1.4.4 .Kinh nghiệm của Malaysia
2.2. Thực trạng nguồn vốn cho giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
2.2.2. Nguồn vốn nước ngoài
Bộ Kế hoạch - Đầu tư nhận định: Trong khi các quốc gia ASEAN đều có hệ thống giáo dục phát triển, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào giáo dục đại học thì Việt Nam lại gần như chậm chân ở lĩnh vực này. Kết quả là sau gần 20 năm Việt Nam thu hút nguồn lực FDI, nhưng FDI vào giáo dục - đào tạo vẫn ở mức khiêm tốn. Thủ tục “níu chân” nhà đầu tư 121 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 253,49 triệu USD, quy mô vốn trung bình trên một dự án khoảng 1,3 triệu USD là những gì VN kêu gọi được vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo nước nhà sau hơn chục năm (từ 1998-2009) có chủ trương thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Nhiều ý kiến cho rằng, giáo dục- đào tạo (GDĐT) không phải là lĩnh vực kinh doanh nên việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) kinh doanh dịch vụ GDĐT còn rất dè dặt. Cho đến nay, phần lớn các dự án có vốn FDI đầu tư vào đào tạo ngắn hạn. Chỉ có 3 dự án đầu tư đào tạo đại học là Trường ĐH RMIT Việt Nam; Trường
Formatted: Heading 2, None, Indent: First line: 0", Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Line spacing: single
cũng nhìn nhận: Với 121 trên tổng số trên 8.000 dự án ĐTNN, trong đó các dự án đào tạo đại học chỉ đếm trên 1một bàn tay (3 dự án), chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế là giữ chân được số lượng học sinh, sinh viên trong nước đi du học gia tăng hàng năm. Nguyên nhân đầu tiên làm giảm tính hấp dẫn và cạnh tranh trong thu hút FDI vào giáo dục, theo Bộ KHĐT là do những bất cập trong cơ chế, chính sách của VN. Thời gian thẩm định dự án bị kéo dài, thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo. Trước năm 2005, dự án phải trình duyệt, lấy ý kiến nhiều bộ ngành khiến nhà đầu tư chán nản, bỏ cuộc... Điều đáng nói là các cơ quan chức năng trong khi quá tập trung vào khâu cấp phép đầu tư, thì lại buông lỏng khâu quản lý sau cấp phép, mặc dù đây mới là khâu quyết định sự thành bại của dự án... Đánh giá việc thí điểm các trường quốc tế tại VN Bộ KHĐT cho biết, đến nay, theo quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trên cả nước, hiện đã có tới 376 trường đại học cao đẳng, 107 trường cao đẳng nghề. Từ năm 1998-2009, đã có 49 trường cao đẳng, đại học được thành lập mới và 178 trường cao đẳng, đại học được nâng cấp. Tuy nhiên, với lực lượng hùng hậu kể trên chất lượng đào tạo để đạt chuẩn quốc tế vẫn là vấn đề cần phải tính toán nghiêm túc. Theo Bộ KHĐT, trong chiến lược 10 năm tới, định hướng đầu tư phát triển giáo dục đại học cần tập trung vào việc xã hội hóa, bên cạnh việc sử dụng hiệu quả vốn ngân sách nhà nước, cần hoàn thiện hành lang pháp lý để thu hút nguồn vốn từ các DN, dân cư, tư nhân, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài... “Bên cạnh việc tăng tỉ trọng đầu tư từ ngân sách, đề nghị Nhà nước cho phép huy động nguồn vốn trái phiếu chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ sở các cụm trường ĐH và một số trường ĐH đạt mức chất lượng quốc tế; vốn tín dụng ưu đãi, vốn huy động từ doanh nghiệp; các quỹ đầu tư hợp pháp trong và ngoài nước để bổ sung nguồn vốn nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo đại học. Đề án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006 - 2010” (sau đây gọi tắt là Đề án ODA 2006 - 2010) được ban hành theo Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ đã được tổ chức thực hiện thành công, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, cũng như Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010. Tiếp tục vận động, thu hút, tăng nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng các trường ĐH trọng điểm. Lĩnh vực GD-ĐT là lĩnh vực được ưu tiên nguồn vốn ODA. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2006-2011, tổng giá trị hiệp định ODA về GD-ĐT được ký kết có giá trị hơn 1.008, 33 triệu USD, tương đương khoảng 26.133 tỷ đồng (vốn vay đạt khoảng 961,74 triệu USD, viện trợ không hoàn lại đạt khoảng 46,59 triệu USD), trong đó, tổng giá trị hiệp định ODA dành cho GDĐH là 602,25 triệu USD, tương đương khoảng 11.440 tỷ đồng, chiếm khoảng 43,8% (vốn vay 386,83 triệu USD và vốn viện trợ không hoàn lại là 230,42 triệu USD). Các chương trình, dự án lớn dành cho GDĐH đã được ký kết như : Dự án GDĐH (vay vốn WB), Dự án Đào tạo kỹ thuật và dạy nghề (ADB, NDF, JICA và AFD đồng tài trợ), Học bổng phát triển Australia, Chương trình Phát triển chính sách GDĐH. (Phụ lục 1)
Cho đến nay đã có 4 trường ĐH, CĐ có vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập và 1 trường đã đi vào hoạt động. Tổng số vốn đăng ký đầu tư của các cơ sở GDĐH này là 68,9 triệu USD, tương đương khoảng 1.200 tỷ đồng. Số tiền đó gấp 1,5 lần tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản mà nhà nước phân bổ cho các trường ĐH thuộc Bộ GD-ĐT năm 2008. Hai trường ĐH công lập (Trường ĐH Việt - Đức và Trường ĐH KH-CN Hà Nội) được thành lập theo mô hình hợp tác quốc tế với hình thức tổ chức và cơ chế hoạt động đặc biệt nhằm thu hút các nguồn tài chính từ nước ngoài.
Để khắc phục những bất cập về thủ tục thành lập trường đại học, cao đẳng có vốn ĐTNN, Bộ KHĐT đang đề xuất Chính phủ ban hành quy định mới về quy trình, điều kiện thành lập trường cao đẳng, ĐH có vốn nước ngoài, khắc phục những bất cập trong quy định hiện hành; đổi mới quy trình, thủ tục về quản lý đất đai; quản lý đầu tư xây dựng theo hướng tạo điều kiện để các nhà đầu tư được giao đất thực hiện dự án; tuyển dụng giáo viên trước khi được phép mở ngành, tuyển sinh. Bộ cho biết, trước mắt, kiến nghị Chính phủ đánh giá lại việc thí điểm cho phép các trường quốc tế đào tạo học sinh VN thời gian qua, từ đó kiến nghị phương
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
án dừng hoặc mở rộng phạm vi đào tạo học sinh VN từ mẫu giáo đến trung học phổ thông trong các trường quốc tế.
Việt Nam đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực kinh tế từ gần 80 quốc gia, trong khi đó với lĩnh vực giáo dục - đào tạo chỉ thu hút được từ 18 quốc gia đầu tư. Các dự án chủ yếu tập trung vào các thành phố lớn như HN, TPHCM, Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu, chưa có một dự án ĐTNN vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo nào được đầu tư thực hiện ở nông thôn.