Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư cho giáo dục đại học ở việt nam hiện nay (Trang 64 - 68)

1.4.4 .Kinh nghiệm của Malaysia

2.3. Đánh giá chung

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Công tác lập quy hoạch xây dựng của các đơn vị chưa được quan tâm đúng mức nên không chỉ chưa gắn kết được mục tiêu đầu tư với yêu cầu nâng cao chất

lượng đào tạo, cải thiện môi trường sư phạm, thực hiện hiện đại hóa và chuẩn hóa hệ thống các cơ sở đào tạo, mà còn làm cho việc lựa chọn dự án đầu tư mới gặp khó khăn và các công trình được đầu tư khi đưa vào sử dụng chưa đạt hiệu quả cao, thiếu tính bền vững; đặc biệt đối với các trường có diện tích khuôn viên nhỏ, nằm trong nội thành của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư (đấu thầu, thi công xây dựng công trình, giải ngân), kết thúc đầu tư đưa công trình vào khai thác sử dụng các dự án có vốn đầu tư XDCB tập trung nói chung còn chậm; chất lượng công tác tư vấn thiết

kế vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nên trong quá trình triển khai thi công đã phải bổ sung sửa đổi nhiều ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình. Việc thực hiện chưa chặt chẽ từ khâu lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế, dự toán đến ký kết hợp đồng dẫn đến khối lượng thay đổi, bổ sung nhiều trong quá trình thi công. Nhiều công trình kéo dài thời gian thi công do thay đổi, điều chỉnh thiết kế do lỗi của đơn vị tư vấn và do các yêu cầu của chủ đầu tư.

Các dự án đầu tư thuộc CTMTQG vừa phân tán, vừa manh mún, không đồng bộ nên hiệu quả thấp. Việc bố trí vốn cho các dự án này mới chỉ nhằm giải quyết

mục tiêu ngắn hạn, hoặc những khó khăn hiện thời mà chưa được dựa trên các luận chứng kinh tế-kỹ thuật có căn cứ với mục tiêu dài hạn, chưa đồng bộ nên chưa góp phần giải quyết bài toán tổng thể về đầu tư.

Công tác quản lý dự án của các chủ đầu tư còn yếu về nhiều mặt. Phần lớn các

Ban quản lý của các trường và các đơn vị có dự án đầu tư chưa có đủ năng lực về chuyên môn và số lượng thành viên theo các quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12-/02-/2009 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và

Formatted: Heading 2

Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam)

các văn bản quy định, hướng dẫn hiện hành. Tổ chức bộ máy quản lý dự án xây dựng ở nhiều đơn vị còn chưa quy củ, với nhiều bộ phận, với các chức năng nhiệm vụ chồng chéo vì vậy rất khó quy rõ công việc và trách nhiệm cụ thể, như: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Mỏ Địa chất. Năng lực chuyên môn về quản lý dự án đầu tư xây dựng ở nhiều đơn vị còn hạn chế: đa số sử dụng các cán bộ làm công tác kiêm nhiệm, không có chuyên môn, còn có nhiều cán bộ thiếu sự nghiêm túc trong việc nghiên cứu, cập nhật và chấp hành các quy định mà Nhà nước đã ban hành nên chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư XDCB. Nhiều chủ đầu tư không đủ năng lực quản lý dự án đã phải thuê tư vấn quản lý dự án. Tuy nhiên, việc ký kết hợp đồng chưa phân biệt được rõ chức năng nhiệm vụ giữa chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm, kéo theo nhiều công việc giải quyết bị chậm trễ. Việc giải ngân ở một số đơn vị còn chậm do nhiều thủ tục điều chỉnh bổ sung, tổ chức đấu thầu chậm, việc phải điều chỉnh tổng mức đầu tư do trượt giá vật liệu do các đơn vị thực hiện chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng (Trường ĐH Nông nghiệp 1, Trường ĐH Đồng Tháp, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Quy Nhơn...). Công tác giải phóng mặt bằng kéo dài trong nhiều năm, đặc biệt là giá đền bù và công tác giải tỏa (Đại học Thái Nguyên).

Việc thực hiện các dự án thuộc nguồn vốn ODA chưa thuận lợi, một mặt do

phạm vi triển khai rộng lại tập trung chủ yếu ở các vùng khó khăn, có những gói thầu không đủ nhà thầu tham gia hoặc phải hủy thầu vì nhà thầu trúng thầu nhưng không thực hiện…); mặt khác do chất lượng của khâu thiết kế dự án ban đầu và chưa thật phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện và làm cho cấu trúc tổ chức bộ máy quản lý ở một số dự án còn cồng kềnh, kém linh hoạt và hiệu suất thấp, năng lực quản lý của cán bộ quản lý các dự án (bao gồm cả các cán bộ quản lý dự án ở cấp trung ương và cơ sở) có hạn và thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được các yêu cầu chung của công tác quản lý, chưa quen với các thủ tục tài chính và mua sắm đấu thầu của các nhà tài trợ; một số thủ tục còn có sự chưa ăn khớp giữa phía nhà tài trợ và phía các đơn vị trong nước.

Hệ thống các văn bản hướng dẫn việc phân cấp, ủy quyền ban hành chậm và chưa đồng bộ nên việc phân cấp ủy quyền chưa tạo ra được những hiệu ứng tích

cực trong quản lý; một số còn làm phức tạp thêm tình hình do trong quá trình triển khai còn vướng với những quy định quản lý của những văn bản quy định pháp lý hiện hành (Luật, Nghị định, Thông tư...).

Chủ đầu tư còn chưa nhận thức được đầy đủ, chưa coi trọng việc quyết toán dự án hoàn thành, chỉ tập trung vào tiến độ thực hiện dự án và thanh toán vốn theo

kế hoạch hàng năm. Công tác duyệt và thẩm định quyết toán còn nhiều điểm tồn tại cần khắc phục.

Còn nhiều đơn vị thực hiện công tác quyết toán còn chậm: Đại học Đà Nẵng (phần thuộc nguồn vốn chương trình Mục tiêu Quốc gia về giáo dục và các nguồn do đơn vị tự cân đối), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông nghiệp, Trường ĐHSP Hà Nội, Trường ĐHSP TDTT Hà Nội, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, Trường CĐSP TW TP HCM... đĐây là vấn đề báo động đối với nhiều đơn vị.

Qua quá trình thẩm tra và phê duyệt quyết toán trong thời gian vừa qua và qua đánh gía của các Đoàn Thanh tra, kiểm toán cho thấy mặc dù đã có rất nhiều văn bản ở cấp TW và cấp Bộ nhắc nhở, đôn đốc về việc xử lý quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành nhưng công tác này vẫn chưa được các chủ đầu tư quan tâm đúng mức, nên còn khá nhiều tồn tại cần phải được giải quyết sớm để tất toán được số vốn đã thanh toán, đánh giá được hiêu quả đầu tư và đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư và quyền lợi cho các đơn vị nhận thầu, cụ thể: cho đến hết năm 2009 khối các đơn vị trực thuộc Bộ có 529 hạng mục công trình ở tất cả các nguồn vốn đã hoàn thành nhưng các chủ đầu tư vẫn chưa tập hợp được đầy đủ hồ sơ để trình Bộ thẩm tra và phê duyệt quyết toán với tổng số vốn đầu tư 2.720.938 tr.điệu đồng. chưa được quyết toán trong đó có nhiều dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2001 – 2004 như: Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2,

Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Trường Đại học Vinh, thậm chí từ những năm 1995 đến 2000 như: Trường Cao đẳng Sư phạm TW thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, Học viện QL giáo dục, Trường Hữu nghị 80.... đặc biệt đơn vị có số vốn tồn đọng quá lớn như: Trường Đại học Bách khoa trên 600 tỷ đồng. Việc thất thoát, lãng phí và tồn đọng vốn rất có thể xảy ra ở các dự án, hạng mục công trình này, đa số là ở các hạng mục sử dụng nguồn vốn chương trình Mục tiêu Quốc gia về giáo dục và các nguồn do đơn vị tự cân đối. Còn nhiều trường hợp gặp khó khăn trong việc quyết toán nguồn vốn hoặc vì cơ chế quản lý nguồn vốn này còn nhiều bất cập, hoặc vì trình độ quản lý của chủ đầu tư còn hạn chế. Đáng lưu ý còn có nhiều dự án đã hoàn thành hoặc do chủ đầu tư quyết toán chưa đúng nguồn quy định như một số dự án ở Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên... hoặc do chủ đầu tư giao cho đơn vị cấp dưới làm chủ đầu tư không đúng thẩm quyền như một số dự án ở Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên.

Trong công tác báo cáo thực hiện giám sát đánh giá đầu tư, hầu hết các chủ đầu tư không có báo cáo định kỳ theo quy định.

Các chủ đầu tư chưa lập và nộp báo cáo quyết toán vốn đầu tư niên độ ngân sách theo quy định tại Thông tư số 53/2005/TT-BTC ngày 23/6/2005 của Bộ Tài chính.

Nguyên nhân sâu xa của những hạn chế kể trên về mặt chủ quan là do nhà trường chưa được trao nhiều hơn quyền tự chủ và có một lộ trình xây dựng sự tự chủ về tài chính một cách cụ thể, chắc chắn, bám chắc thực tiễn và tuân theo quy luật thị trường.

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT NGUỒN VỐN

CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư cho giáo dục đại học ở việt nam hiện nay (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)