Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn cho GDĐ Hở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư cho giáo dục đại học ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1 : KHÁI LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn cho GDĐ Hở Việt

1.3.1. Trình độ phát triển thị trường giáo dục

Một quốc gia dù giàu hay nghèo thì cũng luôn luôn đặt giáo dục lên hàng đầu, đặc biệt là GDĐH - đào tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Môi trường giáo dục là tập hợp tất cả các yếu tố xung quanh, có mối quan hệ tương hỗ, ảnh hưởng đến quá trình giáo dục và đào tạo. Có môi trường giáo dục lành mạnh, người ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi rót vốn vào.

Chất lượng giáo dục cũng là nhân tố quyết định đến việc thu hút vốn. Nó làm cho nhà đầu tư cảm thấy hứng thú với hiệu quả của nguồn vốn mình bỏ ra. Nội

Formatted: Condensed by 0.1 pt

dung chương trình giảng dạy cần gắn liền với tiến trình phát triển của nền kinh tế. Kinh tế xã hội ngày càng phát triển với tiến độ chóng mặt, trong khi đó GDĐH trì trệ, không theo kịp được với tiến độ phát triển đó thì người đầu tư sẽ cảm thấy không thoả mãn. GDĐH phải đi bên cạnh, song song với sự phát triển của đất nước. GDĐH là động lực của phát triển xã hội, là trung tâm tri thức của xã hội. Lấy thực tiễn kinh tế, xã hội làm kim chỉ nam cho định hướng phát triển nội dung giảng dạy, học tập trong nhà trường. Những sinh viên do nhà trường đào tạo ra không chỉ là để cầm tấm bằng giỏi, bằng khá, mà họ là những con người đi sâu đi sát với thực tiễn, có khả năng thích ứng với nền kinh tế trong tương lai. Sinh viên sau khi tốt nghiệp, ra trường, họ sẽ là chủ nhân của đất nước, họ sẽ là đường lối, là sức trẻ nhiệt huyết xây dựng và phát triển đất nước.

Đóng góp của nền GDĐH đối với sự phát triển đất nước.

Nguồn nhân lực có vai trò chính trong sự phát triển kinh tế của đất nước, con người luôn luôn là lực lượng nòng cốt trong mọi vấn đề. Người sinh viên sau khi ra trường, họ sẽ cống hiến sức trẻ, cống hiến tài năng của mình. Họ sẽ làm đất nước vận động lên theo một hướng mới, hướng nền kinh tế đất nước phát triển theo xu hướng chung của thế giới. Những lớp con người mới sẽ có cái nhìn mới về xây dựng đất nước, không theo quan điểm bảo thủ lạc hậu của thế hệ đi trước. Họ sẽ đưa đất nước đi lên bằng chính sức lực cuả mình, đưa một luồng gió mới đến cho đất nước. Làm cho đất nước vận động theo chiều hướng tốt mới tốt hơn.8.

Trong bất kì một tổ chức nào, con người cũng là nhân tố quyết định đến thành công của tổ chức đó. Phát triển hay tiêu vong? Đó chính là nhờ nguồn nhân lực chất lượng cao đó. Sự đóng góp của họ được nhìn chung, một cách tổng thể đó là đưa

8 Chiều hướng phát triển tốt hơn của xã hội được phân tích sâu trên các lĩnh vực của đời sống

người dân, xem thêm tại: Đặng Quốc Bảo (2012): Phát triển con người, chỉ số phát triển con

người, tình hình của Việt Nam và vấn đề đặt ra cho phát triển giáo dục trong bối cảnh hiện nay.

Báo cáo thường niên về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Và Vũ Ngọc Hải (2006): GDĐH

đất nước lên một tầm cao mới, đưa nền kinh tế đất nước phát triển. Mọi người có cuộc sống vật chất no đủ, có đời sống tinh thần được tăng cao…

1.3.2. Môi trường chính trị xã hội

Để có thể thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư của nước ngoài thì môi trường chính trị xã hội là nhân tố cực kỳ quan trọng. Một môi trường chinh trị ổn định sẽ tạo được sự an tâm cho các nhà đầu tư, họ cảm thấy tự tin với môi trường an toàn, sẽ sẵn sàng đầu tư nhiều hơn nữa. Khi mà môi trường chính trị xã hội tốt, đầu tư đạt được mục đích của mình, họ sẽ lại tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa. Một đất nước có một nền chính trị không ổn định sẽ rất khó thu hút được nguồn đầu tư nói chung và đầu tư cho GDĐH nói riêng. Người ta cảm thấy bất an với nguồn vốn của mình, không ai muốn mạo hiểm trong khi có những nơi an toàn hơn cho họ đáp xuống.

1.3.3. Chính sách và cơ chế quản lý giáo dục

Chính sách của chính phủ tác động đến mọi mặt của nền kinh tế xã hội nói chung, việc thu hút đầu tư cho GDĐH cũng không nằm ngoài quy luật đó. Cơ chế quản lý giáo dục là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình giáo dục của quốc gia. Chính sách và cơ chế quản lý giáo dục phải tập trung tạo ra được đòn bẩy quan trọng và đúng đắn trong thị trường giáo dục, dựa vào những quy định luật pháp phù hợp và chi tiết hơn, trong đó luật giáo dục có vai trò cơ bản.

Cơ chế là một nhân tố cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút đầu tư cho giáo dục, sự phân bổ phải hợp lý, rõ ràng và cần thiết. Nếu phân bổ nguồn tài chính không rõ ràng rất dễ gây bức xúc đối với xã hội và các nhà đầu tư. Cần thực hiện việc phân bổ một cách công bằng nhất. Công bằng ở đây không có nghĩa là “cào bằng”. Một thực tế hiện nay là “ai cũng muốn như ai”, không tỉnh nào, không trường nào muốn mình thua thiệt về nguồn vốn hơn các tỉnh, các trường khác. Tuy nhiên, không cào bằng, đó là cần phải có chính sách, cơ chế phân bổ hợp lý, cũng cần phải có trọng tâm, trọng điểm. Có như vậy, đất nước mới có một điểm tựa vững vàng, xây dựng và phát triển tốt ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.

Formatted: Heading 2

1.3.4. Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề thu hút nguồn vốn đầu tư cho tất cả mọi lĩnh vực nói chung và cho GDĐH nói riêng. Một hành lang pháp lý đầy đủ, minh bạch, rõ ràng sẽ tạo cho nhà đầu tư cảm thấy yên tâm, an toàn với nguồn vốn của mình. Họ sẽ cảm thấy có một điều kiện tốt để phát huy được giá trị của nguồn vốn của mình theo mục đích nào đó. Cho dù nhà đầu tư mở trường với mục tiêu lợi nhuận, nhưng luật, chính sách và cơ chế quản lý sẽ buộc họ phải kiếm lời qua chất lượng giáo dục và giá trị thực sự mà trường mang lại cho người học, xã hội và đất nước. Khi nhà nước có một hệ thống pháp luật phù hợp xu thế phát triển của đất nước cũng như của thế giới, thì việc thu hút nguồn vốn cho GDĐH sẽ dễ dàng hơn.

1.3.5. Mức độ hội nhập quốc tế về giáo dục đại học

Trong thời kỳ hội nhập thế giới hiện nay, nền kinh tế và xã hội Việt Nam đang đứng trước những thử thách đầy cam go. Nguyên nhân cơ bản là do trình độ quản lý yếu kém và sự thiếu thốn nghiêm trọng nguồn nhân lực có trình độ ở nhiều lĩnh vực của đất nước. So sánh với các nước trong khu vực, một điều rõ ràng là chúng ta đã không có sự chuẩn bị tốt về vốn người cho sự phát triển. Trách nhiệm đó, một phần rất lớn là thuộc về giáo dục đại học, mũi nhọn xung kích. Đặc biệt là sự xuống cấp về chuẩn mực đào tạo và nhân cách sống. Xu thế “xã hội hóa” giáo dục, mở rộng số lượng đầu vào để tăng lợi nhuận, đang là xu thế chủ đạo.

Trong thực tiễn, nền giáo dục của chúng ta không nhằm đào tạo ra những con người được phát triển toàn diện với đầy đủ phẩm giá: có nhân cách, và có khả năng tư duy phê phán độc lập, sáng tạo. Nền giáo dục này đang thực hành kiểu nhồi nhét kiến thức như "chất vào kho"; khuyến khích sự thụ động, khuôn sáo và nặng về thi cử. Vì thế, giáo dục Đại học Việt Nam ta hiện nay phải khẩn thiết đặt lại câu hỏi: “Mục tiêu tối hậu của giáo dục là gì? Và để đạt mục tiêu ấy cần phải hành động theo phương châm nào? Và bằng phương pháp nào?”.

Toàn cầu hóa mang đến cho các nước cơ hội được hòa nhập và học hỏi lẫn nhau. Việt Nam là một nước có nền kinh tế kém phát triển, hệ thống giáo dục còn lạc

Formatted: Heading 2

hậu vì vậy cần vận dụng những kinh nghiệm giáo dục của nhiều nước tiên tiến trên thế giới để tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta và các nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc tiếp nhận những mô hình giáo dục của nước ngoài phải được xem xét thận trọng để phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo tính khả thi đồng thời không làm tổn hại đến những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Vận dụng những bài học kinh nghiệm của quốc tế phải được tiến hành đồng thời với việc nhấn mạnh hơn những yếu tố dân tộc trong nội dung và phương pháp giáo dục, giúp người học hiểu biết sâu sắc về văn hóa Việt Nam, biết tự hào về truyền thống dân tộc, có ý thức và trách nhiệm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư cho giáo dục đại học ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)