ.
+ Kiểm tra toàn bộ các khoản ứng trước: Kiểm tra hợp đồng, các chứng từ chi, đánh giá mức hoàn thành tại ngày kết thúc năm tài chính và đánh giá mức độ hợp lý. Đồng thời xem xét về tuổi nợ, thời hạn thanh toán, và việc theo dõi trích lập dự phòng với các khoản ứng trước cho nhà cung cấp.
+ Xem xét đơn vị đã đánh giá các khoản NPTNB có gốc ngoại tệ tai thời điểm cuối kỳ chưa, thực hiện việc đánh giá lại tỷ giá và so sánh xem có chênh lệch không.
+ Thực hiện thủ tục cut - off : “Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh vào các ngày trước và sau ngày kết thúc năm tài chính/kỳ kế toán để đảm bảo rằng các khoản này được phản ánh vào tài khoản phải trả cho người bán đúng niên độ.” (Tài liệu nội bộ AASC)
+ Kiểm tra số dư với các bên liên quan ( nếu có).
2.2.2. . Giai đoạn kết thúc kiểm toán
- Tổng hợp kết quả kiểm toán và soát xét: Trợ lý kiểm toán được phân công phần hành NPTNB thực hiện việc tổng hợp lại các vấn đề liên quan, thu thập các bằng chứng cần thiết để hoàn thành trên các GLV đối với khách hàng và đưa ra ý kiến kiểm toán với khoản mục để tổng hợp kết quả cho Báo cáo kiểm toán, KTV thực hiện việc rà soát lại GLV của trợ lý xem còn phần nào cần thực hiện thủ thục bổ sung không hay còn bị bỏ sót ở đâu.
- Lên Biên bản kiểm toán: Các vấn đề phát sinh liên quan đến các khoản chênh lệch, điểm yếu của KSNB, các vấn đề sai sót trên khoản mục NPTNB mà trợ lý kiểm toán đã phát hiện sẽ được ghi lên Biên bản kiểm toán kèm theo những bút toán điều chỉnh và những kiến nghị với khách hàng về khoản mục. Tất cả vấn đề sẽ được trao đổi và thống nhất với khách hàng điều chỉnh.
- Thực hiện theo dõi các sự kiện phát sinh sau niên độ của khoản mục NPTNB
Theo dõi các khoản thanh toán sau niên độ nếu có sự kiện ảnh hưởng đến Báo cáo kiểm toán đã lập thì cần trao đổi lại với Ban giám đốc để có cách xử lý hợp lý.
- Phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý ( Nếu cần): Từ việc tổng hợp kết quả các khoản mục trong đó có NPTNB, KTV lập Dự thảo Báo cáo kiểm toán và sau khi đã thống nhất với khách hàng về các vấn đề điều chỉnh cùng với việc soát xét các cấp tại AASC quyết định cho phát hành thì khi đó Báo cáo kiểm toán được phát hành và Thư quản lý ( nếu cần ).
NGUYỄN THỊ SINH K19KTP - 2020
2.2. Quy trình kiểm toán khoản mục NPTNB do công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện áp dụng cho Công ty Cổ phần XYZ
AASC là một Hãng kiểm toán lớn và số lượng khách hàng đông đảo, có đặc điểm kinh doanh, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nên việc kiểm toán BCTC cũng rất đa dạng và phức tạp. Đặc biệt, khi thực hiện kiểm toán BCTC khoản mục NPTNB là một khoản mục đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán cuối cùng trên Báo cáo kiểm toán. Để hiểu hơn về quy trình kiểm toán khoản mục NPTNB trong thực tế AASC thực hiện như thế nào, qua quá trình tìm hiểu, quan sát của bản thân em đã quyết định trình bày về quy trình kiểm toán khoản mục NPTNB do AASC thực hiện khi áp dụng đối với Công ty Cổ phần XYZ ở phần dưới đây.
2.3.1. Giai đoan lâp kế hoach kiểm toán
Công ty Cổ phần XYZ là một trong những khách hàng thường niên của AASC nên sau khi kết thúc năm tài chính đã gửi thư mời kiểm toán cho AASC với mong muốn tiếp tục được kiểm toán bởi AASC cho năm kiểm toán 2019. Sau khi nhận được thư mời kiểm toán của Công ty Cổ phần XYZ, Ban lãnh đạo của AASC xem xét tái chấp nhận khách hàng và có ký hợp đồng kiểm toán không qua việc đánh giá rủi ro hợp đồng.
Do XYZ là khách hàng cũ của AASC đã kiểm toán năm trước nên KTV thực hiện xem xét lại hồ sơ kiểm toán của năm trước và hồ sơ kiểm toán chung của XYZ cùng với việc tìm hiểu thêm những thông tin phát sinh nhận thấy Ban lãnh đạo của XYZ không có sự thay đổi, tính chính trực trong phong cách lãnh đạo, hoạt động kiểm toán năm ngoái cũng không phát sinh nhiều rủi ro dẫn đến từ chối, không xảy ra các tranh chấp, kiện tụng liên quan đến phát luật và AASC đủ năng lực để tiếp tục kiểm toán cho XYZ. Vậy nên, Ban lãnh đạo AASC đã quyết định tiếp tục chấp nhận hợp đồng kiểm toán.
2.3.1.1. Tìm hiểu khách hàng
Công ty Cổ phần XYZ là khách hàng thường niên của AASC, đã đươc kiểm toán
NGUYỄN THỊ SINH K19KTP - 2020
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 42 GVHD: TS.NGUYỄNBÍCH NGỌC
năm trước vì vậy KTV thực hiện việc xem xét lại các thông tin về XYZ thông qua hồ sơ kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán chung cùng với đó là việc tìm hiểu và phỏng vấn thêm Ban lãnh đạo của XYZ xem có những thay đổi mới trong hoạt động kinh doanh của năm nay không. Các thông tin chung của Công ty Cổ phần XYZ:
- Công ty Cổ phần XYZ được thành lập và hoạt động theo Giấy phép kinh doanh số 0103020xxx do Sở Ke hoach và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu vào 16 tháng 2 năm 20xx và sửa đổi lần 6 vào 23 tháng 5 năm 20xx;
- Địa chỉ: Phường X. Quận Y, Thành phố Hà Nội; - Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: Đầu tư Bất động sản;
- Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng và phát triển khu dân cư đô thị mới, khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung, trung tâm thương mại, văn phòng; Xây dựng tư vấn đầu tư nhà ở và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị; Gia công, lắp đặt kết cấu thép và sản phẩm máy móc xây dựng, thành lập thang máy; Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất; Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu chính viễn thông, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, đường dây và trạm điện dưới 35KV; Kinh doanh bất động sản, nhà ở, khu đô thị mới, khu công nghiệp vừa và nhỏ, khu du lịch, công viên giải trí.
- Thông tin kế toán:
+ Kỳ kế toán: Theo năm dương lịch bắt đầu từ 1/1 kết thúc ngày 31/12 hàng năm; + Chế độ kế toán: Áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.
- Về khoản mục NPTNB :Công ty thường là chủ đầu tư các công trình và không thực hiện thi công trực tiếp. Thường mua các hạng mục xây dựng của công trình, nhà cung cấp chủ yếu là trong nước.
2.3.1.1. Tìm hiểu KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát
Do Công ty Cổ phần XYZ đã từng được kiểm toán từ năm trước nên KTV thực hiện
ʃaase CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC