1.4.4 .Kinh nghiệm của Malaysia
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Những thành tựu
Từ sau đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã khởi sắc và phát triển, đời sống nhân dân đã được tăng lên đáng kể, làm cho nhu cầu học tập ngày càng gia tăng. Cũng từ đó mà vấn đề thu hút nguồn vốn đầu tư cho giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng đã được Đảng và nhà nước chú ý hơn và việc thu hút nguồn vốn đầu tư cho GDĐH có vẻ dễ dàng hơn. Nhà nước đã có rất nhiều chính sách khuyến khích đầu tư cho GDĐH, kêu gọi các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có điều kiện tốt nhất để thực hiện công việc của họ. Đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Đã có rất nhiều dự án đã được lên kế hoạch đầu tư. Các dự án đầu tư của các tổ chức trong nước và các tổ chức nước ngoài. Họ là các tổ chức, cá nhân đã thấy được rằng môi trường đầu tư của Việt Nam rất tốt, khi đầu tư ở Việt Nam học được rất nhiều ưu đãi. Đó là các chính sách ưu đãi về đất đai, về thuế. Chẳng hạn khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư cho GDĐH Việt Nam thì họ sẽ được nhà nước tạo điều kiện bằng cách cho họ quyền sử dụng đất, rồi một thời gian rất dài kể từ khi dự án được đi vào hoạt động mà không phải đóng thuế, ở đây tức là miễn thuế thu nhập cho các khoản đóng góp cho giáo dục. Chính hoạt động này có thể huy động những khoản tiền không nhỏ cho giáo dục.
Hơn nữa, môi trường chính trị xã hội ở Viêt Nam rất ổn định. Chính nhờ điều kiện này mà việc thu hút đầu tư trở nên dễ dàng hơn. Các nhà đầu tư đã không phải lo lắng về sự đầu tư của mình bị ảnh hưởng do môi trường chính trị không tốt. Rất ít bạo loạn, rất ít đình công, nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Đó là một yếu tố quan
Formatted: Space Before: 6 pt, After: 6 pt
trọng mà Việt Nam đã tạo được trong tâm trí các nhà đầu tư nói chung và đầu tư cho GDĐH nói riêng..
Một yếu tố không thể không kể đến đó là nhu cầu học tập và sức học hiện nay ở Việt Nam. Một đất nước đang trên đà phát triển, kinh tế tri thức ngày càng cần thiết thì vấn đề học tập để mình trở thành nguồn nhân lực giỏi là nhu cầu bức thiết của mọi người.
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của
các đơn vị đã có nhiều tiến bộ. Công tác quản lý, chỉ đạo của Bộ đã đi vào chiều sâu và toàn diện hơn; đã kịp thời triển khai hướng dẫn và chỉ đạo sát sao các đơn vị
trong việc tiến hành các thủ tục thực hiện điều chỉnh dự toán xây dựng công trình; điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng theo các Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành. Bộ đã tập trung bố trí vốn để hoàn thành các dự án nhóm B, C đang dở dang, đáp ứng hàng trăm nghìn m2 phòng học cho các dự án và các trường trực thuộc; bố trí vốn các dự án nhóm B vượt quá thời hạn hoàn thành theo qui định đã khắc phục rõ rệt và chi trả cho việc trượt giá vật liệu. Đi đôi với việc tập trung vốn cho các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, nhiều đơn vị đã huy động nguồn thu từ học phí và các nguồn thu hợp pháp khác để tăng cường đầu tư các công trình phục vụ cho học tập và xây dựng KTX cho sinh viên.
Cơ chế quản lý đầu tư đã có sự phân cấp triệt để hơn, thông thoáng hơn, theo
đó tính tự chủ của các trường và đơn vị có dự án đầu tư được nâng lên một bước nhờ triển khai việc phân cấp, phân quyền nhằm nâng cao trách nhiệm và quyền hạn cho các chủ đầu tư; tạo điều kiện phát huy sự chủ động của các chủ đầu tư trong việc quản lý dự án đầu tư (từ khâu phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán ban đầu; cũng như phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự toán khi không vượt tổng mức đầu tư; thâm định và phê duyệt kết quả đấu thầu).
Về cơ bản các chủ đầu tư đã thực hiện tương đối nghiêm túc theo đúng các quy định của nhà nước. Trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Các đơn vị có
nhiều chủ động hơn trong việc báo cáo Bộ GD&ĐT, cũng như với các Bộ, ngành và đơn vị hữu quan tiến hành giải quyết các thủ tục đầu tư nên rút ngắn được thời gian
thực hiện. Việc chấp hành các thủ tục về đầu tư XDCB dần được thực hiện tốt so với những năm trước, hầu hết các dự án bố trí trong kế hoạch đều bảo đảm thủ tục đầu tư xây dựng cũng như các qui định hiện hành của nhà nước.