Nâng cao hiệu lực của cơ quan QLNN đối với TTCK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước đối với thị trường chứng khoán ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 103 - 106)

- Chỉ số chứng khoán Việt Nam (VNIndex):

3.3.3.1. Nâng cao hiệu lực của cơ quan QLNN đối với TTCK

Từ các nhược điểm trong tổ chức bộ máy QLNN đối với TTCK Việt Nam đã nêu và các bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc nghiên cứu mô hình quản lý TTCK của một số nước trên thế giới, để nâng cao hiệu lực của

cơ quan QLNN đối với TTCK Việt Nam cần phải đảm bảo vị thế tương đối độc lập và nâng cao thẩm quyền của UBCKNN.

Trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển TTCK thì mô hình cơ quan quản lý đầu ngành nằm trong một Bộ (mô hình trực thuộc) được nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc chọn lựa. Thực tế cho thấy, 4 năm qua, với trách nhiệm được Chính phủ giao cho, Bộ Tài chính đã tạo ra sự gắn kết tương đối đồng bộ giữa UBCKNN với các bộ phận có liên quan để quản lý và phát triển TTCK. Cùng với những nỗ lực của UBCKNN, sự thành công của các chương trình cổ phần hóa DNNN, phát hành Trái phiếu chính phủ,… đã góp phần quan trọng làm nên những chuyển biến khá tích cực của TTCK Việt Nam. Do vậy, có thể khẳng định mô hình hiện tại về tổ chức cơ quan QLNN đối với TTCK ở Việt Nam là tương đối phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội, với xuất phát điểm của TTCK Việt Nam và tuân theo quy luật phổ biến mà nhiều nước đã triển khai. Tuy nhiên, mô hình hiện tại của Việt Nam vẫn còn có một số nhược điểm, trong đó, phải kể đến vị thế pháp lý và tính độc lập của UBCKNN trong quản lý và giám sát TTCK còn bị hạn chế do lệ thuộc vào Bộ chủ quản. Từ đó làm gia tăng các thủ tục hành chính do phải trải qua nhiều khâu báo cáo, xin ý kiến chấp thuận của các cấp trước khi ban hành chính sách và ra quyết định quản lý TTCK, đồng thời tính chủ động và năng động của cơ quan quản lý đầu ngành TTCK cũng bị giảm đi.

Để khắc phục các nhược điểm của mô hình tổ chức bộ máy quản lý TTCK hiện tại của Việt Nam và từng bước tuân thủ các nguyên tắc của IOSCO, chúng ta cần nâng cao tính chủ động và độc lập tương đối của UBCKNN trong quá trình cơ quan này thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Để làm được điều này, trước hết cần phải xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn và địa vị pháp lý của UBCKNN. UBCKNN trực thuộc Bộ Tài

chính về mặt quản lý hành chính, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tài chính, song UBCKNN cần có thẩm quyền cao hơn và độc lập về quản lý đối với lĩnh vực TTCK. UBCKNN không chịu sự chi phối bởi các Vụ, Cục và Ủy ban khác trực thuộc Bộ Tài chính, mà chỉ trực tiếp báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tiếp theo, cần rà soát lại quá trình UBCKNN triển khai thực hiện các chức năng và nhiệm vụ theo quy định để phát hiện những khâu nào chưa được chủ động, những công việc nào cần được gia tăng thẩm quyền để nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát và thúc đẩy TTCK.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy hầu hết các quốc gia đều đề cao thẩm quyền của cơ quan quản lý đầu ngành chứng khoán và TTCK trong việc giám sát, thanh tra và xử lý các vi phạm trên TTCK. UBCK thường có thẩm quyền đầy đủ trong giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, tố tụng hình sự và cưỡng chế thực thi pháp luật. Các nguyên tắc thực thi pháp luật chứng khoán do IOSCO đưa ra cũng đòi hỏi cơ quan quản lý TTCK phải có thẩm quyền đầy đủ trong việc thanh tra, điều tra, giám sát và cưỡng chế thực thi pháp luật. Ở Việt Nam, theo Quyết định số 96/2005/QĐ-BTC, Thanh tra UBCKNN đã có những thẩm quyền và chức năng tương đối rõ ràng trong việc thanh tra thực thi pháp luật chứng khoán, xử lý vi phạm, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo,… trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK [38]. Là một tổ chức trực thuộc UBCKNN thuộc hệ thống tổ chức Thanh tra tài chính, thẩm quyền của cơ quan này phụ thuộc vào thẩm quyền và tính độc lập của UBCKNN, trong khi đó, thẩm quyền của Thanh tra UBCKNN còn có những hạn chế như chưa có quyền điều tra các vi phạm trên TTCK. Do đó, để góp phần hoàn thiện bộ máy QLNN đối với TTCK, Chính phủ cần tăng cường thẩm quyền của UBCKNN trong việc thanh tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực

chứng khoán và TTCK. Thanh tra UBCKNN cần được đảm bảo thẩm quyền điều tra và cưỡng chế thực thi pháp luật.

Trước mắt, việc tổ chức cơ quan QLNN đầu ngành về TTCK theo mô hình trực thuộc đang có những lợi thế nhất định về tạo dựng và mở rộng TTCK, song về lâu dài mô hình này sẽ không phù hợp khi quy mô hoạt động của TTCK thực sự được mở rộng và phát triển. Do vậy, cần thiết phải xác định các bước phát triển của mô hình tổ chức cơ quan quản lý TTCK ở Việt Nam. Điều này không chỉ khẳng định vai trò định hướng của Nhà nước trong quản lý và thúc đẩy TTCK, mà còn giúp chúng ta chủ động chuẩn bị những điều kiện và cơ sở cần thiết để chuyển đổi mô hình theo những lộ trình phù hợp. Bước đi phổ biến có tính qui luật ở nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan trong xây dựng và điều chỉnh mô hình tổ chức cơ quan quản lý TTCK thường được bắt đầu bằng mô hình trực thuộc, khi TTCK phát triển đến một mức độ nhất định thì chuyển sang mô hình độc lập, sau cùng mới chuyển lên mô hình độc lập hoàn toàn. Những điều kiện kinh tế, xã hội và lịch sử hình thành, phát triển TTCK ở Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với xuất phát điểm của một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan. Điều này cho phép chúng ta có thể học hỏi và chọn lựa hướng đi tương tự như các nước này trong phát triển mô hình quản lý TTCK.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước đối với thị trường chứng khoán ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)