Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhà nước đối với giáo dục đại học theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư cho giáo dục đại học ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 89)

3.1.1 .Trong nước

3.2. Giải pháp giúp thu hút vốn đầu tư cho GDĐH

3.2.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhà nước đối với giáo dục đại học theo

định hướng thị trường

Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư cho GDĐH, một số giải pháp đặt ra.

Trên thế giới, đã không ít những tấm gương về sự thất bại trong việc xây dựng môi trường GDĐH mang đẳng cấp quốc tế do thiếu đi định hướng phát triển thị trường giáo dục. Tiêu biểu là giáo dục đại học tại Ấn Độ.

Chính phủ Ấn Độ sẽ tạo ra 12 trường đại học trung ương mới, thêm vào 18 trường đang hiện hữu.23. Đây là một công việc lớn lao- khoảng 73 triệu USD tiền từ ngân sách nhà nước đã được cấp để thực hiện công việc ấy. Đầu năm nay Ấn Độ đã tuyên bố rằng họ sẽ tạo ra 30 trường đại học “đẳng cấp quốc tế”, 8 Viện Khoa học

23

Dale W . Jorgenson & Barbara M. Fraumeni (2004), Investment in education, SAGE

Publications (2004).

Formatted: Heading 2

Formatted: List Paragraph, Line spacing: 1.5 lines, Tab stops: 0.3", Left

Công nghệ mới, và 7 Viện Khoa học Quản lý trong vòng năm năm tới.Theo đề nghị của Ủy ban Khoa học Quốc gia, nhà nước trung ương đang có kế hoạch đầu tư lớn để nâng cấp và mở rộng giáo dục đại học. Những kế hoạch khác là tăng lương cho giới giảng viên đại học - lương có thể tăng đến 70%.

Viễn cảnh này đại diện cho những tin vui vì kết quả xếp hạng quốc tế cho thấy Ấn độ không có trường nào được coi là đại học đẳng cấp quốc tế và giới giảng viên Ấn Độ được trả lương khá thấp khi so sánh với các nước khác. Sinh viên cũng phải chịu đựng tình cảnh thiếu chỗ học trong những trường hàng đầu của Ấn và cả trong hệ thống giáo dục đại học. Ấn độ ngày nay đang đào tạo chỉ một nửa số người trong độ tuổi học đại học so với Trung Quốc và xếp hạng thua xa Châu Mỹ Latin cũng như những nước thu nhập trung bình khác.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Ấn độ phơi bày những trục trặc đặc biệt là ở trên đỉnh của hệ thống giáo dục đại học. Với ngoại lệ là các viện khoa học công nghệ và khoa học quản lý và một số ít những viện nghiên cứu và đào tạo không phải là các trường đại học chẳng hạn như các trường Y khoa, những trường xuất sắc ở mức đỉnh cao là rất hiếm. Thực ra, không một trường nào trong số 348 trường đại học của Ấn độ được xếp hạng trong top 100 của thế giới. Nói chung, khi Ấn độ muốn cải cách giáo dục đại học, họ đã bỏ qua các trường đại học hiện có và khởi sự những trường hoàn toàn mới như các Viện Khoa học Công nghệ. Có một điều dễ nhận thấy tại Ấn Độ là việc chính phủ đem một nguồn tiền lớn để đầu tư mà không nắm rõ được đâu là nơi đang cần tiền, đâu là nơi đang hoạt động hiệu quả (tính phi thị trường).

Khi Ấn Đđộ đầu tư những số tiền lớn và nguồn nhân lực mạnh cho việc nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô đào tạo mà không có những chiến lược nhằm bảo đảm kết quả của những đầu tư ấy, các nguồn lực sẽ bị lãng phí và thất bại là điều cầm chắc. Cho dù đã có một cuộc thảo luận về việc tổ chức một vài trường đại học theo mô hình Mỹ, cho đến nay vẫn chưa có một ý tưởng hay nguồn tài chính nào đủ lớn để thực hiện. Thế mà một tờ báo đã tường thuật phát ngôn của một quan

trong tiêu chuẩn giữa các trường đại học, cũng như những cải cách thay đổi đối với các trường đại học đẳng cấp quốc tế, cần được áp dụng cho tất cả các trường đại học”. Thái độ này cho thấy một sự hiểu lầm hoàn toàn vì hệ thống các trường Hoa Kỳ có sự phân biệt tôn ti thứ bậc rất rõ giữa các trường công.

Chỉ đơn giản bơm thêm tiền và nguồn lực cho một hệ thống đại học đã đổ vỡ là một điều sai lầm. Xây dựng những trường đại học mới, nhất là những trường có dự định đổi mới, là một việc đòi hỏi lên kế hoạch thận trọng và hiểu biết rõ về những chỗ yếu của hệ thống hiện tại.

Các trường đại học Ấn bị mắc kẹt trong văn hóa bình thường hóa sự tầm thường, nói cách khác, có rất ít cạnh tranh giữa các trường hay giữa các giảng viên. K hông tồn tại các đặc điểm của thị trường trong giáo dục đại học tại Ấn Độ, đơn là các trường hoạt động vào những ý nghĩ nhất thời của các chính trị gia và không thể tự lên kế hoạch cho tương lai của mình. Giới giảng viên ít khi nắm quyền quản lý và lãnh đạo nhà trường. Tệ quan liêu cai trị mọi thứ và kéo lùi mọi cải tiến. Không có những thay đổi cốt yếu và sâu sắc về cơ chế quản trị và văn hóa của nhà trường thì có rất ít khả năng nâng cao chất lượng. Một thách thức khác là một số trường đẳng cấp quốc tế đang được tạo ra bằng cách nâng cấp những trường hiện hữu. Điều này là cực kỳ khó, vì những trường này, với rất ít ngoại lệ, sa lầy trong tệ quan liêu và văn hóa bằng lòng với những gì xoàng xĩnh, khó lòng theo được những đổi thay và cải tiến, ngay cả với “củ cà rốt” nguồn lực bổ sung. Tham nhũng tồn tại ở mọi cấp của hệ thống giáo dục đại học, từ chủ nghĩa thiên vị trong chính sách tuyển sinh và bổ nhiệm các chức vụ giảng viên, cho đến gian dối trong thi cử, hệ thống luyện thi đáng ngờ, và nhiều thứ khác nữa. Gây thiệt hại ở mọi cấp độ, tham nhũng phá hủy văn hóa nghiên cứu và khiến mục tiêu đại học đẳng cấp quốc tế trở thành bất khả thi.

Hơn 32 triệu rupi cho 12 trường đại học quốc gia , cộng với một con số ấn tượng được thông báo cho những dự án liên quan, nghe có vẻ như là một số tiền lớn. Thực ra nó chẳng có nghĩa lý gì. Tạo ra một trường đại học đẳng cấp có khả năng chiếm một vị trí trong nhóm các trường tinh hoa là một việc tốn kém rất nhiều tiền mới có thể xây dựng và duy trì. Ví dụ, một trường đại học mạnh mới thành lập

ở Trung Quốc tốn khoảng 700 triệu đô la Mỹ tiền xây dựng và ngân sách hoạt động hàng năm là gần 400 triệu USD. Tuy nhiên, nguồn vốn này không đơn giản là được lấy từ ngân sách chính phủ, việc tạo ra một hệ thống đại học mạnh cần tuân thủ những nguyên tắc cạnh tranh của thị trường, đồng thời huy động nguồn lực từ các lĩnh vực khác nhau của xã hội.

Bài học của Ấn Độ, đặt ra cho nhà nước Việt Nam cần phải có những chính sách nhằm khuyến khích được nguồn vốn đầu tư cho GDĐH, trước hết đó là tạo môi trường pháp lý trong sạch, môi trường chính trị xã hội ổn định, môi trường GDĐH tốt, việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn đầu tư phải hợp lý và công khai…

Để thực hiện được ý tưởng về một nền đại học cho số đông, cần thiết phải khơi dậy mọi tiềm năng của quần chúng để phát triển giáo dục. Với một nước còn nghèo như nước ta, giáo dục không thể chỉ dựa vào bao cấp của nhà nước như một vài nước giàu đã làm. Bên cạnh ngân sách của Nhà nước chi cho giáo dục, chúng ta cần huy động các thành phần tư nhân, các doanh nghiệp và toàn dân cùng đầu tư phát triển giáo dục.

Tiềm lực cho phát triển GDĐH của nước ta là rất lớn, đặc biệt là do truyền thống hiếu học của dân ta, do ý thức xem việc đầu tư cho học hành như một sự đầu tư quan trọng bậc nhất cho tương lai của con em mình. Do vậy, một mặt trường đại học cần tiếp tục có những chính sách ưu đãi đối với những đối tượng thuộc diện chính sách, những học sinh nghèo học giỏi, mặt khác cần thực hiện chính sách thu đủ, chi đủ cho giáo dục. Thật vô lý, khi những người dư thừa điều kiện kinh tế lại chỉ có đóng góp mang tính tượng trưng cho những chi phí về giáo dục cho con em họ, còn thiếu đâu Nhà nước phải bù!

Hiện nay, do lương và thu nhập của cán bộ, công nhân còn thấp nên sẽ dẫn tới tình trạng phần lớn con em của họ khi học đại học sẽ được giảm, miễn học phí. Song, khi đó họ cần hiểu rằng họ đã được giảm, miễn một khoản tiền rất lớn! Sinh viên phải có trách nhiệm đối với việc học tập ngày nay và công tác sau này. Với đà tăng trưởng kinh tế, số người có khả năng đóng góp đầy đủ cho chi phí giáo dục sẽ

ngày càng tăng. Nhà nước cũng nên mở quỹ tín dụng cho sinh viên vay tiền đóng học phí, sau này đi làm sẽ trả nợ (đương nhiên là phải cải cách tiền lương). Ở Nhật và Mỹ phần đóng góp cho giáo dục từ phía Nhà nước chỉ là phần nhỏ, như Nhật (35%), Mỹ (42%), phần còn lại do khu vực tư nhân đóng góp (Trần Thị Bích Liễu, 2005). Một khi mức đầu tư giáo dục trên đầu sinh viên rất thấp (4-6 triệu đồng/ sinh viên/ năm) thì không hy vọng có được chất lượng đào tạo như các nước đã đầu tư lớn (gấp 5 – 20 lần).

Dù muốn hay không, chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế rằng có một thị trường đặc biệt - thị trường giáo dục- tồn tại,bị chi phối bởi qui luật thị trường: qui luật cung, cầu, cạnh tranh, chất lượng, giá cả… Thị trường đặc biệt này liên quan đến một sản phẩm đặc biệt là con người. Do vậy, nó cần được quản lý tốt để phát triển.

KẾT LUẬN

Trong những năm vừa qua, GDĐH Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong cơ chế thị trường, vốn đầu tư là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có GDĐH. Do đó, thu hút nguồn vốn đầu tư cho GDĐHcó tầm quan trọng đặc biệt. Lý luận và thực tiễn ở các nước đi trước cho thấy rất rõ điều đó.

Qua nghiên cứu đề tài, chúng ta đã có cái nhìn sơ bộ về vấn đề thu hút nguồn vốn đầu tư cho GDĐH, hiểu được tầm quan trọng của nó trong việc đầu tư cho GDĐH. Không thể phát triển GDĐH trong chân không được mà cần có những chính sách và giải pháp hợp lý để có thể thu hút được một khối lượng vốn lớn nhằm tạo điều kiện cho GDĐH phát triển. Bước vào thế kỷ 21, bước vào nền kinh tế thị trường thì đầu tư cho GDĐH không còn là một dịch vụ công như trước nữa. GDĐH không thể tổ chức trong chân không nữa, GDĐH có trăm ngàn mối liên quan với xã hội. Trong thể chế kinh tế thị trường, GDĐH cũng phải tuân theo cơ chế thị trường, hoặc là học theo quy tắc thị trường.

Ngoài ra với một số giải pháp đề ra, đó có thể là một hướng lựa chọn cho vấn đề GDĐH ở Việt Nam hiện nay.

Formatted: Title, Left, None, Line spacing: single

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Phùng Xuân Nhạ (2013), Sách chuyên khảo, Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

1.2. Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (2008): Giáo dục và đào tạo-chìa khóa của sự phát triển, NXB Tài chính, Hà Nội.

2.3. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2013), Báo cáo của vụ khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường (2013), Hà Nội

3.4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Thống kê giáo dục từ 1999 đến 2011, Hà Nội

4.5. Ban liên lạc các trường đại học và cao đẳng Việt Nam (2010), Kỷ yếu Hội

thảo khoa học, Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam.

5.6. Đặng Quốc Bảo (2012): Phát triển con người, chỉ số phát triển con người, tình hình của Việt Nam và vấn đề đặt ra cho phát triển giáo dục trong bối cảnh hiện nay. Báo cáo thường niên về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

6.7. Vũ Ngọc Hải (2006): GDĐH với tư cách là động lực phát triển kinh tế xã hội, tạp chí khoa học giáo dục, Số 12, tháng 9/2006.

7.8. Nguyễn Thị Minh Hường (2006): Nguồn tài chính đầu tư cho GDĐH phân bổ sử dụng và quản lý, Tạp chí Thanh tra tài chính, Số 47, tháng 5/2006.

8.9. Lê Viết Khuyến (2012): Hệ thống giáo dục đại học và cao đẳng ngoài công lập Việt Nam. Báo cáo thường niên về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

9.10. Đặng Bá Lãm (2012): Giải bài toán về chất và lượng trong giáo dục đại học

Việt Nam. Báo cáo thường niên về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

10.11.Trần Thị Bích Liễu (2012): Nghiên cứu khoa học ở các trường đại học Việt

Nam. Báo cáo thường niên về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

11.12.Trần Thị Bích Liễu (2008): Nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Mỹ: Những giải pháp mang tính hệ thống và định hướng thị trường, NXB Đại học

Sư phạm, Hà Nội.

12.13.Trần Thị Bích Liễu (2005): “Chất lượng giáo dục đại học của Mỹ và Nhật

Bản”, Tạp chí Phát triển Giáo dục, (4).

13.14.Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Nguyễn Hữu Châu (Chủ biên) (2012), Giáo dục đại

học Việt Nam - Những vấn đề về chất lượng và quản lý (Báo cáo thường niên

giáo dục Việt Nam), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

14.15.Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2005) : Giáo trình Kinh tế đầu tư,

Trường đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống Kê, Hà Nội.

15.16.Nguyễn Bạch Nguyệt (2005): Giáo trình Lập dự án đầu tư, Trường đại học

Kinh tế quốc dân, NXB Thống Kê.

16.17.Phạm Phụ (2005): Về khuôn mặt mới của GDĐH Việt Nam, NXB Đại học

Quốc gia TP Hồ Chí Minh, TP HCM.

17.18.Phạm Phụ (2012): Các cơ sở giáo dục trong bối cảnh của kinh tế thị trường.

Báo cáo thường niên về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

18.19.Phạm Phụ (2012): Đầu tư và chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học Việt Nam. Báo cáo thường niên về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

19.20.Phạm Phụ (2011): Hội đồng trường ở đại học: Một áp lực xã hội đối với trường đại học, trong “Về khuôn mặt mới của GDĐH Việt Nam”, tập 2, NXB

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2011.

20.21.Nguyễn Đức Thành (2012): Các kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

và đầu tư cho giáo dục đại học. Báo cáo thường niên về giáo dục, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

21.22.Lâm Quang Thiệp, Phillip G. Altbach, D. Bruce Johnstone... (2006): Giáo dục đại học Hoa Kỳ, NXB Giáo dục, Hà Nội.

22.23.Lâm Quang Thiệp (2012): Cấu trúc và chiến lược phân tầng của hệ thống giáo dục sau trung học ở Việt Nam. Báo cáo thường niên về giáo dục, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội.

23.24.Lâm Quang Thiệp (2012): Giáo dục đại học Việt Nam trong xu thế phát triển

của giáo dục đại học thế giới. Báo cáo thường niên về giáo dục, NXB Đại học

24.25.Lâm Quang Thiệp (2012): Chất lượng của hệ thống đào tạo không chính quy của giáo dục đại học Việt Nam. Báo cáo thường niên về giáo dục, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

25.26.Lâm Quang Thiệp (2012): Hội đồng trường trong các cơ sở giáo dục đại học

công lập ở nước ta. Báo cáo thường niên về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội.

26.27.Phạm Đỗ Nhật Tiến (2007): Chuẩn thị trường giáo dục dưới góc nhìn giáo

dục so sánh, Kỷ yếu Hội thảo khoa học giáo dục so sánh lần 1. Viện nghiên cứu

Giáo dục.

27.28.Phạm Đỗ Nhật Tiến (2012): Hoàn thiện thể chế giáo dục đại học Việt Nam.

Báo cáo thường niên về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

28.29.Phạm Đỗ Nhật Tiến (2012): Tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở

giáo dục đại học. Báo cáo thường niên về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư cho giáo dục đại học ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)