- Chỉ số chứng khoán Việt Nam (VNIndex):
3.1.3.1. Về mô hình tổ chức và hoạt động của bộ máy QLNN đối với TTCK
gián tiếp (FII) từ nước ngoài vào nền kinh tế và cũng là kênh giúp các nhà đầu tư trong nước vươn ra thị trường tài chính quốc tế để tìm phương án đầu tư hiệu quả hơn.
3.1.3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TTCK VIỆT NAM VỚI TTCK VIỆT NAM
3.1.3.1. Về mô hình tổ chức và hoạt động của bộ máy QLNN đối với TTCK TTCK
Nhà nước ta chủ trương phát triển hệ thống thị trường tài chính, trong đó có thị trường vốn và TTCK. Tuy nhiên, trong điều hành thực tiễn thì hệ thống thị trường bị chia cắt: Thị trường tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước quản lý, thị trường bảo hiểm do Bộ Tài chính điều hành, TTCK do UBCKNN giám sát. Trước đây, UBCKNN là cơ quan quản lý độc lập, nay đưa về trực thuộc Bộ Tài chính cũng gây phát sinh sự chồng chéo, trì trệ trong công tác quản lý. Các bộ, ngành đều xây dựng chiến lược phát triển của ngành mình song chưa có sự tổng hợp thống nhất chiến lược phát triển thị trường tài chính nói chung. Vì vậy, định hướng và các giải pháp thực hiện thiếu đồng bộ, chưa coi việc phát triển thị trường vốn và TTCK là khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn từ tháng 11-1997 đến tháng 3-2004, UBCKNN là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý Nhà nước về TTCK. Tuy nhiên, trong giai đoạn này công tác quản lý TTCK của UBCKNN có những khó khăn, hạn chế nhất định do cơ quan thuộc Chính phủ không có chức năng ban
hành văn bản quy phạm pháp luật. Mặt khác, UBCKNN không kết gắn được những công cụ, chính sách tài chính cần thiết nhằm phát triển thị trường cũng như quản lý, giám sát TTCK.
Xuất phát từ yêu cầu cải cách hành chính theo hướng Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, đồng thời để khắc phục những tồn tại nêu trên, Chính phủ đã có Nghị định chuyển giao UBCKNN vào Bộ Tài chính (từ tháng 3-2004), theo đó Bộ Tài chính có chức năng quản lý nhà nước về TTCK. Từ đó đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản pháp luật, thực hiện chính sách kết hợp cổ phần hoá với TTCK và các chính sách chế độ khác như: kế toán, kiểm toán, chính sách thuế... Vì thế, trong năm 2005 và những tháng đầu năm 2006, TTCK đã có bước phát triển tương đối toàn diện, vững chắc, tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư.
Việc phân định chức năng, nhiệm vụ quản lý và giám sát TTCK giữa UBCKNN với SGDCK và TTGDCK trực thuộc chưa thực sự hợp lý, chưa đảm bảo đúng nguyên tắc quản lý TTCK của Tổ chức Quốc tế các Ủy ban chứng khoán (viết tắt theo tiếng Anh là IOSCO) mà UBCKNN Việt Nam là một thành viên chính thức. UBCKNN là cơ quan quản lý nhà nước đầu ngành TTCK lẽ ra chỉ thực hiện chức năng quản lý và giám sát vĩ mô đối với TTCK, song lại can thiệp sâu vào các hoạt động tổ chức và điều hành TTCK của SGD và TTGDCK. Trong khi đó, SGD và TTGDCK là cơ quan tổ chức và điều hành các hoạt động của TTCK lại phải đảm nhận thêm nhiệm vụ giám sát nhà nước đối với các hoạt động của TTCK. Điều này làm tăng khối lượng công việc cho UBCKNN, giảm tính chủ động và độc lập cần thiết của SGD và TTGDCK, đồng thời các thủ tục hành chính trong quản lý, giám sát, tổ chức, điều hành TTCK vì thế cũng trở nên phức tạp hơn.
Đối với việc tổ chức SGDCK, TTGDCK và Trung tâm lưu ký chứng khoán là các đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc UBCKNN ban đầu có những lợi thế nhất định về mặt tài chính và quản lý nhà nước, song mô hình này lại không đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả và khó có thể cạnh tranh với các TTCK khác trong khu vực và trên thế giới. Khi TTCK Việt Nam được mở rộng đáng kể thì việc duy trì mô hình kể trên sẽ cản trở sự phát triển của TTCK và không phù hợp với xu hướng phát triển trên thế giới.