3.1.1 .Trong nước
3.2. Giải pháp giúp thu hút vốn đầu tư cho GDĐH
3.2.1. Đẩy nhanh phát triển thị trường giáo dục đại học
Như đã phân tích ở trên, việc chuyển giáo dục từ dịch vụ công thuần tuý của Nhà nước sang dịch vụ hàng hoá trong nền kinh tế thị trường là bước đi cần thiết để phát triển thị trường giáo dục, đặc biệt giáo dục đại học ở Việt Nam. Với thị trường giáo dục đại học được đánh giá là tiềm năng như Việt Nam, dưới hoạt động của nền kinh tế thị trường, lượng vốn lớn từ các nhà cung ứng ngoài Nhà nước sẽ giúp phát triển chất lượng giáo dục trong nước. Cạnh tranh như là một động lực cơ bản của sự tiến bộ, phát triển ở mọi phạm vi, lĩnh vực trong đó có GDĐH. Vì vậy cần thiết phải khuyến khích và tạo lập các điều kiện cần thiết cho cạnh tranh ở đây để có một nền GDĐH phát triển. Nền GDĐH Việt Nam đã xuất hiện một số điều kiện, tiền đề cần thiết cho cạnh tranh, tuy nhiên vẫn còn rất hạn chế. Để thiết lập và tăng cường cạnh tranh trong GDĐH các điều kiện tiền đề đó cần tiếp tục được phát triển, và bổ sung thêm.
Trước hết đó là sự đa dạng về mặt sở hữu trong GDĐH với việc khuyến khích tiếp tục phát triển khu vực GDĐH ngoài công lập. Cơ sở cho sự cạnh tranh trong cung ứng GDĐH là phải xóa bỏ tình trạng độc quyền, cần có sự tham gia từ nhiều chủ thể trong nền kinh tế xã hội. Sự độc quyền trong cung ứng dịch vụ GDĐH ở Việt Nam thể hiện không chỉ ở sự tham gia tuyệt đối của khu vực nhà nước mà còn
Formatted: Heading 1
ở sự mất cân đối cung-cầu trong GDĐH. Nhu cầu được đào tạo, học tập ở bậc ĐH tại Việt Nam là rất lớn, trong khi sự cung ứng của cả xã hội bao gồm cả hệ thống GDĐH công lập lẫn ngoài công lập còn rất hạn chế. Vì thế, sự tham gia cung ứng dịch vụ GDĐH của khu vực của khu vực ngoài nhà nước thậm chí là khu vực nước ngoài cần được khuyến khích và tạo điều kiện kịp thời. Đây cũng chính là sự thể hiện rõ nét việc vận dụng cơ chế thị trường phát triển GDĐH. Để khuyến khích mạnh mẽ cho cạnh tranh, nên chăng từng bước giảm bớt sự tham gia trực tiếp của nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ GDĐH, đồng thời là mở rộng hệ thống GDĐH ngoài công lập. GDĐH được xác định là dịch vụ công không thuần túy, người cung cấp không nhất thiết chỉ có nhà nước, có thể để khu vực tư nhân tham gia cung cấp. Dưới áp lực của cạnh tranh, sự trì trệ bảo thủ chậm đổi mới trong khu vực GDĐH công lập sẽ từng bước được khắc phục, người tiêu dùng, người học, doanh nghiệp và rộng hơn là xã hội sẽ được thụ hưởng dịch vụ GDĐH ngày càng có chất lượng với chi phí hợp lý hơn.
Đó là việc nâng cao năng lực sử dụng các khoản thu nhập từ nguồn hỗ trợ của nhà nước cho các trường đại học (như ngân sách nhà nước, đội ngủ giảng viên, các phòng thí nghiệm và thực hành …); đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc của các trường đại học vào sự hỗ trợ này. Muốn vậy, điều cần thiết là phải khơi dậy và khai thác triệt để tiềm năng sẵn có của nhà trường đại học (như hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, bán các bản quyền sở hữu trí tuệ và thu học phí, lệ phí …). Thêm vào đó, một trong những biện pháp không kém phần quan trọng khác để nhân lên các nguồn lực đầu tư là thực hiện đổi mới hoặc thay đổi cơ chế cung cấp ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học. Thực hiện cơ chế thu hồi chi phí bằng việc mở rộng phạm vi tín dụng sinh viên. Chính sách thu hồi chi phí có thể xem như một biện pháp hữu hiệu nhất để bảo toàn một phần ngân sách nhà nước tái đầu tư phát triển giáo dục đại học.
Đó là vấn đề tự chủ của cơ sở GDĐH trên nhiều phương diện cần tiếp tục được thực hiện ở mức cao hơn nữa và do đó là vấn đề quản lý của nhà nước phải
thay đổi theo hướng phân cấp, phân quyền, chuyển từ việc nhà nước cung ứng là chính sang việc nhà nước giám sát là chính đối với các quá trình cung ứng GDĐH.
Đó là vấn đề công bằng giữa các cơ sở GDĐH trước luật pháp và cơ chế, chính sách của nhà nước. Không thể có sự cạnh tranh lành mạnh khi mà còn có sự phân biệt đối xử giữa trường công với trường tư, giữa cơ sở GDĐH trong nước với nước ngoài. Sự phân biệt đối xử có thể xảy ra trên các mặt như: khả năng tiếp cận các nguồn lực cho GDĐH, khả năng thu hút giảng viên, sinh viên cũng như chế độ đối với đội ngũ này; những quy định về một số lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn quy định về mức thu học phí…
Để thúc đẩy cạnh tranh có thể nghiên cứu và thực hiện cá biệt hóa việc cấp bằng của từng cơ sở GDĐH, cá biệt hóa việc cấp bằng cho từng loại hình đào tạo. Thực hiện giải pháp này sẽ đòi hỏi các cơ sở GDĐH phải quan tâm đến xây dựng thương hiệu của mình. Đây sẽ là tín hiệu để xã hội nói chung, các nhà tuyển dụng nói riêng và trực tiếp là sinh viên và cha mẹ họ đưa ra các quyết định lựa chọn của mình. Theo đó cơ sở nào có uy tín, thương hiệu mạnh sẽ được xã hội, người sử dụng lao động đánh giá cao, tài trợ nhiều, thu hút nhiều sinh viên. Ngược lại cơ sở nào đào tạo kém chất lượng sẽ không thu hút được sinh viên, sự tài trợ của nhà nước cũng như của xã hội và thậm chí có thể bị đào thải.
Sự cạnh tranh giữa các cơ sở GDĐH có thể là cạnh tranh trong việc thu hút giảng viên, sinh viên, NCKH, các khoản tài trợ từ phía nhà nước, xã hội, tổ chức và dân cư. Vì thế các quy định về luật pháp, cơ chế, chính sách của nhà nước cần phải được xây dựng theo hướng tạo điều kiện cho sự tự do lựa chọn của giảng viên, sinh viên, các nhà tài trợ… hay nói chung là khuyến khích cạnh tranh trong huy động và sử dụng nguồn lực cho GDĐH. Hiện nay trong nền GDĐH Việt Nam bắt đầu xuất hiện sự cạnh tranh để thu hút giảng viên giữa các cơ sở GDĐH. Tuy nhiên do còn thiếu những quy định, thiếu sự minh bạch và hiệu lực của các văn bản quản lý nhà nước hoặc những văn bản quản lý nhà nước mang tính hành chính trong phạm vi quản lý giảng viên. Thực tế điều này đã được các cơ sở GDĐH sử dụng để giữ giảng viên trong khi họ muốn chuyển sang cơ sở khác với những điều kiện công tác
tốt hơn. Trong điều kiện nền KTTT cần nhận thức đây là một hiện tượng tự nhiên và phải được tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển các nguồn lực trong đó có tự do di chuyển lao động (giảng viên). Làm được như vậy mới là tuân thủ các nguyên tắc thị trường, thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao hiệu quả. Trái lại có thể gây ra những tác động tiêu cực làm tổn hại đến bản thân mỗi giảng viên, cơ sở GDĐH đó và trên một phạm vi rộng hơn là làm giảm chất lượng của cả hệ thống GDĐH. Đó là bởi vì những biện pháp hành chính được sử dụng để giữ giảng viên ở lại trường là không hiệu quả, thực tế cho thấy biện pháp này sẽ hạn chế sự cống hiến và sự tâm huyết của giảng viên đối với công việc tại cơ sở đó.
Sự cạnh tranh trong GDĐH cần được nhận thức và thực hiện trên một phạm vi rộng lớn và toàn diện, không chỉ cần có sự cạnh tranh giữa các cơ sở GDĐH với nhau mà cần có sự cạnh tranh trong nội bộ cơ sở GDĐH, cạnh tranh giữa giảng viên với nhau, cạnh tranh giữa các khoa, phòng ban chức năng trong nội bộ mỗi cơ sở GDĐH, cạnh tranh giữa các sinh viên với nhau…Điều này phụ thuộc rất lớn vào hệ thống luật pháp, chính sách, cơ chế quản lý GDĐH cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô.