- Chỉ số chứng khoán Việt Nam (VNIndex):
1.2.1.2. Mục tiêu quản lý TTCK:
Nhà nước quản lý TTCK để nhằm tạo lập một thị trường công khai - minh bạch, công bằng và bền vững.
TTCK là thị trường đầu tư có rủi ro và nguyên tắc tối thượng của nó là công khai - minh bạch để chống gian lận. Nhà nước sử dụng các biện pháp quản lý để bắt buộc các đối tượng tham gia thị trường như các tổ chức phát hành, niêm yết chứng khoán, các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư trong và ngoài nước… phải công khai - minh bạch thông tin nhằm tránh những hoạt động lạm dụng, không lành mạnh, gián tiếp đảm bảo tính công bằng của thị trường.
Tính công bằng trong hoạt động của TTCK được đảm bảo bằng các biện pháp quản lý chống độc quyền, bảo vệ sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi chứng khoán, trong đầu tư chứng khoán, đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là công bằng đối với các nhà đầu tư nhỏ trong việc truy cập thông tin thị trường và được hưởng mọi lợi thế khi tham gia thị trường.
Bên cạnh mục tiêu tạo lập một TTCK công khai - minh bạch, công bằng, nhà nước cần tạo ra các điều kiện để thị trường có thể cạnh tranh và thích ứng với mọi thay đổi trong xã hội.
Một thị trường mà hệ thống quản lý của nó được xem là có hiệu quả cần phải được xem xét cả về khía cạnh tiết kiệm chi phí và lợi ích thu được. Tình hiệu quả tỉ lệ thuận với lợi ích và tỉ lệ nghịch với chi phí. Kết quả cao nhất về quản lý TTCK chủ yếu được đánh giá thông qua việc thực hiện chức năng huy động và phân bổ nguồn vốn cho nền kinh tế: như huy động vốn dễ dàng, rẻ, dễ luân chuyển vốn, phân bổ và sử dụng nguồn vốn hợp lý… Chi phí được tính đến chủ yếu là chi phí cho bộ máy quản lý và những chi phí thất thoát, mất mát do quản lý kém. Việc quản lý thái quá hoặc không đầy đủ có thể dẫn đến làm tăng chi phí và giảm hiệu quả quản lý thị trường.