CHƯƠNG 1 : KHÁI LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong huy động vốn cho GDĐH
1.4.1. Kinh nghiệm của Mỹ
Từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước trở lại đây, Mỹ rất chú trọng đầu tư cho giáo dục, nhất là giáo dục đại học. Theo đó, ngân sách đầu tư cho giáo dục của Mỹ rất cao: năm 1985 khoảng 300 tỉ USD, năm 1989 là 353 tỉ USD, đến năm 1999 đạt 653 tỉ USD, kéo theo đó là sự gia tăng về số lượng tuyệt đối chi ngân sách cho giáo dục đại học. Hiện nay, tỷ lệ đầu tư cho giáo dục của Mỹ chiếm khoảng 7% GDP, toàn bộ chi tiêu cho giáo dục đào tạo hằng năm xấp xỉ 1.000 tỉ USD, trong đó giáo dục đại học chiếm khoảng hơn 700 tỉ USD.9.
9
Lâm Quang Thiệp, Phillip G. Altbach, D. Bruce Johnstone... (2006): Giáo dục đại học Hoa Kỳ,
Formatted: Heading 1 Formatted: Condensed by 0.1 pt
Formatted: Heading 2
Huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư cho giáo dục đại học là biện pháp phổ biến ở các nước trên thế giới, từ nước phát triển cho đến những nước chậm phát triển nhằm góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và giải quyết bài toán về nhu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay. Mỹ là những nước có tỷ lệ đóng góp của tư nhân cao hơn so với đóng góp của ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học. Những khoản đóng góp tư nhân được thể hiện dưới các hình thức sau:
Một là, đóng góp học phí của các bậc cha, mẹ sinh viên. Đây là một hình thức chuyển gánh nặng chi phí trong giáo dục đại học từ những người đóng thuế hoặc từ công dân nói chung sang người học, cha mẹ người học.Ở nước Mỹ, thu học phí của sinh viên được xem là một giải pháp chủ yếu nhằm chia sẻ chi phí giáo dục đại học. Học phí đại học được tính toán sao cho có thể bù đắp đáng kể các chi phí hoạt động của nhà trường và các chi phí do lạm phát gây ra. Vì vậy, mức học phí ở các trường đại học luôn thay đổi theo xu hướng tăng lên.
Hai là, phát triển khu vực giáo dục đại học tư nhân. Đây là chính sách của nhiều quốc gia nhằm góp phần chia sẻ gánh nặng chi phí và mở rộng cơ hội học tập cho nhiều người dân, đồng thời huy động được nguồn lực xã hội tham gia phát triển giáo dục. Hệ thống các trường đại học tư thường được phân thành hai loại: phi lợi nhuận và vì lợi nhuận. Ở một số nước như Trung Quốc, Mỹ, nhiều trường thuộc nhóm vì lợi nhuận được đánh giá cao về chất lượng, và do vậy, đã thu hút được ngày càng nhiều sinh viên theo học, mặc dù chi phí theo học tại các trường tư thục ở những nước này rất cao.Ở Mỹ hiện có khoảng 3.900 trường đại học, trong đó, có khoảng trên 1.800 trường tư do những người không có chuyên môn về học thuật điều hành và trên 1.800 trường công lập. Hệ thống các trường tư thục có tiêu chuẩn cao chủ yếu tuyển chọn sinh viên thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội, đồng thời, cũng có loại trường dành cho sinh viên nghèo. Có một số trường đại học tư thục nổi tiếng đã đào tạo ra nhiều nhân tài kiệt xuất cho nước Mỹ và thế giới như Harvard,
Formatted: Indent: First line: 0.39", Line spacing: Multiple 1.4 li
Yale, Columbia, Stanford. Tuy nhiên, ở các trường này, sinh viên phải đóng kinh phí mỗi năm cũng rất cao (khoảng 20.000USD/năm trở lên).10.
Ba là, các trường đại học tự tạo nguồn vốn thông qua các hoạt động dịch vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Xu hướng hiện nay trên thế giới là các trường đại học tận dụng lợi thế sẵn có của mình để thực hiện các hoạt động dịch vụ, liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học để tăng nguồn thu cho hoạt động của trường.Ở Mỹ, việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao được các công ty Mỹ rất chú trọng. Mỗi năm, các công ty ở Mỹ đóng góp khoảng trên 150 tỉ USD cho giáo dục đại học. Các trường đại học Mỹ chịu tác động sâu sắc của thị trường và có mối quan hệ đa dạng với thị trường thông qua các doanh nghiệp. Họ nhận được sự đầu tư dồi dào của các doanh nghiệp qua cạnh tranh các hợp đồng nghiên cứu khoa học, dịch vụ tư vấn, đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Bốn là, các nguồn hỗ trợ, tài trợ tư nhân khác. Trong lúc học phí là nguồn lực tư nhân chủ yếu hỗ trợ cho các trường đại học, vẫn có một số nguồn lực tư nhân khác ngày càng chi phối nhiều trường. Đó là, các khoản hỗ trợ thường đến dưới hình thức quà tặng. Một số trường đại học tư thục như Harvard, Yale, Columbia, Stanford ở Mỹ đã sản sinh ra hàng trăm nhà triệu phú, những nhà triệu phú này quay lại giúp đỡ tài chính cho trường phát triển. Nhiều trường công ở Mỹ và các nước khác cũng gia tăng hoạt động gây quỹ bằng những nỗ lực tăng nguồn lực tư nhân như một cách làm giảm mức bao cấp của ngân sách đối với giáo dục đại học.
Sự thành công trong việc huy động vốn cho GDĐH ở Mỹ có được là do hình thành cấu trúc “chia sẻ chi phí” trong giáo dục đại học. Theo thống kê của OECD, trong năm 2003, chi phí cho GDĐH ở Mỹ chiếm 2,9 % GDP tuy nhiên chi cho ngân sách nhà nước chỉ chiếm 42,8% tổng mức chi. Có được tỷ lệ này là do ở Mỹ có truyền thống cho tặng đối với GDĐH. Hầu hết các ĐH lớn ở Mỹ, đặc biệt là các ĐH tư thục độc lập không vì lợi nhuận đều có nguồn vốn cho tặng rất lớn, gọi là Endowment.
10
Trần Thị Bích Liễu (2005): “Chất lượng giáo dục đại học của Mỹ và Nhật Bản”, Tạp chí Phát
triển Giáo dục, (4).
Formatted: Line spacing: Multiple 1.4 li
Theo số liệu thống kê năm 2005, Endowment ở các đại học Mỹ như sau: Đại học Harvard 25 tỷ USD, Yale 15 tỷ USD, Stanford 12 tỷ USD…, có khoảng 35 trường ĐH có Endowment tính trên đầu sinh viên lớn hơn 100.000 USD. Cơ sở đại học chỉ được phép dùng tiền sinh lời từ nguồn vốn này.
Hình1.1: Chia sẻ chi phí trong GDĐH tại Mỹ năm 2000.11
11
OECD (2011), Higher Education in Regional and City Development: Southern Arizona, United States
2011,OECD publishing
Formatted: Font: Bold
Formatted: Centered, Space Before: 12 pt Formatted: Font: Bold, Font color: Black
Formatted: Normal, Line spacing: At least 10 pt
Từ hình trên cho thấy việc đa dạng nguồn vốn đầu tư, giảm phụ thuộc vào ngân sách nhà nước là hướng đi đúng đắn của Mỹ. Và đây là bài học cho thu hút vốn đầu tư tại Việt Nam.