- Chỉ số chứng khoán Việt Nam (VNIndex):
3.2.2. NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI TTCK VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HNKTQT
TRÌNH HNKTQT
Khi gia nhập WTO, cũng có nghĩa là phải mở cửa và hội nhập, phải chấp nhận những điều khoản đã ký kết với các đối tác nước ngoài và của
WTO, trong đó có lĩnh vực dịch vụ, bao gồm cả tài chính, ngân hàng và đương nhiên có cả TTCK. Trong điều kiện đó, sự phát triển của TTCK có những thuận lợi kể trên, nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức rất lớn. Đó là:
Nếu mở cửa ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng thì trước hết là tạo ra sức ép về quản lý thị trường vốn trên một số lĩnh vực: (1) Đồng nội tệ sẽ lên giá, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế; (2) Sức ép về gia tăng phương tiện thanh toán nhằm đáp ứng yêu cầu gia tăng lượng ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào và sự thao túng của các nhà đầu tư nước ngoài làm cho tỉ lệ lạm phát tăng, qua đó tạo nên những rủi ro cho thị trường vốn (bao gồm cả thị trường tiền tệ và TTCK).
Việc mở cửa thị trường tài chính sẽ tạo ra sự dịch chuyển vốn giữa ngân hàng và TTCK, nếu không có sự kiểm soát kịp thời và hiệu quả thì sẽ dẫn đến rủi ro và nếu rủi ro lớn sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của TTCK và hệ thống ngân hàng.
Nếu để TTCK tăng trưởng “quá nóng”, sẽ phát sinh hiện tượng “bong bóng” và do đó yếu tố an toàn cho những nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư cá nhân và cả sự an toàn của TTCK bị ảnh hưởng. Khi TTCK sụp đổ sẽ phải mất nhiều năm mới có thể hồi phục, kéo theo nhiều khó khăn không chỉ cho hệ thống tài chính, ngân hàng mà cả đối với nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán, tuy đã có những bước phát triển nhanh nhưng vẫn còn nhỏ bé. Tình trạng yếu kém năng lực về vốn, quản trị, công nghệ, cùng với những rủi ro hệ thống khác là lý do mà các tổ chức kinh doanh trong nước trên TTCK có thể mất thị phần đáng kể và dễ bị tổn thương.
Diễn biến khủng hoảng tài chính, tín dụng tại Mỹ trong năm 2008 và đến nay cũng chưa có dấu hiệu phục hồi đang ảnh hưởng đến thị trường tài
chính, tiền tệ thế giới. Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại khiến cho hoạt động xuất khẩu của nhiều quốc gia giảm, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế lớn có khả năng chỉ đạt ở mức thấp, gia tăng thêm áp lực lạm phát trên toàn cầu. Nước ta hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nên không tránh khỏi những tác động không thuận cho sự ổn định, phát triển.
3.3. MỘT SỐ GỢI Ý VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TTCK VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI