THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước đối với thị trường chứng khoán ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 57 - 64)

- Chỉ số chứng khoán Việt Nam (VNIndex):

2.1.5. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRUNG QUỐC

TTCK Trung Quốc hình thành vào cuối thế kỷ 19, hoạt động được một thời gian rồi sau đó bị đóng cửa vào năm 1949. Vào những năm 80 của thế kỷ 20, Trung Quốc bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa, cơ cấu kinh tế có những thay đổi mạnh mẽ. Thực hiện chương trình cải cách kinh tế, chính phủ đã phát hành một số trái phiếu, tín phiếu ra thị trường. Ban đầu chỉ lưu hành công trái, trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương. Từ năm 1981, Trung Quốc tiếp tục phát hành trái phiếu kho bạc, năm 1987 thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, điều này đã có tác động rất tích cực đến TTCK và đã tạo được những bước tiến dài trong suốt nhiều năm qua. Các loại chứng khoán được đa dạng hoá làm cho hàng hoá trên TTCK trở nên phong phú hơn và có tới 4 loại cổ phiếu được phát hành. Cổ phiếu A (bằng nhân dân tệ) bán cho người bản xứ; cổ phiếu B (bằng ngoại tệ) bán cho người nước ngoài; cổ phiếu H niêm yết tại thị trường Hongkong; cổ phiếu N niêm yết tại thị trường New York.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thức rằng logic của cuộc cải cách kinh tế ở nước này là phải mở rộng và củng cố địa vị kinh tế của khu vực kinh tế tư doanh và kinh tế cổ phần. Trước hết là động viên được lực lượng lao động và vốn nhàn rỗi trong dân cư bỏ vào phát triển sản xuất, tạo thêm được công ăn việc làm, giảm được số người thất nghiệp và tệ nạn xã hội, góp phần bình ổn cung - cầu về hàng tiêu dùng, sau nữa là cùng với các loại hình sở hữu khác đưa nền kinh tế của đất nước đi lên.

Bởi vậy, cùng với chính sách kinh tế mở cửa, liên doanh với nước ngoài, Trung Quốc đã đưa chế độ sở hữu cổ phần đa dạng vào nền kinh tế quốc dân ngay từ những ngày đầu của cuộc cải cách kinh tế.

Năm 1990, Chính phủ Trung Quốc cho thành lập hai SGDCK đặt tại Thượng Hải và Thâm Quyến đã đánh dấu sự ra đời chính thức của TTCK của nước này. Tiếp theo đó, Hội đồng chứng khoán nhà nước thuộc Quốc vụ viện (viết tắt theo tiếng Anh là SCSC) cũng được thành lập, điều này đã tạo nên một nền tảng vững chắc cho quá trình xây dựng một hệ thống giám sát và quản lý đối với TTCK của Trung Quốc. Sự kiện quan trọng này cũng cho chúng ta thấy Chính phủ Trung Quốc quyết tâm xây dựng từng bước thị trường tài chính mở, nhưng an toàn và hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển của TTCK trong giai đoạn mới.

Do đó, có thể nhận thấy TTCK Trung Quốc được hình thành và phát triển nhờ kết qủa của tiến trình cải cách, phát triển và mở cửa nền kinh tế. Có thể phân chia quá trình phát triển của TTCK Trung Quốc thành 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1981-1988: Đây là giai đoạn khi chính quyền trung ương Trung Quốc nối lại việc phát hành trái phiếu Chính phủ (trái phiếu kho bạc) với tổng giá trị lên tới 45,5 tỷ nhân dân tệ (NDT). Trong quá trình này, việc mua, bán và chuyển nhượng các trái phiếu chưa được phép. Do đó, chưa có

điều kiện hình thành các TTCK sơ cấp và thứ cấp. Cùng với sự xuất hiện của loại trái phiếu này, trái phiếu ngắn hạn do các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) phát hành cũng đã bắt đầu có mặt trên thị trường, và đặc biệt công cuộc cổ phần hoá các DNNN đã được bắt đầu với sự tham gia thị trường của các loại cổ phiếu. Nơi diễn ra nhộn nhịp các hoạt động mua, bán và chuyến nhượng các loại chứng khoán bên trong dân chúng là Thượng Hải - trung tâm kinh tế, tài chính và thương mại sầm uất nhất Trung Quốc lúc đó và hiện nay.

- Giai đoạn 1988-1990: Tháng 8-1988, được sự chấp thuận của Quốc Vụ viện, thị trường giao dịch trái phiếu kho bạc đã được áp dụng thí điểm tại một số thành phố lớn như: Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương, Thượng Hải, Quảng Châu, Vũ Hán và Trùng Khánh. Cũng vào cuối năm đó, hoạt động giao dịch trái phiếu kho bạc đã lan rộng sang hầu khắp các thành phố lớn và trung bình khác. Trong thời điểm này, các giao dịch cổ phiếu trên thị trường phi tập trung cũng phát triển mạnh ở Thượng Hải và Thâm Quyến.. Trong năm 1990, đã có cổ phiếu của 12 công ty được giao dịch trên thị trường phi tập trung.

- Giai đoạn 1990-1993: Giai đoạn thứ ba trong quá trình phát triển TTCK của Trung Quốc được đánh dấu bằng việc thành lập SGDCK Thượng Hải vào tháng 12-1990 và SGDCK Thâm Quyến tháng 7-1991. Trong giai đoạn này, các giao dịch chứng khoán trên các SGDCK tập trung đã dần dần thay thế hoạt động giao dịch lộn xộn trên thị trường phi tập trung.

- Giai đoạn 1992 đến nay: TTCK chuyển sang giai đoạn tiêu chuẩn hoá và pháp quy hoá. Việc thành lập Hội đồng chứng khoán nhà nước (viết tắt theo tiếng Anh là SCSC) và Uỷ ban giám quản chứng khoán Trung Quốc (viết tắt là CSRC) đã đánh dấu một mốc quan trọng của bước thứ tư trong quá trình hính thành và phát triển của TTCK Trung Quốc. Tháng 10-1992, Quốc vụ viện đã ra quyết định thành lập hai cơ quan này nhằm mục tiêu tăng cường

công tác quản lý vĩ mô thống nhất đối với TTCK. Sự ra đời của hai cơ quan này cũng tạo nên một nền tảng vững chắc cho quá trình xây dựng một hệ thống giám sát và quản lý đối với các TTCK của Trung Quốc. [29]

Tháng 1 năm 1992, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc ra quyết định thành lập Hội đồng chứng khoán nhà nước (SCSC) để toàn quyền quản lý TTCK, đồng thời thành lập Ủy ban giám quản chứng khoán Trung Quốc (CSRC) để giúp SCSC giám sát các hoạt động về chứng khoán và TTCK. SCSC là cơ quan quản lý cấp 1 trực thuộc Quốc Vụ viện, chịu trách nhiệm ban hành các chính sách quản lý vĩ mô đối với lĩnh vực chứng khoán và TTCK, giám sát các hoạt động của CSRC. CSRC là cơ quan quản lý cấp 2, được thành lập như là một bộ trong chính phủ, là cơ quan điều hành và giám sát các hoạt động của TTCK. Việc thiết lập cơ quan quản lý TTCK với cơ cấu hai bộ phận nêu trên đã tạo ra quyền lực rất mạnh cho cơ quan này, giúp cho việc quản lý nhà nước về các mặt hoạt động của TTCK bền vững hơn. Điều này cũng chứng tỏ chính phủ Trung Quốc đánh giá rất cao vai trò của TTCK trong nền kinh tế thị trường, đồng thời chú trọng công tác quản lý TTCK, trong đó rất coi trọng chủ thể quản lý nhà nước.

Năm 1993, Uỷ ban thường trực Quốc vụ viện Trung Quốc công bố Luật công ty và có hiệu lực từ tháng 1-1994. Theo đó, tháng 8-1994, Hội đồng Nhà nước ban hành điều lệ đặc biệt về niêm yêt chứng khoán ở thị trường nước ngoài. Những quy chế về chứng khoán đầu tiên ban hành năm 1987 và được bổ sung bằng các văn bản hướng dẫn của Hội đồng nhà nước và Ngân hàng nhân dân Trung Quốc vào năm 1989.

Năm 1992, ban hành quy định về Hội đồng chứng khoán nhà nước. Tháng 5-1993, Hội đồng chứng khoán nhà nước ban hành quy chế thống nhất về việc phát hành và giao dịch cổ phiếu. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan

gồm: Luật công ty, Quy chế tạm thời về phát hành và giao dịch cổ phiếu, các biện pháp tạm thời quản lý SGDCK và việc ngăn chặn lừa đảo chứng khoán, các quy định về công bố thông tin, phát hành chứng khoán, các quy định tạm thời về tiêu chuẩn các luật sư làm việc trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý chứng khoán. Quy chế kế toán trong các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn, Quy định về tiêu chuẩn các tổ chức kế toán và các kế toán viên trong kinh doanh chứng khoán, Quy chế tài chính trong các doanh nghiệp. Ngày 1- 7-1999, Luật chứng khoán của Trung Quốc chính thức có hiệu lực.

Để kiểm soát và hạn chế rủi ro có thể nảy sinh từ đầu tư nước ngoài qua TTCK, Chính phủ Trung Quốc quy định các nhà đầu tư trong nước được mua bán cổ phiếu A của các công ty Trung Quốc và giao dịch bằng đồng nhân dân tệ, còn các nhà ĐTNN chỉ được giao dịch cổ phiếu B do các công ty Trung Quốc phát hành thông qua một tổ chức kinh doanh chứng khoán được SGDCK chấp nhận. Giao dịch của nhà ĐTNN được thực hiện bằng đồng đô la Mỹ trên SGDCK Thượng Hải và bằng đồng đô la HongKong trên SGDCK Thâm Quyến.

Ban đầu, ở Trung Quốc, các cơ sở pháp lý để điều chỉnh TTCK cũng chỉ là những văn bản dưới luật, sau khi TTCK tập trung hoạt động được một khoảng thời gian thì Luật Chứng khoán mới được xây dựng. Tháng 12-1998, Quốc hội Trung Quốc thông qua Luật Chứng khoán. Cùng với sự hoàn thiện về khung pháp lý, hoạt động giám sát TTCK cũng được chú trọng và tăng cường nhằm đảm bảo cho TTCK hoạt động lành mạnh hơn.

Do vậy, TTCK Trung Quốc đã có những bước phát triển khá vững chắc. Tính đến năm 2001, quy mô vốn hóa trên TTCK tập trung của Trung Quốc đã đạt khoảng 50% GDP và trở thành TTCK lớn thứ 2 ở Châu Á sau

Nhật Bản. Đến năm 2006, Trung Quốc đã có khoảng 1400 công ty niêm yết với khoảng 71 triệu nhà đầu tư cá nhân.

Bên cạnh những thành tựu to lớn đó, quá trình quản lý của Chính phủ Trung Quốc đối với TTCK còn có những tồn tại nhất định, trong đó, khiếm khuyết trầm trọng nhất là sự phân quyền không hợp lý giữa các cấp quản lý và sự can thiệp quá sâu của Chính phủ vào các công ty niêm yết. Để phát triển nhanh TTCK, Chính phủ Trung Quốc đã giao quyền cấp phép niêm yết cho các cơ quan của Chính phủ từ trung ương đến địa phương, sự giám sát của nhà nước đối với quá trình này chưa chặt chẽ. Điều này đã tạo cơ hội thuận lợi cho tham nhũng và để lọt những công ty hoạt động không tốt, hay có những gian lận trong báo cáo tài chính được niêm yết trên TTCK tập trung. Mặt khác, đại đa số các công ty niêm yết đều là những doanh nghiệp nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Các quan chức của Chính phủ đại diện phần vốn chi phối của Nhà nước có thể chi phối hoạt động kinh doanh của các công ty đó bằng nhiều cách như thông qua việc bổ nhiệm các vị trí quản lý quan trọng. Dó đó, hoạt động của các công ty niêm yết này thực chất phục vụ cho lợi ích của Chính phủ chứ không phải cho thị trường hay các nhà đầu tư. Hậu quả là cổ phiếu của các công ty niêm yết này bị đánh giá quá cao trong nhiều năm, khả năng quản trị và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp này bị giảm sút, nhiều hoạt động trên TTCK không tuân theo các quy luật của thị trường. Để khắc phục nhược điểm này, ngày 9-5-2005, Chính phủ Trung Quốc đã chính thức tuyên bố về việc bán phần vốn nhà nước trong các CTCP. Điều này góp phần giảm bớt sự tham gia trực tiếp của Chính phủ vào các hoạt động kinh tế, quản lý của các công ty, giúp các công ty này có thể nâng cao chất lượng quản trị và sức cạnh tranh trên thị trường. Từ đó, góp phần tạo ra một TTCK hoạt động lành mạnh và tuân thủ các nguyên tắc, quy luật của thị trường. [1, tr.7]

Ngày 27-10-2005, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Luật chứng khoán mới được sửa đổi, luật này tập trung vào việc tăng cường các biện pháp bảo hộ nhà đầu tư: lập quỹ bảo hộ nhà đầu tư, quy định đền bù những tổn thất về vốn cho nhà đầu tư khi công ty niêm yết và cổ động kiểm soát có hành vi báo cáo sai sự thật, gian dối trong bản cáo bạch; tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo công ty niêm yết để bảo vệ lợi ích của khách hàng; gia tăng quyền lực của CSRC; tạo điều kiện cho các SGDCK chuyển dần sang mô hình công ty. [16, tr.21]

2.2. NHN XÉT

Qua nghiên cứu vai trò của nhà nước đối với sự hình thành và phát triển TTCK ở hai nhóm quốc gia điển hình trên thế giới: một số nước công nghiệp phát triển có TTCK đã xuất hiện từ lâu như Mỹ, Nhật Bản và một số nước đang phát triển có TTCK mới được hình thành gần đây như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, chúng ta rất dễ nhận thấy TTCK được hình thành theo hai cách:

- TTCK được hình thành một cách tự phát (Châu Âu, Mỹ), như là sự hình thành tự phát của nền kinh tế hàng hóa, đồng thời là kết quả trực tiếp của phân công lao động xã hội, của những đòi hỏi về tích tụ và tập trung tư bản cho sản xuất và tái sản xuất của nền kinh tế hàng hóa.

- TTCK được hình thành với sự hỗ trợ của Nhà nước. Đối với các quốc gia đang phát triển, TTCK được hình thành một cách có ý thức với sự hỗ trợ ngay từ ban đầu của Nhà nước. Để TTCK được xây dựng ổn định và tăng trưởng nhanh, Chính phủ của mỗi nước đã có những chủ trương, chính sách cụ thể và bước đi phù hợp để hình thành các điều kiện về kinh tế, pháp lý, kỹ thuật, nhân lực một cách đầy đủ và đồng bộ.

Riêng TTCK Trung Quốc còn được tạo điều kiện phát triển cùng với tiến trình cải cách kinh tế ở Trung Quốc. Những bối cảnh kinh tế, chính trị và lịch sử của Trung Quốc phần nào tạo ra các đặc điểm riêng biệt của TTCK Trung Quốc. Cùng là các nền kinh tế chuyển đổi, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng, đặc biệt là cách thức mà cả hai nước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Rất có thể TTCK Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức mà Trung Quốc đã gặp phải.

2.3. MT S BÀI HC KINH NGHIM CHO VIT NAM QUA NGHIÊN CU VAI TRÒ CA NHÀ NƯỚC ĐỐI VI TTCK MT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước đối với thị trường chứng khoán ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)