Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư GDĐ Hở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư cho giáo dục đại học ở việt nam hiện nay (Trang 39 - 44)

1.4.4 .Kinh nghiệm của Malaysia

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư GDĐ Hở Việt Nam

2.1.1. Sự phát triển kinh tế thị trường

Từ sau Đổi Mới, nền kinh tế Việt Nam đã khởi sắc và phát triển, đời sống nhân dân đã được tăng lên đáng kể, làm cho nhu cầu học tập ngày càng gia tăng. Cũng từ đó mà vấn đề thu hút nguồn vốn đầu tư cho giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng đã được Đảng và nhà nước chú ý hơn và việc thu hút nguồn vốn đầu tư cho GDĐH có vẻ dễ dàng hơn.

Theo GS. TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, (2007), chuẩn thị trường giáo dục Việt Nam mang hai đặc trưng chủ yếu sau đây: chuyển từ giáo dục phục vụ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang giáo dục vận hành trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chuyển từ giáo dục khép kín sang giáo dục mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế. Đối với giáo dục trung học phổ thông và giáo dục đại học, về cơ bản chưa có cạnh tranh do cung không đáp ứng cầu; các cơ sở giáo dục ngoài công lập chỉ có tác dụng tạo thêm cơ hội cho người học trong việc tiếp tục học lên.

Tuy nhiên trong những năm gần đây với tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường, xu hướng cạnh tranh cũng đã được hình thành. Việc người học tự lựa chọn trường học, ngành học và môn học cho phù hợp với khả năng, định hướng của mình không còn xa lạ mà ngày càng trở nên phổ biến. Thị trường giáo dục đại học Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là một thị trường giàu tiềm năng.

Một yếu tố không thể không kể đến nữa đó là nhu cầu học tập và sức học hiện nay ở Việt Nam. Một đất nước đang trên đà phát triển, kinh tế tri thức ngày càng cần thiết thì vấn đề học tập để mình trở thành nguồn nhân lực giỏi là nhu cầu bức thiết của mọi người.

Môi trường chính trị xã hội ở Viêt Nam rất ổn định. Trong công cuộc đổi mới kinh tế, môi trường chính trị-xã hội ở Việt Nam luôn được duy trì ổn định, tạo thuận

riêng, được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm mạnh của Viện Nam trong cạnh tranh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Quốc tế đánh giá nước ta là một trong những nước có điều kiện chính trị ổn định nhất thế giới trong khoảng 15 năm qua. Chính nhờ điều kiện này mà việc thu hút đầu tư trở nên dễ dàng hơn. Các nhà đầu tư đã không phải lo lắng về sự đầu tư của mình bị ảnh hưởng do môi trường chính trị không tốt. Rất ít bạo loạn, rất ít đình công, nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Đó là một yếu tố quan trọng mà Việt Nam đã tạo được trong tâm trí các nhà đầu tư nói chung và đầu tư cho GDĐH nói riêng.

Nếu nhìn sang một số quốc gia trong khu vực, dễ thấy rằng, trừ Singapore, thì từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết các nước khu vực đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị. Trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán.

Việc phát triển của kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến tính cạnh tranh trong giáo dục. Cạnh tranh không chỉ bó hẹp giữa các trường đại học với nhau mà cạnh tranh trong cả hình thức đào tạo, cạnh tranh trong khu vực. Dr. Tom Verhoeff (1997) cho rằng giáo dục và cạnh tranh là hai thực thể mang tính toàn cầu, trong đó giáo dục đóng vai trò rất lớn và tác động sâu sắc đến cuộc sống con người. Hiện nay, như đã đề cập ở trên, giáo dục được xem là một dạng dịch vụ, là nguồn thu quan trọng của nhiều nước có nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy, cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục và đào tạo nhằm thu hút người học trong nước lẫn từ nước ngoài ngày càng trở nên gay gắt hơn. Hay nói cách khác, việc thu hút vốn trong bối cảnh hình thành kinh tế thị trường như tại nước ta sẽ ngày càng trở nên khốc liệt. Điều này sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của các cơ sở giáo dục. Cơ sở nào tìm cho mình được hướng đi đúng đắn, phù hợp với thị trường sẽ ngày càng phát triển và mở rộng.

2.1.2. Chính sách và cơ chế quản lý

Dù đã có nhiều đổi mới cho giáo dục nhưng tư duy về GDĐH vẫn không khác nhiều so với mấy chục năm trước. Việt Nam đã chấp nhận cơ chế thị trường trên nhiều lĩnh vực nhưng riêng lĩnh vực GDĐH thì chưa. Do vậy, chính sách về GDĐH chưa dựa trên các nguyên tắc thị trường; cơ chế quản lý GDĐH vẫn nặng về áp đặt -

bao biện - xin cho. Luật Giáo dục 1998, 2005 đều quy định các chủ trương, chính sách về giáo dục phải được xây dựng trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khoa học phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên thực tế là các nghiên cứu thường đi chậm hơn chính sách, vì vậy thường có giá trị minh hoạ hơn là cơ sở để xây dựng chính sách. Đây chính là điểm yếu của cơ chế quản lý giáo dục ở nước ta .

Bên cạnh hạn chế đó, Nhà nước đã có rất nhiều chính sách khuyến khích đầu tư cho GDĐH, kêu gọi các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có điều kiện tốt nhất để thực hiện công việc của họ. Đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Đã có rất nhiều dự án đã được lên kế hoạch đầu tư. Các dự án đầu tư của các tổ chức trong nước và các tổ chức nước ngoài. Họ là các tổ chức, cá nhân đã thấy được rằng môi trường đầu tư của Việt Nam rất tốt, khi đầu tư ở Việt Nam học được rất nhiều ưu đãi. Đó là các chính sách ưu đãi về đất đai, về thuế. Chẳng hạn khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư cho GDĐH Việt Nam thì họ sẽ được nhà nước tạo điều kiện bằng cách cho họ quyền sử dụng đất, rồi một thời gian rất dài kể từ khi dự án được đi vào hoạt động mà không phải đóng thuế, ở đây tức là miễn thuế thu nhập cho các khoản đóng góp cho giáo dục. Chính hoạt động này có thể huy động những khoản tiền không nhỏ cho giáo dục.

Việt Nam đã có những điều luật nhằm có những ưu đãi và khuyến khích cho đầu tư vào giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Khoản 6 điều 27 Luật đầu tư 2005 quy định “phát triển sự nghiệp giáo dục” là lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Điều 13 Luật giáo dục cũng quy định về ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai để xây dựng trường học.

Ưu đãi đầu tư được sử dụng như một công cụ chính sách nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng vốn đầu tư vào những địa bàn và lĩnh vực nhất định mà Nhà nước muốn tập trung vốn vào đó vì mục tiêu phát triển chung. Muốn được ưu đãi, các nhà đầu tư cần phải đáp ứng những yêu cầu nhất định của Nhà nước, nghĩa là nhà đầu tư đó cần phải có các dự án đầu tư đáp ứng được những điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật. Luật đầu tư 2005 quy định, các nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 27, 28 của Luật này thì được

hưởng ưu đãi theo quy định của Luật đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan. Các đối ượng được hưởng ưu đãi đầu tư được nêu ở Điều 32 Luật đầu tư năm 2005 nhằm khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư nguồn lực vào các địa bàn khó khăn, các lĩnh vực quan trọng mà nhà nước muốn phát triển mạnh trong tương lai. Các chính sách ưu đãi của nhà nước được cụ thể hóa thông qua các chính sách như: ưu đãi về thuế, ưu đãi về chính sách sử dụng đất, …

Tuy nhiên trên thực tế, theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, 2010, giáo dục đại học Việt Nam đang tồn tại không ít hạn chế, bất cập. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành chậm, thiếu đồng bộ, cụ thể, khả thi và chưa hoàn chỉnh.

Thống nhất với nhiều nhận định chung của báo cáo giám sát, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh nêu kết quả giám sát của đoàn về dự án Đại học quốc gia cho thấy mục tiêu là đến năm 2010 đào tạo 35 ngàn học sinh, nhưng đến tháng 1/2010 thì quy hoạch xây dựng đại học Quốc gia mới được phê chuẩn sau nhiều lần điều chỉnh. Tổng số vốn đầu tư cho đại học Quốc gia cho đến năm 2010 là 880 tỷ đồng/tổng vốn dự toán là 29000 tỷ đồng. Hạng mục duy nhất đã đưa vào sử dụng là khối nhà công vụ nhưng cũng chưa hoàn chỉnh, chưa có một phân khu tái định cư nào được hoàn thành khi số hộ dân cần tái định cư là hơn 700 hộ.

2.1.3. GDĐH đang từng bước hội nhập

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải chịu sức ép lớn hơn về cam kết trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên đối với giáo dục đại học, giáo dục người lớn việc cam kết vẫn còn được nới lỏng. Hiện nay, mặc dù thị trường giáo dục đã có bước tiến đáng kể nhưng trong trung hạn và dài hạn, thị trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đại chúng hoá và nâng cao chất lượng giáo dục theo tinh thần của NQ14/2005, đó là “"đổi mới toàn diện giáo dục đại học, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân”.."

Việc liên kết đào tạo nguồn nhân lực giữa các trường đại học hiên nay cũng đang tiến triển rất tốt. Điển hình đó là đại học RMIT ( 100% là vốn nước ngoài, có

Formatted: Condensed by 0.1 pt

trụ sở chính tại Úc), năm 1998 đã được xây dựng, nó là đại học đầu tiên ở Việt Nam là trường đại học đẳng cấp quốc tế, với số vốn đầu tư 20 triệu USD, đặt tại thành phố HCM. Tuy nhiên, phải đến năm 2000, các hoạt động GDĐH của RMIT như giảng dạy, nghiên cứu mới bắt đầu. Khóa đầu tiên chỉ có 30 sinh viên theo học nhưng hiện nay tình hình đã khác, số sinh viên tại đại học RMIT gia tăng nhanh chóng qua từng năm. Hiện nay RMIT đã thu hút được hàng ngàn sinh viên Việt Nam, Mỹ, Đức, Pháp, Singapore, Malaysia, Nam Phi, Hàn Quốc, Trung Quốc,… theo học. Trường có quy mô rộng 12,4 ha.15. Toà nhà chính hơn 100m2 với 4 tầng có sức chứa lên tới 3000 sinh viên. Có thể nói rằng trong những năm gần đây, RMIT đang chiếm vị thế độc tôn đào tạo nguồn nhân lực bậc cao cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.

Dự án đầu tư Khu đô thị - Đại học Quốc tế tại TP.HCM, với tổng số vốn đầu tư lên đến 3,5 tỷ USD, của Công ty Berjaya Land Berhad (thuộc Tập đoàn Berjaya Berhad của Malaysia) vừa được ký kết đang tạo ra một tín hiệu lạc quan trong đào tạo nguồn nhân lực bậc cao. Cùng với đó, hiện đang có một số trường đại học lớn đang tiến hành khảo sát về thị trường GDĐH và khả năng đầu tư vào những ngành học đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam. Không cần chờ đến tháng 1-2009 (thời điểm mà các trường đại học nước ngoài chính thức được lập chi nhánh tại Việt Nam theo lộ trình cam kết với WTO) mà hiện nay đã bắt đầu có những dấu hiệu cho thấy lĩnh vực này đang “ấm” dần lên. Dự án trên của Malaysia đã phát lên một tín hiệu khá rõ về “làn sóng” cạnh tranh trong hoạt động đào tạo bậc đại học đẳng cấp quốc tế từ các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư trong lĩnh vực GDĐH quốc tế cũng đã nhận thấy được sự phát triển và nhu cầu tất yếu về nguồn nhân lực bậc cao ở Việt Nam. Nếu như RMIT Việt Nam đi tiên phong trong việc xây dựng một môi trường giảng dạy sáng tạo và đổi mới, cam kết mang đến cho sinh viên nền giáo dục đào tạo chất lượng quốc tế thì dự án của Tập đoàn Berjaya Berhad bứt phá với quy mô

15

Lê Viết Khuyến (2012): Hệ thống giáo dục đại học và cao đẳng ngoài công lập Việt Nam. Báo

cáo thường niên về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

lớn hơn nhiều. Đây là dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất từ trước tới nay tại TP.HCM. Dự án này mang tính chất cụm trường đại học và liên hoàn với các cụm dân cư, thu hút một số lượng lớn sinh viên và giáo viên. Những trường đại học nước ngoài trong dự án này cũng có thể mở ra cơ hội liên kết với các trường đại học ở trong nước về nhiều mặt như liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học... Và, đương nhiên sẽ trở thành một đối trọng cạnh tranh với các trường đại học quốc tế khác trong nước hiện nay. Đây là dự án điển hình tại Việt Nam, do kết hợp hài hòa giữa giáo dục và cộng đồng, giữa nét hiện đại và bản sắc văn hóa nhằm đáp ứng các nhu cầu của một cộng đồng đa văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư cho giáo dục đại học ở việt nam hiện nay (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)