Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư cho giáo dục đại học ở việt nam hiện nay (Trang 73 - 76)

3.1.1 .Trong nước

3.2. Giải pháp giúp thu hút vốn đầu tư cho GDĐH

3.2.2 Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục đại học

Nhà nước tạo cơ sở pháp lý cho các trường ĐH khai thác nguồn lực ngoài nước từ hoạt động hợp tác quốc tế bằng nhiều hình thức khác nhau: hợp tác nghiên cứu, đào tạo song phương, đa phương. Muốn vậy cần thực hiện các giải pháp như:

 Nâng cao năng lực hợp tác quốc tế của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trong các trường ĐH. Xây dựng và triển khai lộ trình hội nhập khu vực quốc tế thông qua việc chuẩn hóa, hiện đại hóa chương trình và hệ thống đào tạo.

 Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập các trường ĐH, tổ chức khoa học và công nghệ tại Việt Nam, đặc biệt là đối với các trường đại học danh tiếng, có chất lượng cao, các chương trình hợp tác và liên kết đài tạo có uy tín , tăng cường học hỏi kinh nghiệm của các nước một cách có chọn lọc dưới hình thức hợp tác liên kết giữa các trường ĐH Việt Nam và nước ngoài, các tổ chức đào tạo và khoa học – công nghệ 100% vốn nước ngoài.

 Khuyến khích và hỗ trợ các nhà khoa học thực hiện các dự án nghiên cứu dưới hình thức hợp tác NCKH- công nghệ theo Nghị định thư với các nước, hợp tác song phương, đa phương, tham gia các chương trình, đề tài dự án của các tổ chức quốc tế như WB, ADB, JB, JICA, UNDP,…

 Cung cấp thông tin kịp thời cho người học về các cơ sở GDĐH nước ngoài đến liên kết hoặc quảng cáo thu hút các công dân Việt Nam đến học tập tại các cơ sở này dưới mọi hình thức và phương thức đào tạo. Đồng thời mở rộng các chương trình trao đổi sinh viên giữa các trường đại học trong nước với các trường đại học ở nước ngoài.

Tuy nhiên, với bất kì quá trình hội nhập nào đều có những ảnh hưởng tích cực đến hệ thống giáo dục trong nước. Việt Nam cần tỉnh táo với cơ hội và thách thức này. Đi đôi với việc tăng cưởng hợp tác quốc tế, Việt Nam cần phải duy trì một sự kiểm soát cần thiết đối với các cơ sở đào tạo của mình. Đồng thời, các trường cũng cần một mức độ tự chủ thích đáng và tự do học thuật để phát triển lành mạnh. Trong nhiều thế kỷ trước đây, các trường đại học truyền thống đã hoạt động với chức năng là trung tâm của xã hội. Tuy chức năng ấy đã thay đổi qua thời gian, nó vẫn không biến mất. Thử thách của những sáng kiến mới và toàn cầu hóa là một trong những thử thách nghiêm trọng nhất kể từ khi các trường đại học thời trung cổ đương đầu với chủ nghĩa quốc gia và cuộc cải cách của Đạo Tin lành trong thế kỷ 16. Trong gần một ngàn năm, các trường đại học đã tự định nghĩa mình là những tổ chức với sứ mạng giáo dục dựa trên những hiểu biết phổ biến về giá trị của nhà trường. Trong phần lớn quãng thời gian này, các trường được xem như không chỉ là những đơn vị đào tạo tri thức chuyên môn trong một ngành nghề cụ thể nào đấy mà còn là những tổ chức văn hóa chủ yếu của xã hội. Trong thế kỷ 19, khoa học và nghiên cứu được bổ sung vào sứ mạng của nhà trường. Các trường đại học được xã hội công nhận một cách hoàn toàn đúng đắn là những tổ chức đặc biệt bởi vì mục tiêu của nó vượt xa những hoạt động thương mại hàng ngày. Ngày nay tất cả những điều đó đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Formatted: Condensed by 0.05 pt Formatted: List Paragraph, Justified, Indent: First line: 0.39", Space After: 0 pt, Line spacing: 1.5 lines, Pattern: Clear

Bản thân cộng đồng các nhà khoa học cần có trách nhiệm đối với các thay đổi. Một số trường sẵn lòng hoan hỉ tự cho phép mình chạy theo các hoạt động thương mại và thỏa hiệp với vai trò truyền thống của mình. Việc xây dựng những đơn vị phụ thuộc “vì lợi nhuận” cuả những trường đại học danh tiếng như New York University và Columbia là biểu tượng của những thỏa hiệp ấy. Monash University, một trường đại học nổi tiếng của Úc, đang xây dựng những chi nhánh hoạt động nhằm kiếm lợi nhuận ở nước ngoài. Trường Kinh doanh của Đại học Chicago rất quan tâm đến hoạt động tư vấn xây dựng các công ty công nghệ, vì nó mang lại nguồn thu cho nhà trường. Rất nhiều trường đại học lên mạng internet để bán các khóa học và bằng cấp của họ trên toàn thế giới.

Nếu các trường đại học định tồn tại như những tổ chức trí tuệ, họ phải quan tâm đến trách nhiệm cốt yếu của mình về giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Giữ vững sự trung thành với những giá trị học thuật truyền thống không phải là điều dễ dàng, nhưng cái giá phải trả cho sự tăng cường thương mại hóa giáo dục còn lớn hơn nhiều.

Nhà nước và những người có thẩm quyền cần hỗ trợ các trường thực hiện sứ mạng của họ. Thường xuyên siết chặt ngân sách, yêu cầu sự giải trình trách nhiệm nghiêm ngặt hơn bao giờ hết, đòi hỏi các trường thay đổi một cách cơ bản mục tiêu của nó không phải là những điều có thể phục vụ lợi ích lâu dài của xã hội. Công chúng cũng cần phải tôn trọng những giá trị bên trong của giáo dục đại học.

Những nước đang phát triển có nhu cầu đào tạo đặc biệt phải được bảo vệ, và bất cứ hiệp định nào theo kiểu WTO cũng sẽ chắc chắn gây tổn hại cho sự hình thành hệ thống đào tạo và học thuật của các nước đang phát triển. Các trường đại học của thế giới thứ ba giờ đây liên quan tới rất nhiều quan hệ quốc tế, nhưng những thỏa thuận này cần phải dựa trên nhu cầu của quốc gia và cho phép có sự lựa chọn giữa những chương trình đào tạo khác nhau và các đối tác khác nhau.

Những sáng kiến của WTO khiến áp lực các trường đại học trên toàn cầu đang

Formatted: Tab stops: 0.39", Left Formatted: List Paragraph, Justified, Indent: First line: 0.39", Space After: 0 pt, Line spacing: 1.5 lines, Pattern: Clear

thành phụ thuộc vào những chỉ trích nghiêm khắc của WTO, nhà trường sẽ biến đổi một cách sâu sắc. Lý tưởng cho rằng trường đại học có sứ mạng phục vụ cho lợi ích công rộng lớn sẽ yếu đi, và các trường sẽ lệ thuộc vào áp lực thương mại của thị trường- một thị trường bị buộc phải tuân thủ các hiệp định quốc tế và các yêu cầu pháp lý. Mục tiêu có những trường đại học đóng góp cho sự phát triển của quốc gia và củng cố xã hội dân sự trong các nước đang phát triển sẽ thành ra không thể thực hiện được. Các trường đại học quả thực là những tổ chức đặc biệt với một lịch sử lâu dài và một sứ mạng xã hội xứng đáng phải được ủng hộ. Bắt nhà trường lệ thuộc vào một thị trường bị buộc phải tuân thủ sự nghiêm ngặt của WTO là phá hủy một trong những tổ chức quý giá nhất của bất cứ xã hội nào.

Điều đó đặt ra cho giáo dục Việt Nam cần phải cân đối giữa việc mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh nguồn thu từ đầu tư của các tổ chức nước ngoài, nhưng cũng phải có các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu rủi ro đến hệ thống giáo dục trong nước, gìn giữ những bản sắc riêng của nó, phục vụ lợi ích dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư cho giáo dục đại học ở việt nam hiện nay (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)