SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước đối với thị trường chứng khoán ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 74 - 82)

- Chỉ số chứng khoán Việt Nam (VNIndex):

3.1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK TẠI VIỆT NAM

Từ năm 1993, các nghiên cứu xây dựng đề án thành lập TTCK Việt Nam đã được một số cơ quan nhà nước như: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương… bắt tay thực hiện. Bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam là việc Ngân hàng Nhà nước thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn, tiền thân của UBCKNN ngày nay với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện thành lập TTCK ở Việt Nam.

Ngày 10-07-1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán cùng với Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg về việc thành lập hai TTGDCK tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 20-7-2000, TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức khai trương đi vào vận hành, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000, chính thức đánh dấu sự ra đời của TTCK ở Việt Nam. Chỉ với 4 công ty chứng khoán thành viên và mới có 2 công ty niêm yết với giá trị cổ phiếu đạt 270 tỷ đồng (theo mệnh giá) song sự kiện này đã đánh dấu bước phát triển về chất của thị trường tài chính Việt Nam.

Theo các chủ trương trên, Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được phát triển theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1 hình thành hệ thống giao dịch ban đầu mang tính chất thử nghiệm và giai đoạn 2 hình thành một sở giao dịch chứng khoán hiện đại. Thời gian đầu, TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh chỉ thực hiện giao dịch 3 phiên 1 tuần, từ tháng 3-2002 đã nâng lên 5 phiên 1 tuần. Đến quý III năm 2003, TTGDCK này đã tổ chức được 570 phiên giao dịch chứng khoán liên tục, an toàn, giá trị chứng khoán giao dịch đạt gần 3.700 tỷ đồng, trong đó giao dịch cổ phiếu chiếm khoảng 88% và giao dịch trái phiếu chiếm gần 12%. Tính đến ngày 30-6-2004, TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức thực hiện được 856 phiên giao dịch, với tổng khối lượng chứng khoán giao dịch là 49.344.802 cổ phiếu và 68.750.546 trái phiếu, đạt tổng giá trị trên 8.672 tỷ đồng (tính bình quân đạt 74,1 tỷ đồng/phiên giao dịch), trong đó bao gồm gần 2.000 tỷ đồng cổ phiếu của 21 công ty cổ phần, trên 6.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ và trái phiếu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển và khoảng 572 tỷ đồng là của nhà đầu tư nước ngoài. [22, tr.5]

Từ ngày 20-5-2003, TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng một số giải pháp kỹ thuật như: hạ thấp lô giao dịch cổ phiếu, tăng từ 1 lên 2 lần khớp lệnh trong một phiên giao dịch, bổ sung lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh (ATO), giảm tỷ lệ ký quỹ tối thiếu xuống 70%. Việc áp dụng các giải pháp trên bước đầu đã có tác dụng thu hút thêm nhà đầu tư, tập dượt cho việc khớp lệnh liên tục sau này. Trong những năm đầu tiên mới đi vào hoạt động, TTGDCK Thành phồ Hồ Chí Minh đã thực hiện tương đối tốt, nhất là ở công tác quản lý thành viên, quản lý việc niêm yết, giao dịch và công bố thông tin trên thị trường; ngày càng chủ động hơn trong việc tổ chức, vận hành và quản lý giao dịch chứng khoán.

Ngày 19-2-2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP về việc chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính nhằm cải cách bộ máy quản lý hành chính nhà nước theo hướng bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

Ngày 8-3-2005, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cũng chính thức khai trương và đi vào hoạt động với các dịch vụ đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu. Sau đó, ngày 14-7-2005, hoạt động giao dịch thứ cấp với phương thức giao dịch thỏa thuận và báo giá trung tâm đã được triển khai tại TTGDCK Hà Nội.

Sau hơn 6 năm thành lập, TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh đã có sự phát triển mạnh mẽ về quy mô ở cả số lượng và giá trị chứng khoán niêm yết. Ngày 11-5-2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 599/2007/QĐ-TTg chuyển TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh thành SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt theo tiếng Anh là HOSE). HOSE là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, hoạt động theo mô hình tự chủ, điều hành thị trường độc lập theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở giao dịch chứng khoán và các quy định khác.

Chỉ số VN-Index cũng đã chứng minh sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường. Nếu trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 28-7- 2000, VN-Index ở mức 100 điểm thì tháng 3 - 2007, chỉ số này đã đạt ở mức kỷ lục trên 1.170 điểm. Sau đó là một vài tháng giảm sút, đến giữa tháng 7-2007, VN-Index dao động xung quanh ngưỡng 1.000 điểm, tăng hơn 10 lần so với năm 2000. Đặc biệt, số lượng các nhà đầu tư mới tham gia thị trường ngày càng đông. Nếu đến cuối năm 2006, toàn thị trường có 86.184 tài khoản giao dịch chứng khoán, tăng 191,49% so với năm 2005 thì tính đến cuối năm 2007 số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán tại các công ty chứng khoán đã đạt con số 307.000 (tăng 220.816 tài khoản, tương đương 256% so với cuối năm 2006).,

trong đó khoảng 2.000 tài khoản là của nhà đầu tư nước ngoài. Số lượng các nhà đầu tư có tổ chức cũng tăng lên đáng kể, hiện có khoảng 50 quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có khoảng 30 quỹ đầu tư của nước ngoài. [39]

Tính đến cuối tháng 12-2007, có 253 công ty niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán, trong đó có những công ty có giá trị thị trường lên tới 1 tỷ USD (như ACB, FPT, PVD, DPM, VNM, STB, KBC…), quy mô vốn hóa các chứng khoán lưu hành trên thị trường (chỉ tính riêng cổ phiếu) đạt 355.484 tỷ đồng, tương đương 43% GDP, giá trị giao dịch chu chuyển một ngày vào lúc cao điểm lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, hệ thống các tổ chức trung gian gồm 80 công ty chứng khoán, 5 ngân hàng lưu ký, 24 công ty quản lý quỹ. [38]

Việt Nam chưa có thị trường giao dịch chứng khoán OTC đúng nghĩa. Các hoạt động giao dịch của những cổ phiếu chưa đủ điều kiện niêm yết lên sàn lâu nay mà mọi người thường gọi là cổ phiếu OTC thực chất mới chỉ là các hoạt động của hình thức thị trường giao dịch tự do, nơi mua bán cổ phiếu dưới hình thức trao tay. Phương thức giao dịch cổ phiếu trao tay trên thị trường Việt Nam hiện nay chứa đựng rất nhiều rủi ro, bởi vì các cuộc giao dịch mua bán cổ phiếu không bị lệ thuộc vào một nguyên tắc nào nên hoạt động giao dịch chịu nhiều tác động của nguồn thông tin.

Trong khoảng từ giữa năm 2006 đến đầu năm 2007, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở nước ta mang tâm lý “đám đông”, cả người có kiến thức và hiểu biết, cả những người mua, bán theo phong trào, qua đó đẩy TTCK vào tình trạng “nóng”, hiện tượng “bong bóng” là có thật và cũng qua đó nhiều người được hưởng từ “một vốn, bốn lời” thậm chí tới 10 hoặc hơn 10 lần.

Tình hình sôi động của TTCK thời gian đó phản ánh hiện tượng kinh tế tốt lành là:

- Nền kinh tế Việt Nam đã và đang tăng trưởng và có xu hướng tiếp tục tăng trưởng;

- Vốn cho đầu tư phát triển được huy động qua kênh TTCK và vẫn còn điều kiện phát triển qua kênh này trong thời gian tới, do nhiều doanh nghiệp lớn (trong đó có các ngân hàng thương mại nhà nước) tiến hành cổ phần hoá, phát hành trái phiếu, thực hiện niêm yết tại các công ty chứng khoán.

Tuy nhiên, việc phát triển “nóng” của TTCK Việt Nam làm phát sinh hai vấn đề mà UBCKNN và các Bộ, Ngành liên quan phải quan tâm:

- Các nhà đầu tư nước ngoài có điều kiện thao túng, dễ gây rủi ro cho TTCK trong nước;

- TTCK phát triển “nóng” cũng đã tác động khá mạnh đến thị trường bất động sản, đẩy giá nhà, đất lên cao.

Sự ra đời của Luật Chứng khoán (có hiệu lực từ ngày 01-01-2007) đã tạo khung pháp lý cao hơn cho TTCK phát triển góp phần thúc đẩy khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế của TTCK Việt Nam.

Từ đầu năm 2008 đến nay, TTCK Việt Nam sụt giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó có ba nguyên nhân chính là:

Nguyên nhân ln nht của đợt sụt giảm trên TTCK lần này đó là thị trường tiền tệ nóng lên; lãi suất của hệ thống ngân hàng tăng cao; Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt.

Đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng trái phiếu bắt buộc, nhưng không được sử dụng vay tái cấp vốn. Mỗi ngân hàng trong cả ba ngân hàng thương mại nhà nước có quy mô

lớn nhất phải mua tới 3.000 tỷ đồng. Hai ngân hàng thương mại cổ phần thuộc tốp đứng đầu phải mua 1.200 tỷ đồng và 1.500 tỷ đồng. Các ngân hàng thương mại cổ phần thuộc nhóm giữa phải mua 400 – 500 tỷ đồng/ngân hàng. Khối Ngân hàng nước ngoài có 9 chi nhánh phải mua từ 100 tỷ đồng đến 400 tỷ đồng. Hai Ngân hàng liên doanh phải mua 150 tỷ đồng/ngân hàng.

Do phản ứng tức thì với những diễn biến đó, trên thị trường tiền tệ, hàng loạt ngân hàng thương mại hạn chế cho vay vốn nói chung, vay vốn đầu tư chứng khoán lại càng không thể. Đặc biệt là các ngân hàng thương mại phải thực hiện Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc khống chế dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán dưới 3% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại.

Cũng do chính sách tiền tệ thắt chặt nên nguồn vốn ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam rất khó chuyển sang VND vì Ngân hàng Nhà nước không mua vào hay hạn chế mua vào, tỷ giá VND/USD liên tục xuống thấp. Các nhà đầu tư nước ngoài thiếu vốn đầu tư trên TTCK.

Nguyên nhân quan trng th hai đó là cung chứng khoán tiếp tục tăng mạnh.

Từ sau Tết Nguyên đán Mậu Tý đến nay, nhiều công ty niêm yết cổ phiếu mới trên SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh và TTGDCK Hà Nội. Trên thị trường OTC, nhiều doanh nghiệp trả cổ phiếu mới phát hành cho cổ đông. Chỉ riêng VPBank đợt này trả cổ phiếu cho cổ đông theo mệnh giá tới 500 tỷ đồng, còn theo giá thị trường tới trên 1.600 tỷ đồng; VIB cũng trả 500 tỷ đồng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương đương giá thị trường trên 2.000 tỷ đồng; Eximbank trả trên 400 tỷ đồng... Từ đầu tháng 2/2008, chỉ riêng khối ngân hàng thương mại cổ phần phát hành mới gần 8.000 tỷ đồng trị giá cổ

phiếu trên thị trường, chưa kể một loạt doanh nghiệp khác. Cung chứng khoán và cổ phiếu tăng nhưng cầu giảm, gây áp lực giảm giá trên thị trường. [43]

Một yếu tố khác đẩy cung chứng khoán tăng đó là khách hàng vay cầm cố cổ phiếu tại các NHTM đến nay đến hạn phải trả nợ, hoặc chưa đến hạn nhưng do giá cổ phiếu giảm mạnh so với thời điểm cầm cố vay vốn, nên phải bổ sung tài sản hoặc rút giảm dư nợ, nên hầu như chỉ còn cách là bán chứng khoán ra thị trường.

Một tác động khác tới cung - cầu chứng khoán trên thị trường đó là Ngân hàng Nhà nước siết chặt cho vay bất động sản, các ngân hàng thương mại cũng hạn chế cho khách hàng vay vốn đầu tư vào đất đai, nhà ở,... nên để chủ động một mặt các nhà đầu tư dừng việc đầu tư vào thị trường chứng khoán, hoặc bán chứng khoán ra để lấy tiền cho kế hoạch kinh doanh bất động sản. Diễn biến đó lại càng tác động đến cung cầu chứng khoán và cổ phiếu trên thị trường.

Nguyên nhân th ba là yếu tố tâm lý.

Chỉ số chứng khoán liên tục giảm, giá cổ phiếu xuống thấp, hàng loạt nhà đầu tư thua lỗ, hụt vốn gây tâm lý chán nản cho các nhà đầu tư. Nhiều người mua chứng khoán một số đợt thị trường giảm thấp cuối tháng 1-2008 và sau Tết Mậu Tý, vì cho rằng đó là lúc thị trường xuống tới đáy rồi, nhưng nay thì thị trường lại xuống tới đáy mới, và không biết có còn giảm xuống nữa không. Chỉ trong thời gian ngắn đã thua lỗ trông thấy. Rất nhiều nhà đầu tư rời sàn chuyển sang thị trường bất động sản và thị trường vàng. TTCK hiện không thu hút được nhà đầu tư mới.

Din biến ca VN-Index t ngày 01/01/2006 đến ngày 30/12/2008 [41]:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước đối với thị trường chứng khoán ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)