Hệ thống đo lường hiệu suất hoạt động quản trị chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị chuỗi cung ứng trong hệ thống nhà hàng buffet nướng lẩu SeasonBBQ (Trang 27 - 31)

1.2. Cơ sở lý luận về công tác quản trị chuỗi cung ứng

1.2.4. Hệ thống đo lường hiệu suất hoạt động quản trị chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng luôn biến đổi và không ngừng điều chỉnh theo những thay đổi trong cung cầu sản phẩm. Nếu muốn chuỗi cung ứng đạt được hiệu

quả hoạt động mong muốn, công ty phải theo dõi và kiểm soát các hoạt động thường ngày của mình. Để đảm bảo sự hợp tác hiệu quả của chuỗi cung ứng, các công ty cần quan tâm đến hai vấn đề chính: sự liên kết các hoạt động và liên kết giữa các công ty thành viên. Chuỗi cung ứng bao trùm lên rất nhiều hoạt động của một công ty, vì vậy việc đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng không thể giới hạn ở một hoạt động hay một khía cạnh nào. Xem xét từ góc độ đó, hiệu quả hoạt động tại một vị trí nào đó trong chuỗi cung ứng không thể mang lại thành công trong toàn bộ chuỗi nếu phần còn lại của chuỗi không đạt được hiệu quả yêu cầu. Theo Michael Hugos, tác giả của cuốn “Essentials of supply chain management”, để đánh giá hoạt động quản trị chuỗi cung ứng, chúng ta sẽ sử dụng bốn nhóm thước đo:

- Dịch vụ khách hàng. - Hiệu quả hoạt động nội bộ

- Khả năng phản ứng linh hoạt trước biến động cầu - Phát triển sản phẩm

1.2.4.1. Hệ thống đo lường dịch vụ khách hàng

“Dịch vụ bao gồm khả năng dự báo, nắm bắt và đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng những sản phẩm được thiết kế riêng cho từng cá nhân và được giao hàng đúng hạn.” (Hausman, Warren , 2000. “Hệ đo lường năng lực chuỗi cung ứng” phòng Quản trị khoa học và kỹ thuật, Đại học Stanford, tr. 157).

Để đo lường chất lượng phục vụ khách hàng trong hệ thống nhà hàng lẩu nướng SeasonBBQ, tác giả sử dụng thang đo CLPV ăn uống gồm 20 biến thuộc bốn thành phần: cơ sở vật chất, món ăn, phong cách phục vụ, chính sách của nhà hàng đối với khách hàng. Thang đo thu thập được sẽ là thang đo dùng để phát triển phiếu thăm dò ý kiến khách hàng. Các biến được mã hóa từ Q1 đến Q20 tương ứng với 20 câu hỏi. Mỗi biến được đánh giá trên thang đo Likert từ điểm 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến điểm 5 (Hoàn toàn đồng ý)

1.2.4.2. Hệ thống đo lường hiệu suất hoạt động nội bộ

Hiệu suất nội bộ là khả năng của một công ty hay một chuỗi cung ứng trong việc sử dụng tài sản của mình để tạo ra mức lợi nhuận tối đa trong thời gian sớm nhất có thể. Tài sản bao gồm những giá trị hữu hình như nhà máy, máy móc thiết bị, hàng tồn kho và tiền mặt. Một số thước đo hiệu quả nội bộ phổ biến là: Vòng quay hàng tồn kho, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời.

Vòng quay hàng tồn kho: Đây là phương pháp đo lường khả năng sinh lợi của hàng hóa trong kho bằng cách theo dõi tốc độ hàng bán ra hoặc xoay vòng hàng hóa trong suốt khoảng thời gian một năm.

Phương trình được xác định như sau:

VQHTK = Doanh thu/ Hàng tồn kho bình quân

Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số này càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hành nhanh và hàng tồn kho không bị ứ động nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây truyền bị ngừng trệ. Vì vậy, chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm báo mực độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu – ROS (Return on Sales): là chỉ số đo lường tình trạng và hiệu suất của quy trình hoạt động. ROS đo lường công tác quản lý chi phí cố định, chi phí biến đổi và lợi nhuận ròng phát sinh trên doanh thu.

ROS = Lợi nhuận ròng/ Doanh thu

Khả năng thanh toán hiện hành: dùng để đo lường năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Theo một số tài liệu nước ngoài, tỷ số khả năng thanh toán hiện hành sẽ trong khoảng từ 1 đến 2. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1, có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ sắp đáo hạn. Nếu tỷ số này lớn hơn 1, thì lúc này các tài sản ngắn hạn sẵn có lớn hơn những nhu cầu ngắn hạn, vì thế tình hình tài chính của công ty là mạnh ít nhất trong thời gian ngắn.

Khả năng thanh toán hiện hành = TS ngắn hạn/∑ Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nhanh: dùng đo khả năng huy động tài sản lưu động của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này. Tỷ số này thường lớn hơn 0,5 là chấp nhận được.

Khả năng thanh toán nhanh= (TS ngắn hạn- Hàng tồn kho)/∑ Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán tức thời: cho biết khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền..

Khả năng thanh toán tức thời= Vốn bằng tiền/∑Nợ ngắn hạn 1.2.4.3. Hệ thống đo lường khả năng phản ứng linh hoạt trước biến động cầu

Khả năng phản ứng linh hoạt thể hiện mô tả mức độ đáp ứng những yêu cầu mới về số lượng và chủng loại sản phẩm một cách nhanh chóng của công ty. Một công ty hay một chuỗi cung ứng cần có năng lực trong lĩnh vực này để ứng phó với tình trạng bất ổn của thị trường. Một số thang chuẩn được sử dụng trong việc đo độ linh hoạt là: thời gian của chu kỳ hoạt động, khả năng gia tăng độ linh hoạt, tính linh hoạt bên ngoài. (Michael Hugos, 2003)

thành đơn hàng, thiết kế sản phẩm, lắp ráp sản phẩm hay bất cứ hoạt động nào hỗ trợ cho chuỗi cung ứng.

Khả năng gia tăng độ linh hoạt: là khả năng mà một công ty hay chuỗi cung ứng có thể phản ứng nhanh chóng trước khối lượng đơn hàng tăng lên của những sản phẩm mà mình cung cấp.

Tính linh hoạt bên ngoài: là khả năng cung ứng nhanh chóng những sản phẩm bổ trợ nằm ngoài nhóm sản phẩm thường được cung cấp cho khách hàng.

1.2.4.4. Hệ thống đo lường khả năng phát triển sản phẩm

Hệ thống này đo lường khả năng của một công ty hay chuỗi cung ứng trong việc thiết kế, phát triển và tạo ra những sản phẩm mới phục vụ cho thị trường của mình trong bối cảnh các thị trường này biến đổi không ngừng theo thời gian. Những cải tiến về mặt kỹ thuật, xã hội thay đổi và kinh tế phát triển là nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến động của thị trường trong thời gian qua. Nếu không muốn bị đào thải, một chuỗi cung ứng phải tìm mọi cách để bắt kịp tốc độ của thị trường mà mình đang phục vụ. Khả năng bám đuổi song song với nhịp độ biến động của thị trường có thể được đo lường nhờ những hệ thống sau:

- Phần trăm tổng sản phẩm bán ra đã được giới thiệu trong những năm qua. - Phần trăm tổng doanh số sản phẩm đã được giới thiệu trong những năm qua.

- Thời gian của chu kỳ phát triển và phân phối sản phẩm mới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị chuỗi cung ứng trong hệ thống nhà hàng buffet nướng lẩu SeasonBBQ (Trang 27 - 31)