Mục tiêu, căn cứ kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán

Một phần của tài liệu 586 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán AASC thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26)

1.2. Quy trình kiểm toán đối với khoản mục nợ phải trả người bán

1.2.1. Mục tiêu, căn cứ kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán

1.2.1.1. Mục tiêu kiểm toán

Mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục nợ phải trả người bán là thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, phù hợp đáp ứng các nội dung của các cơ sở dẫn liệu sau:

* Tính hiện hữu và nghĩa vụ: Các khoản nợ phải trả người bán đã ghi chép là có thực tại thời điểm lập BCTC và doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đó đúng thời điểm với người bán;

* Tính đầy đủ: Tất cả các khoản nợ phải người bán trả có thực, là nghĩa vụ của doanh nghiệp thì đều được ghi chép và báo cáo đầy đủ;

1.2.2.1. Chap nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng

Khi nhận được lời mời kiểm toán, trước khi đi đến quyết định ký hợp đồng kiểm

toán cần thực hiện việc xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro của hợp đồng thông qua việc tìm hiểu khái quát về khách hàng:

+ Khách hàng mới: Lĩnh vực kinh doanh, hiểu biết ngành nghề loại hình doanh nghiệp, tính chính trực của Ban lãnh đạo, các đối tượng sử dụng và mục đích sử

dụng BCTC, tình hình kinh doanh, mối quan hệ với công ty kiểm toán tiền nhiệm,

KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 16 GVHD: TS.NGUYỄNBÍCH NGỌC

* Tính đánh giá và phân loại: Các khoản nợ phải trả người bán phải được theo dõi chi tiết và phân loại theo từng đối tượng phải trả và từng thời hạn thanh toán; đồng thời phải theo dõi số dư các khoản nợ phải trả có số dư cuối kỳ là ngoại tệ theo số dư nguyên tệ và phải thực hiện việc đánh giá lại tỷ giá phù hợp với quy định chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành;

* Tính chính xác: Những khoản nợ phải trả người bán được tính toán, tổng hợp số liệu chính xác và phù hợp giữa sổ chi tiết nợ phải trả người bán với sổ cái;

* Tính trình bày và công bố: Các khoản nợ phải trả được trình bày và khai báo đúng đắn và đầy đủ.

1.2.1.1. Căn cứ kiểm toán

Dựa vào từng cuộc kiểm toán và từng đặc điểm kinh doanh của khách hàng mà có các căn cứ kiểm toán phù hợp, nhưng thường căn cứ vào: Các quy chế, quy định nội bộ của doanh nghiệp liên quan đến các khoản nợ phải trả; Bảng cân đối kế toán, hệ thống các sổ chi tiết theo đối tượng, sổ tổng hợp tài khoản 331 và các sổ chi tiết, sổ cái của các tài khoản liên quan đến các khoản nợ phải trả người bán; các biên bản đối chiếu công nợ định kỳ và cuối kỳ; hệ thống các chứng từ gốc liên quan đến các khoản nợ phải trả người bán: Phải trả cung cấp ( Hợp đồng, biên bản giao nhận hàng hóa/dịch vụ, phiếu nhập kho, hóa đơn bán hàng,...), các chứng từ, sổ sách của các nghiệp vụ liên quan: Thẻ kho, nhật ký bảo vệ, các chính sách chiết khấu, giảm giá của nhà cung cấp của doanh nghiệp.

1.2.1. Giai đoạn lâp kế hoạch kiểm toán

Đây là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán, giai đoạn quan trọng giúp doanh nghiệp kiểm toán tìm hiểu rõ ràng hơn về khách hàng, giảm rủi ro kiểm toán trước khi ký kết hợp đồng kiểm toán cũng như khi đã chấp nhận khách hàng. Giai đoạn này thường gồm các giai đoạn công việc sau:

NGUYỄN THỊ SINH K19KTP - 2020

và với các cơ quan nhà nước.

+ Khách hàng cũ: Xem lại hồ sơ kiểm toán năm trước, phỏng vấn tìm hiểu thêm về những thay đổi trong năm nay.

Đồng thời đối với đơn vị kiểm toán cũng tự xem xét xem có đủ năng lực, tính độc lập, chuyên môn, thời gian cũng như nhân lực kiểm toán có thể đáp ứng cuộc kiểm toán đó không, từ đó đánh giá rủi ro hợp đồng có thể chấp nhận được không và cơ sở để chấp nhận hợp đồng kiểm toán.

1.2.2.2. Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán

Sau khi đã chấp nhận khách hàng sẽ đi đến giai đoạn lập hợp đồng kiểm toán 2 bên với những điều khoản và thỏa thuận được thống nhất. Bên cạnh đó, dựa vào những thông tin khái quát đã tìm hiểu được về khách hàng để lựa chọn nhóm kiểm toán phù hợp hoặc bổ sung chuyên gia ( nếu cần) về số lượng, thành phần nhóm, thời gian, năng lực, chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và tính độc lập đối với cuộc kiểm toán.

1.2.2.3. Tìm hiểu khách hàng và đánh giá rủi ro kinh doanh

Đây là bước công việc quan trọng để giúp đơn vị kiểm toán hiểu rõ hơn về khách hàng về đặc điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh,...để từ đó giúp đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến BCTC. Các vấn đề cần tìm hiểu như:

* Các vấn đề về thị trường và cạnh tranh, tìm hiểu về đặc trưng của ngành: hệ số nợ, vốn đầu tư, tính chất mùa vụ, tỷ suất sinh lời,...;

* Các rủi ro kinh doanh của khách hàng khi thay đổi quy trình công nghệ tiên tiến, các biến động của thị trường, nhu cầu của thị trường và mức ổn định của nó, sức cạnh tranh cao, ứng dụng công nghệ số,... nếu đơn vị khách hàng không kịp thời nắm bắt, có sự thay đổi phù hợp thì sẽ khó có khả năng phát triển được bền vững;

* Các chính sách của đơn vị và chiến lược kinh doanh, mục tiêu kinh doanh và chiến lược phát triển, mô hình và các chính sách trong quản trị, quản lý doanh nghiệp của đơn vị khách hàng, các bên liên quan của đơn vị, đánh giá rủi ro các bên liên quan;

* Nguồn cung cấp hàng và biến động giá cả, các nhà cung cấp, chính sách với nhà cung cấp;

* Các bên liên quan của đơn vị, đánh giá rủi ro các bên liên quan;

* Mô hình và các chính sách trong quản trị, quản lý doanh nghiệp của đơn vị khách hàng;

* Tìm hiểu về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: giấy phép thành lập, quy định, quy chế, điều lệ của khách hàng để hiểu được về các hoạt động kinh doanh của khách hàng;

* Hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu là khách hàng cũ), các BCTC, báo cáo kiểm toán của các năm liền kề, các quyết định mua bán từ các biên bản họp của cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc;

* Tìm hiểu về các chính sách kế toán, chế độ kế toán, thuế khách hàng đang áp dụng, các chính sách kế toán liên quan đến chu trình mua hàng - thanh toán, việc hạch toán nợ phải trả của khách hàng, các hợp đồng, chính sách mua hàng và thanh toán nợ đang áp dụng và của một vài năm liền kề xem có thay đổi gì không để giải thích cho các biến động của khoản mục này.

Tìm hiểu về khách hàng giúp cho KTV có cái nhìn tổng quát hơn về khách hàng, hiểu hơn về đặc điểm ngành nghề kinh doanh, các rủi ro tiềm tàng gắn liền với hoạt

NGUYỄN THỊ SINH K19KTP - 2020

KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 19 GVHD: TS.NGUYỄNBÍCH NGỌC

động kinh doanh của khách hàng, từ đó làm tiền đề cho việc đánh giá KSNB, xác định mức trọng yếu và thiết lập chương trình kiểm toán phù hợp.

1.2.2.1. Thực hiện phân tích sơ bộ BCTC

Thủ tục phân tích được thực hiện trong cả ba giai đoạn của cuộc kiểm toán, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, sau khi nhận được BCTC và các báo cáo kiểm toán từ năm trước được cung cấp KTV thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ BCTC, đối với khoản mục NPTNB, KTV thực hiện phân tích Bảng cân đối kế toán. Đây là bước công việc giúp KTV có cái nhìn tổng quát về BCTC, từ đó nhìn ra những điểm bất thường, đánh giá khả năng hoạt động trong tương lai của khách hàng, khả năng thanh toán, những vấn đề có khả năng dẫn đến sai sót trọng yếu, định hướng cho các bước công việc tiếp theo, nâng cao chất lượng kiểm toán, cũng như giảm thủ tục kiểm tra chi tiết, giảm chi phí kiểm toán. Một số thủ tục phân tích có thể thực hiện với khoản mục NPTNB trong giai đoạn này:

+ So sánh số liệu tương đối, tuyệt đối của khoản mục NPTNB năm trước với năm nay trên BCTC của khách hàng;

+ So sánh nợ phải trả người bán của khách hàng với tổng quan ngành;

+ Tương quan giữa nợ phải trả người bán so với vốn chủ, tổng nợ phải trả và so với tổng tài sản để biết được khả năng thanh toán các khoản nợ;

+ So sánh các tỷ số tài chính liên quan năm nay với năm trước như: tỷ suất về khả năng thanh toán nhanh, thanh toán ngắn hạn, tỷ số nợ,...

1.2.2.2. Thiết lập mức trọng yếu và xác định rủi ro kiểm toán

Theo đoạn 09, VSA số 320 về Mức trọng yếu định nghĩa: “Mức trọng yếu: Là một mức giá trị do kiểm toán viên xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính ’’

KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 20 GVHD: TS.NGUYỄNBÍCH NGỌC

Sau khi đã thu thập các thông tin ở các bước trên, KTV thực hiện việc xác định mức độ trọng yếu của toàn bộ BCTC và sau đó phân bổ đến từng khoản mục. Đối với khoản mục NPTNB mức trọng yếu được phân bổ từ mức trọng yếu tổng thể BCTC, là mức sai lệch tối đa của khoản mục NPTNB. Khi phân bổ còn phụ thuộc vào bản chất của khoản mục, đánh giá rủi ro về khoản mục đó, kinh nghiệm của KTV khi thực hiện khoản mục đó.

Tỷ lệ % để xác định mức trọng yếu thực hiện trong trường hợp: + Rủi ro kiểm toán là cao: 40% - 55%

+ Rủi ro kiểm toán là trung bình: 55% - 75% + Rủi ro kiểm toán là thấp: 75% - 90%

Đánh giá rủi ro kiểm toán:

Rủi ro kiểm toán (AR) gồm 3 bộ phận: rủi ro tiềm tàng ( IR), rủi ro kiểm soát (CR) và rủi ro phát hiện (DR).

- Rủi ro tiềm tàng (IR): là rủi ro tiềm ẩn, vốn có luôn tồn tại trong bản chất của khoản mục NPTNB, hay tồn tại trong đặc điểm kinh doanh gắn với khoản mục này mà không phải do ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài và dù có tồn tại KSNB hay không.

- Rủi ro kiểm soát (CR): là rủi ro được đánh giá qua quá trình tìm hiểu KSNB của doanh nghiệp về khoản mục NPTNB hoặc trong chu trình mua hàng thanh toán của đơn vị khách hàng.

- Rủi ro phát hiện (DR): là rủi ro xảy ra khi KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán mà không thể phát hiện ra các sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến BCTC, KTV có trách nhiệm phải thu thập thêm bang chứng kiểm toán để kiểm soát và làm giảm rủi ro phát hiện. Dưới đây là biểu thức thể hiện mối quan hệ của các loại rủi ro khi kiểm toán:

AR= IR x CR x DR

Dựa vào mức trọng yếu đã được phân bổ cho khoản mục NPTNB từ đó làm cơ sở giúp KTV đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu làm tiền đề cho việc thiết kế chương

KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 21 GVHD: TS.NGUYỄNBÍCH NGỌC

trình kiểm toán cho khoản mục này. Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán thường có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, khi mức trọng yếu được đánh giá là càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại.

1.2.2.3. Tìm hiểu chung về KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát

Đánh giá sơ bộ về KSNB của doanh nghiệp để từ đó có cái nhìn tổng quát về hệ thống KSNB từ đó đánh giá rủi ro kiểm toán và giúp lập kế hoạch, chương trình kiểm toán phù hợp. Đối với khoản mục NPTNB tìm hiểu KSNB về:

* Quy trình xét duyệt mua hàng của đơn vị, thẩm quyền phê duyệt khi mua hàng hay lựa chọn nhà cung cấp, mô hình tổ chức quản lý, chức năng các thành viên trong đơn vị;

* Các chính sách liên quan đến việc ghi nhận nợ và thanh toán, quy trình luân chuyển chứng từ của chu trình mua hàng - thanh toán;

* Môi trường công nghệ thông tin và ứng dụng tin học sử dụng trong đơn vị; * Chế độ kế toán đang sử dụng, các tài khoản hạch toán nợ phải trả, việc ghi nhận và theo dõi các khoản NPTNB;

* Bảo mật thông tin và các cấp thẩm quyền, các cấp kiểm soát các cá nhân có quyền truy cập và xét duyệt mua hàng và sổ sách kế toán trong đơn vị.

Từ những khái quát về KSNB đã tìm hiểu làm căn cứ đánh giá rủi ro kiểm soát: Nhận diện được điểm mạnh điểm yếu của hệ thống KSNB của đơn vị, đánh giá mục tiêu kiểm soát của từng nghiệp vụ, xác định các sai phạm có thể xáy ra từ những lỗ hổng của KSNB hoặc đánh giá khả năng ngăn chặn sai phạm có thể xảy ra. KTV có thể dựa vào đó để đánh giá rủi ro kiểm soát là thấp, trung bình hay cao hoặc đánh giá theo tỷ lệ phần trăm.

1.2.2.4. Xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể và thiết kế chương trình kiểm toán

Xây dựng kế hoạch chiến lược kiểm toán tổng hợp từ các bước công việc trên: từ tìm hiểu khách hàng, đánh giá rủi ro kinh doanh, thủ tục phân tích sơ bộ BCTC, đánh

KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 22 GVHD: TS.NGUYỄNBÍCH NGỌC

giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán, đến tìm hiểu KSNB của doanh nghiệp cũng như cụ thể là khoản mục NPTNB. Để từ đó soạn thảo chương trình kiểm toán phù hợp cho khoản mục NPTNB, dự kiến về thời gian kiểm toán, sắp xếp KTV thực hiện và các thủ tục kiểm toán cần áp dụng cũng như dữ liệu, bằng chứng kiểm toán cần thu thập.

1.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

1.2.3.1. Đánh giá kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Nợ phải trả người bán

- Tìm hiểu về KSNB: Thực hiện việc khảo sát KSNB thông qua các phương pháp như: quan sát tại đơn vị khách hàng, phỏng vấn các cá nhân có liên quan, xây dựng bảng câu hỏi, sử dụng bảng tường thuật hoặc lưu đồ để tìm hiểu KSNB với khoản mục NPTNB. - Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát(CR): Nếu hoạt động kiểm soát được đánh giá là hữu hiệu và hiệu quả thì CR được đánh giá là thấp khi đó sẽ tiếp tục thực hiện thử nghiệm kiểm soát để giảm các thử nghiệm cơ bản. Nếu các hoạt động kiểm soát được đánh giá là không hiệu quả hoặc không có tức là CR rất cao thì sẽ không thực hiện thử nghiệm kiểm soát mà mở rộng thử nghiệm cơ bản.

- Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát:

+ Kiểm soát trong việc nhận hàng và hóa đơn: Chọn mẫu hóa đơn để thực hiện kiểm tra các chứng từ đính kèm: phiếu nhập kho, đơn đặt hàng, phiếu đề nghị mua hàng kiểm tra về số lượng và đơn giá; kiểm tra số tính toán trên hóa đơn, việc ghi nhận hạch toán theo dõi trên sổ tổng hợp và chi tiết;

+ Đối với kế toán nợ phải trả: Chọn mẫu chứng từ của một số nhà cung cấp trên sổ chi tiết, đối chiếu với tổng hợp, kiểm tra việc ghi nhận và tính toán;

+ Kiểm tra về sự liên tục của số chứng từ trên đơn đặt hàng, phiếu nhập kho,... - Đánh giá lại rủi ro kiểm soát: Thực hiện đánh giá cuối cùng về rủi ro kiểm soát sau khi đã kiểm tra tính hữu hiệu và hiệu quả của KSNB khoản mục NPTNB trên thực tế. Từ đó nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của KSNB để xây dựng phạm vi thử nghiệm cơ bản phù hợp.

KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP 23 GVHD: TS.NGUYỄNBÍCH NGỌC

1.2.3.2 Thủ tục phân tích

Trong giai đoạn này KTV đi sâu vào phân tích các biến động của khoản mục NPTNB chứ không còn là tổng quát và sơ bộ như giai đoạn lập kế hoạch.

Một phần của tài liệu 586 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán AASC thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w