Đặc điểm tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu 586 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán AASC thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 43)

2.1.3.1. Đội ngũ nhân viên

Là một trong hai công ty kiểm toán đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, AASC luôn tự hào là “lá cờ đầu” trong lĩnh vực kiểm toán ở Việt Nam. Để đạt được những thành tựu như thời điểm hiện tại, yếu tố quan trọng không thể thiếu được đóng góp của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hùng mạnh của AASC. Hiện nay, AASC có gần 480 cán bộ, kiểm toán viên được đào tạo đại học và trên đại học chuyên ngành tài chính - ngân hàng. kế toán và kiểm toán ở trong nước và ở nước ngoài. Trong đó có: 80 cán bộ được cấp chứng chỉ Kiểm toán viên cấp Nhà nước, 05 cán bộ được cấp chứng chỉ ACCA, 03 CPA Australia ; 35 cán bộ gồm Thạc sĩ, cán bộ đang theo học cao học và ACCA; nhiều cộng tác viên bao gồm các Giáo sư, Tiến sỹ, chuyên gia đầu ngành với kinh nghiệm và chuyên môn dày dạn.

2.1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý

Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC hiện là Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Mô hình tổ chức bao gồm Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ban Tổng Giám Đốc, Ban thư ký có 01 Chủ tịch Hội đồng thành viên, 01 Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm lãnh đạo kiểm soát toàn bộ các hoạt động của AASC. Bên cạnh đó, tại trụ sở chính là hai bộ phận chức năng ( Phòng kế toán, phòng Tổng hợp, phòng Kiểm soát chất lượng và Đào tạo) và bộ phận nghiệp vụ ( 06 phòng kiểm toán BCTC, 02 phòng Dịch vụ và Đầu tư nước ngoài, 01 phòng Kiểm toán Dự án, 01 phòng Quyết toán Vốn đầu tư, Ban Thẩm Định giá ). Ngoài ra, AASC còn có 2 chi nhánh lớn tại Quảng Ninh và Hồ Chí Minh.

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng doa nh thu, trong đó: 203.768 222.116 236.639 - Doanh thu từ dịch vụ kiểm toán BCTC

của đơn vị có lợi ích công chúng 37.007 53.452 33.963

- Doanh thu dịch vụ khác 166.761 168.664 202.676

Lợi nhuận sau thuế 3.201 5.856 6.445

KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 31 GVHD: TS.NGUYỄNBÍCH NGỌC

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý

(Nguồn: Tài liệu nội bộ của Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC) 2.1.3.3. Tình hình kinh doanh

AASC là một công ty kiểm toán có lịch sử lâu đời tại Việt Nam, với số lượng khách hàng lớn và đa dạng trong nhiều lĩnh vực. Trong những năm gần đây, ngành kiểm toán ở Việt Nam đang trên đà phát triển với sự xuất hiện của nhiều công ty cạnh tranh nhưng với sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn bộ đội ngũ nhân viên thì AASC vẫn luôn giành được sự tin tưởng của khách hàng và thu về doanh thu lớn chỉ sau Big4, đứng thứ 5 ở Việt Nam. Tình hình doanh thu của AASC từ 2017-2019 được khái quát dưới bảng sau:

NGUYỄN THỊ SINH K19KTP - 2020

KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 32 GVHD: TS.NGUYỄNBÍCH NGỌC

B ảng 2.1 Tình hình doanh thu của AASC gi a i đoạn 2017 - 2019

(Nguồn: Báo cáo minh bạch của AASC trong năm 2017,2018,2019)

Qua bảng trên đã thể hiện được doanh thu qua các năm của AASC đều rất lớn, và tăng qua các năm, AASC đã thực hiện nghĩa vụ thuế không nhỏ vào Ngân sách Nhà nước mỗi năm. Qua đó phần nào có thể thấy được sức ảnh hưởng của AASC trong ngành kiểm toán của Việt Nam và sự mở rộng, tăng lên của số lượng khách hàng cho thấy độ uy tín và chất lượng dịch vụ của AASC ngày càng tăng, xứng đáng là “đầu tàu” cho hệ thống các công ty kiểm toán tại Việt Nam.

2.1.4. Quy trình kiểm toán BCTC chung của Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC

Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính chung của Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC cho một cuộc kiểm toán để thực hiện có hiệu quả luôn có 3 giai đoạn: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán, giai đọan kết thúc kiểm toán.

2.1.1. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán

Là một công ty lớn trong ngành kiểm toán và có số lượng khách hàng lớn hàng năm

vì vậy để giảm thiểu rủi ro không đáng có thì AASC đã xây dựng một bộ phận độc lập để kiểm soát chất lượng trong mỗi cuộc kiểm toán - Phòng Kiểm soát chất lượng và Đào tạo có chức năng soát xét lại toàn bộ các dự thảo các báo cáo, hồ sơ trước khi công bố. Sau khi lập dự thảo báo cáo sẽ được các cấp soát xét từ cấp KTV, cấp trưởng phòng, phòng Kiểm soát chất lượng đến cấp Ban giám đốc trước khi quyết định phát hành, đồng thời cũng kiểm soát lại quá trình kiểm toán xem đã đáp ứng được mục tiêu đã đề

KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 33 GVHD: TS.NGUYỄNBÍCH NGỌC

Sơ đồ 2.2. Quy trình kiểm toán BCTC của Hãng kiểm toán AASC

(Nguồn: Tài liệu nội bộ của AASC)

NGUYỄN THỊ SINH K19KTP - 2020

ra chưa, có những điều chỉnh khi phát hiện điểm yếu và thiếu sót trong quá trình kiểm toán. Đây là bước vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi cuộc kiểm toán.

2.1. Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải trả người bán của Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC

Là một khoản mục trong BCTC nên khi kiểm toán khoản mục NPTNB cũng trải qua ba giai đoạn: giai đoạn lập kế hoạch, giai đoạn thực hiện và giai đoạn kết thúc.

2.2.1. . Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

- Tìm hiểu về thông tin khách hàng liên quan đến khoản mục NPTNB: Đối với mỗi loại khách hàng, đặc điểm kinh doanh và lĩnh vực khác nhau AASC có các cách tìm hiểu khác nhau:

+ Đối với nhóm khách hàng cũ mà AASC đã kiểm toán rồi thì sẽ thu thập thông tin qua hồ sơ kiểm toán năm trước của khách hàng đó về khoản mục NPTNB hoặc trao đổi với KTV tiền nhiệm đã thực hiện khoản mục đó của khách hàng để hiểu về đặc điểm kinh doanh, đặc điểm hạch toán kế toán NPTNB, tìm hiểu về chu trình mua hàng - thanh toán, các khoản phải trả người bán chủ yếu được hình thành do đâu, phương thức mua hàng, tính chất hàng hóa như thế nào. Ngoài ra khi tìm hiểu KTV cũng cần cập nhật thêm các thông tin mới có liên quan đến khoản mục NPTNB trong năm nay.

+ Đối với khách hàng mới - kiểm toán năm đầu tiên thì KTV cần tìm hiểu các thông tin ban đầu về khách hàng như ngành nghề kinh doanh, điều lệ công ty, đặc điểm hoạt động kinh doanh, các chính sách, quy định có liên quan đến khoản mục NPTNB và các khoản mục ảnh hưởng, quy trình mua hàng - thanh toán của khách hàng, cách thức hạch toán theo dõi các khoản phải trả người bán,... Đặc biệt cần tìm hiểu về chính sách kế toán đối với khoản mục NPTNB và cả với chu trình mua hàng - thanh toán. Để thu thập được những thông tin này KTV sử dụng kỹ thuật quan sát thực tế tại khách hàng hoặc phỏng vấn kế toán trưởng, kế toán nợ phải trả và Ban lãnh đạo của đơn vị khách hàng về khoản mục NPTNB.

- Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro: Dựa vào những thông tin thu thập được từ khách hàng và số liệu trên BCTC được cung cấp KTV đưa ra quyết định lựa chọn chỉ tiêu để xác định mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch và mức trọng yếu của khoản mục NPTNB sẽ nhờ vào đó để xác định.Các tiêu chí thường được chọn để xác định mức độ trọng yếu: Tổng tài sản, tổng nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận trước thuế.

Tiêu chí Tỷ lệ % sử dụng để ước tính

Tổng nguồn vốn chủ sở hũu 1% - 2%

Tổng tài sản 0,5% - 1%

Doanh thu 0,5% - 1%

Lợi nhuận trước thuế 5% - 10%

NGUYỄN THỊ SINH K19KTP - 2020

B ảng 2.2 Bảng các tiêu chí xác định mức trọng yếu

(Nguồn: Tài liệu nội bộ của AASC )

Đối với các doanh nghiệp hoạt động ổn định và làm ăn có lãi, AASC thường lựa chọn tiêu chí Lợi nhuận trước thuế để xác định mức trọng yếu, còn với những khách hàng đang tạm dừng hoạt động hoặc có nguy cơ phá sản thì tiêu chí Tổng tài sản là chỉ

KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 36 GVHD: TS.NGUYỄNBÍCH NGỌC

tiêu thường được lựa chọn. Dựa vào mức trọng yếu tổng thể để tính ra mức trọng yếu thực hiện và xác định ngưỡng sai sót có thể bỏ qua của khoản mục NPTNB.

- Đánh giá chung về KSNB và rủi ro kiểm soát

+ Nếu là khách hàng thường niên KTV sẽ thực hiện xem lại hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán các năm trước để có những đánh giá chung về hệ thống KSNB của đơn vị đồng thời cũng thực hiện việc phỏng vấn Ban lãnh đạo và các bộ phận có liên quan để biết được thực tế KSNB trong năm nay có thay thổi mới gì không đặc biệt liên quan đến khoản mục NPTNB.

+ Nếu là khách hàng mới thì cần xem xét hệ thống KSNB qua quá trình phỏng vấn và quan sát thực tế nhằm đánh giá mức độ chính trực của Ban lãnh đạo, môi trường kiểm soát, thu thập về các thủ tục kiểm soát của đơn vị cũng như chính sách kế toán liên quan đến khoản mục NPTNB. Bên cạnh đó, thực hiện khảo sát qua bảng hỏi đã được AASC xây dựng sẵn đối với khoản mục NPTNB và dựa vào kinh nghiệm và chuyên môn của KTV để đánh giá hiệu hiệu quả của hệ thống và rủi ro kiểm soát. - Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và thiết kế chương trình kiểm toán:

Qua quá trình tìm hiểu khách hàng, xác định mức trọng yếu và các rủi ro cũng như đánh giá chung về KSNB của đơn vị, KTV xây dựng kế hoạch kiểm toán phù hợp về thời gian kiểm toán, nhân sự kiểm toán (nhóm kiểm toán thường gồm 4 người 1 KTV và 3 trợ lý). Tiếp theo là xây dựng chương trình kiểm toán chi tiết dựa vào chương trình kiểm toán khoản mục NPTNB đã được AASC xây dựng từ trước với các thủ tục kiểm toán đã được thiết kế, tùy vào đặc điểm tình hình hoạt động của khách hàng mà KTV có các đánh giá về việc bổ sung hoặc giảm bớt các thủ tục kiểm toán.

2.2.1. . Giai đoạn thực hiên kiểm toán

Các thủ tục kiểm toán trong giai đoạn này đóng vai trò quan trọng cho việc đưa ra ý kiến về khoản mục NPTNB sau cuộc kiểm toán vì vậy các phát hiện, thủ tục đã thực hiện sẽ phải được trình bày cụ thể và đầy đủ trong các GLV về phần hành này đã được thiết kế sẵn của AASC

KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 37 GVHD: TS.NGUYỄNBÍCH NGỌC

- Tìm hiểu KSNB và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: Trợ lý kiểm toán được giao thực hiện phần hành NPTNB tiến hành xem xét đánh giá KSNB của đơn vị qua việc xem xét lại các GLV về KSNB trong giai đoạn lập kế hoạch để xem việc thiết lập và hiệu lực của hệ thống kiểm soát tại đơn vị khách hàng. Ngoài ra, trợ lý kiểm toán có thể thu thập qua việc thực hiện các bảng hỏi,...kết hợp với việc quan sát và phỏng vấn trực tiếp kế toán trưởng và kế toán phần hành nợ phải trả về vấn đề kiểm soát tại đơn vị đối với khoản mục NPTNB như:

+ Quy định về chính sánh mua hàng của khách hàng, ai là người xét duyệt mua hàng;

+ Quá trình luân chuyển chứng từ và tính đầy đủ và chính xác của chứng từ;

+ Có sự phân chia trách nhiệm giữa bộ phận mua hàng và bộ phận hạch toán hay xét duyệt không;

+ Các quy định về lựa chọn nhà cung cấp của khách hàng.

- Xem xét chính sách kế toán của đơn vị: Thực hiện việc xem xét xem chính sách kế toán của khách hàng có thay đổi gì so với năm trước không? Chính sách kế toán áp dụng cho khoản mục NPTNB có phù hợp với các chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành không.

- Các tài liệu cần cung cấp: Các tài liệu cần có trong cuốc kiểm toán thường được ghi sẵn trong chương trình kiểm toán từng khoản mục của AASC, đối với khoản mục NPTNB thường cần: “Sổ cái và các sổ chi tiết theo dõi nợ phải trả cho người bán; Bảng kê chi tiết số dư tài khoản phải trả nhà cung cấp, nội dung phải trả, chi tiết phải trả người bán ngắn hạn và dài hạn; Các thư xác nhận, biên bản đối chiếu công nợ tại ngày kết thúc năm tài chính/kỳ kế toán; Bảng phân tích tuổi các khoản nợ phải trả người bán; Các tài liệu, hồ sơ có liên quan đến việc xác định khoản nợ phải trả nguời bán như hợp đồng, chứng từ hóa đơn,...; Các giao dịch về mua hoặc trao đổi hàng với các bên liên quan (nếu có).”(Tài liệu nội bộ AASC), còn tùy vào các tình huống phát sinh mà người

toán năm trước của công ty kiểm toán khác; Thu thập thư xác nhận năm trước để kiểm tra số dư đầu kỳ; Gửi thư xác nhận (nếu cần); Kiểm tra các nghiệp vụ phát

sinh sau ngày kết thúc năm tài chính để chứng minh cho số dư đầu kỳ; Xem xét tính đánh giá đối với số dư gốc ngoại tệ - nếu có” (Tài liệu nội bộ của AASC).

KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 38 GVHD: TS.NGUYỄNBÍCH NGỌC

làm phần hành NPTNB sẽ xin thêm tài liệu để làm bằng chứng phù hợp cho những xét đoán của mình.

- Thực hiện việc đối chiếu số liệu trước khi bắt đầu các thử nghiệm cơ bản:

+ “Lập Biểu tổng hợp theo từng chỉ tiêu tương ứng với BCTC: Đối chiếu số dư đầu năm trên Biểu tổng hợp, Bảng cân đối số phát sinh, sổ cái với số dư cuối năm trước hoặc hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có).

+ Lập Bảng tổng hợp chi tiết theo từng đối tượng người bán:

+ Đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (Sổ Cái, sổ chi tiết theo đối tượng, Bảng cân đối phát sinh, BCTC).

+ Đối chiếu số dư đầu năm trên Bảng kê chi tiết, sổ chi tiết với số dư cuối năm trước hoặc hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có).

+ Xem xét Bảng tổng hợp để xác định các số dư bất thường (số dư lớn, các bên liên quan, nợ lâu ngày số dư không biến động, các khoản nợ không phải là khách hàng,...).” ( Tài liệu nội bộ của AASC)

- Thực hiện thủ tục phân tích: Sau khi thực hiện việc lâp biểu tổng hợp để xác định được độ chính xác và thống nhất trong hệ thống sổ sách của đơn vị, trợ lý KTV chịu trách nhiệm phần hành NPTNB thực hiện các thủ tục phân tích đề có những định hướng và giảm công việc kiểm tra chi tiết không cần thiết:

+ Thực hiện việc so sánh biến động giữa số dư đầu năm và cuối năm cả nợ phải trả người bán và các khoản ứng trước kết hợp với việc phân tích biến động giá vốn hàng bán giữ hai năm, xem xét có phù hợp không;

+ Tổng hợp các đối ứng, rà soát tổng thể đề xem có đối ứng bất thường không. - Thủ tục kiểm tra chi tiết:

+ Đối với khách hàng mới hoặc năm trước chưa kiểm toán cần có một số thủ tục để xác minh số dư đầu kỳ đã phản ánh một cách trưng thực hợp lý: “Đối chiếu số dư đầu năm với Báo cáo kiểm toán do của công ty khác kiểm toán, xem hồ sơ kiểm

NGUYỄN THỊ SINH K19KTP - 2020

+ Thực hiện thu thập các Thư xác nhận độc lập đã gửi, đối chiếu với số dư chi tiết theo đối tượng, theo dõi tỷ lệ xác nhận, nếu có chênh lệch thì yêu cầu đơn vị giải trình.

+ Nếu không nhận được thư trả lời của nhà cung cấp cần tìm hiểu nguyên nhân, nếu có thể thì gửi lại lần 2, trong trường hợp đơn vị không cho phép gửi Thư xác nhận thì cần trao đổi với Ban lãnh đạo và thu thập giải trình về lý do không cho phép.

+ Nếu sau 2 lần gửi mà vẫn không có phản hồi, thực hiện thủ tục thay thế: Nếu có các chứng từ gốc thay thế như Biên bản đối chiếu công nợ, Bảng kê, xác nhận bù

Một phần của tài liệu 586 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán AASC thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w